TS. Nguyễn Anh Tuấn: Doanh nghiệp chân chính không bao giờ sợ báo chí

Nhàđầutư
Nói về quan hệ báo chí và doanh nghiệp, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư - TS. Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, doanh nghiệp chân chính không bao giờ sợ báo chí, chỉ có những doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp làm ăn bất chính mới sợ báo chí.
ĐÌNH VŨ
14, Tháng 07, 2020 | 17:16

Nhàđầutư
Nói về quan hệ báo chí và doanh nghiệp, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư - TS. Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, doanh nghiệp chân chính không bao giờ sợ báo chí, chỉ có những doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp làm ăn bất chính mới sợ báo chí.

Tham dự diễn đàn doanh nghiệp và báo chí 2020 "Cơ hội hợp tác phát triển từ khủng hoảng COVID-19" (do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức), TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn cho biết, rất tâm đắc với câu nói của TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI rằng, "báo chí không được phép làm tổn thất doanh nghiệp chân chính, nhưng cũng không được làm doanh nghiệp bất chính lộng hành".

Theo đó, ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định rằng: "Doanh nghiệp chân chính không bao giờ sợ báo chí, còn những doanh nghiệp sân sau lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi, doanh nghiệp làm ăn phi pháp thì rất sợ báo chí". 

Đặt vấn đề vai trò phản biện của báo chí, TS. Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ, có những câu chuyện sai của báo chí là do đúng quá sớm. Thực tế cho thấy có chuyện trên báo chí cách đây 3 năm là sai nhưng bây giờ mới thấy đúng.

"Không có những người dũng cảm như vậy thì làm sao nhà nước có thể thu lại được hàng trăm tỷ đồng từ khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng. Đó không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vận mệnh chính trị đất nước", ông Tuấn đặt vấn đề.

received_278583483249305

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn phát biểu tại diễn đàn.

Với vai trò của Tổng biên tập của một cơ quan báo chí, TS. Nguyễn Anh Tuấn nhận định, nhận thức đầy đủ về mối quan hệ của báo chí và doanh nghiệp, Tạp chí Nhà đầu tư cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp.

"Một nền kinh tế mạnh phải có doanh nghiệp mạnh, không có doanh nghiệp thì không có tăng trưởng, không có phát triển. Báo chí cam kết đồng hành với doanh nghiệp chân chính, không làm tổn hại doanh nghiệp chân chính. Không những vậy, báo chí còn phải chiến đấu để trả lại sự công bằng cho các doanh nghiệp chân chính. Lúc báo chí đòi lại sự công bằng cho doanh nghiệp chân chính có nghĩa là đã làm mất đi 1 phần lợi ích của doanh nghiệp không chân chính", ông Tuấn nhấn mạnh.

Góp ý thêm cho diễn đàn doanh nghiệp và báo chí năm tới, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, trong các câu chuyện của báo chí phải có ít nhất 3 bên gồm: báo chí, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

"Nếu cơ quan quản lý nhà nước không tiếp tay cho doanh nghiệp sân sau trong thầu, chỉ định thầu thì có rất ít chuyện để báo chí viết. Vì vậy, trong đối thoại cần có sự tham gia của cơ quan quản lý mới đưa ra được giải pháp vì sự phát triển chung", ông Tuấn nói. 

Thông tin xấu - tốt ảnh hưởng tới sinh - tử của doanh nghiệp

Phát biểu tại diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, chúng ta đã kiểm soát tốt COVID-19 trong đường biên giới, nhưng COVID kinh tế thì đang rất nặng nề, thanh khoản của doanh nghiệp đang giảm, công ăn việc làm của công nhân bị ảnh hưởng, đặc biệt 80% doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng của đại dịch.

Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, Chính phủ đã đưa ra các gói hỗ trợ để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch là nỗ lực rất lớn. Cùng với đó, việc Thủ tướng đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 3 đến 4%, lạm phát dưới 4% thể hiện quyết tâm cao trong việc đảm bảo sinh kế cho người dân.

"Dù dịch bệnh đã được đẩy lùi ở Việt Nam nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao, do đó, phục hồi doanh nghiệp và xây dựng gói hỗ trợ lần thứ hai cần được đẩy mạnh. Các nỗ lực cắt giảm thủ tục, thúc đẩy cải cách thể chế là yêu cầu tiên quyết", ông Lộc nói.

Nhấn mạnh niềm tin về việc báo chí tiếp tục là “ngọn hải đăng", ông Lộc cho rằng báo chí cần là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước, thông qua thông tin trên các cơ quan thông tấn, báo chí, giúp Chính phủ và các cơ quan Nhà nước lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, từ việc thực hiện chủ trương, chính sách để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý điều hành...

Ngoài ra, ông Lộc cho rằng, báo chí cần đưa tin đa chiều, không chỉ dựa vào một nguồn tin một chiều, cần thêm những ý kiến các bên, từ các chuyên gia. "Thông tin chính xác hay không là vấn đề sinh tử với doanh nghiệp. Nguồn tin hay sẽ có thể giúp hồi sinh một doanh nghiệp, nhưng một tin dở có thể đẩy doanh nghiệp vào vực thẳm". 

dien-dan-bc-dn-1605

Diễn đàn doanh nghiệp và báo chí năm 2020.

Theo ông Lộc, trong thời gian khủng hoảng và nhạy cảm như hiện nay thì số phận của nhiều doanh nghiệp đang rất mong manh, rất cần sự bao dung chia sẻ của dư luận, sự thấu hiểu, công tâm của các nhà báo chân chính, cần lưu ý bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo vệ doanh nghiệp là bảo vệ đất nước vì doanh nghiệp là tài sản quốc gia.

“Đừng vô tình khi viết về doanh nghiệp dù chỉ là doanh nghiệp nhỏ vì sau đó là công ăn việc làm của người lao động, là sinh kế của các gia đình, là nguồn thu ngân sách và là chủ quyền kinh tế quốc gia”, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với TS. Vũ Tiến Lộc, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, báo chí có vai trò rất quan trọng trong xây dựng chính sách và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, mối quan hệ báo chí và doanh nghiệp là mối quan hệ Win - Win. "Có người nói rằng, báo chí là cơ quan quyền lực thứ 4. Quyền lực đó là do nhân dân, doanh nghiệp giao cho báo chí".

Ông Lợi nhấn mạnh, báo chí có vai trò phục vụ điều hành chính sách của Chính phủ, các Bộ ngành và doanh nghiệp. "Với mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp của thủ tướng thì sau COVID-19, báo chí và doanh nghiệp cần làm sao huy động cao nhất các nguồn lực, tạo động lực mới giúp nền kinh tế bật dậy".

Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tin rằng nếu doanh nghiệp và báo chí đồng hành được với nhau thì sẽ tìm ra cách thức khơi dậy nền kinh tế. "Báo chí cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách quảng bá ra cộng đồng phong trào người Việt dùng hàng Việt, người Việt cứu người Việt. Và trách nhiệm của doanh nghiệp là làm ra sản phẩm tốt để người Việt sẵn sàng dùng hàng Việt", ông Lợi nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ