TS. Nguyễn Xuân Thành: "Mua bắt buộc phải bằng giá nào nếu không phải là 0 đồng?"

Để làm rõ hàm ý chính sách trong vấn đề "Ngân hàng nhà nước (NHNN) sẽ dừng mua ngân hàng với giá 0 đồng" đặt ra trong phiên họp Chính phủ ngày 11/4, TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển Trường Đại học Fulbright Việt Nam, đặt lại câu hỏi: "Mua bắt buộc phải bằng giá nào nếu không phải là 0 đồng?"
NGUYỄN THOAN
14, Tháng 04, 2017 | 17:27

Để làm rõ hàm ý chính sách trong vấn đề "Ngân hàng nhà nước (NHNN) sẽ dừng mua ngân hàng với giá 0 đồng" đặt ra trong phiên họp Chính phủ ngày 11/4, TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển Trường Đại học Fulbright Việt Nam, đặt lại câu hỏi: "Mua bắt buộc phải bằng giá nào nếu không phải là 0 đồng?"

nguyen-xuan-thanh-0-large

 TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển Trường Đại học Fulbright Việt Nam

Ngày 11/4, tại phiên họp Chính phủ về dự thảo Luật Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, các ý kiến thống nhất trong thời gian tới sẽ không đặt ra vấn đề NHNN mua lại các ngân hàng với giá 0 đồng mà thay bằng những phương án khác.

Cụ thể, 3 phương án được đưa ra trong dự thảo Luật Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu: phương án phục hồi; phương án xử lý pháp nhân (sáp nhập, hợp nhất, bán toàn bộ vốn điều lệ, giải thể, phá sản); phương án cuối cùng là chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Tìm hiểu về vấn đề trên, nhiều người cảm thấy khó hiểu và đặt lại vấn đề, vậy "mua lại ngân hàng với giá 0 đồng" thì có gì khác với "chuyển giao bắt buộc"? Chia sẻ về vấn đề này, TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển Trường Đại học Fulbright Việt Nam nhận định: "Thông điệp về chấm dứt việc mua ngân hàng không đồng chỉ là vấn đề câu chữ".

Cụ thể, ông Thành phân tích: Điểm lớn nhất trong dự thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng là cụ thể hóa trình tự xử lý các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém đã bị đặt vào tình trạng giám sát đặc biệt theo phương án phục hồi, xử lý pháp nhân, mua bắt buộc.

Nhưng tình huống nan giải đặt ra là làm thế nào với một TCTD có vốn chủ sở hữu đã âm, không thể tự phục hồi, không ai góp thêm vốn, không ai nhận sáp nhập, hợp nhất hay không ai nhận mua. Cùng với đó cũng không thể giải thể vì không hoàn thành được các nghĩa vụ nợ; cũng không thể cho phá sản vì sợ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia.

Vì vậy giải pháp mà Dự thảo luật đưa ra là NHNN thực hiện mua bắt buộc với một điều kiện quan trọng là “giá trị thực của vốn điều lệ nhỏ hơn 0 đồng”. "Vậy, mua bắt buộc phải bằng giá nào nếu không phải là không đồng?", ông Thành đặt lại vấn đề.

Theo đó, ông Thành phân tích: Về mặt kỹ thuật không thể mua với giá âm (-) đồng. Và vốn chủ sở hữu đã âm, các tổ chức/nhà đầu tư trên thị trường đều đã chê, thì làm sao Nhà nước có thể mua với giá dương đồng? Vậy, nói là chấm dứt việc mua ngân hàng với giá 0 đồng nhưng nếu thực hiện mua bắt buộc thì vẫn phải là mua 0 đồng. Còn nếu không áp dụng mua 0 đồng, thì cần điều chỉnh lại là NHNN chỉ đứng ra tiếp quản hay nhận chuyển giao, chứ không mua bắt buộc. "Và ngay khi dùng ngôn từ này thì về thực chất, các cổ đông hiện hữu của TCTD cũng mất quyền cổ đông", ông Thành chia sẻ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ