TS. Lê Xuân Nghĩa: 'Doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh với lãi suất cao nhất thế giới'

Nhàđầutư
Ông Lê Xuân Nghĩa cho biết doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh với lãi suất cao nhất thế giới khi lạm phát trong nước chỉ hơn 3% nhưng lãi suất hơn 10%, còn lạm phát các nước phương Tây 10%, lãi suất lại chỉ 2,5%. Điều này cho thấy công cụ điều hành vĩ mô đang có vấn đề.
ĐÌNH VŨ
16, Tháng 11, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Ông Lê Xuân Nghĩa cho biết doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh với lãi suất cao nhất thế giới khi lạm phát trong nước chỉ hơn 3% nhưng lãi suất hơn 10%, còn lạm phát các nước phương Tây 10%, lãi suất lại chỉ 2,5%. Điều này cho thấy công cụ điều hành vĩ mô đang có vấn đề.

VN-Direct

Doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh với lãi suất cao nhất thế giới. Ảnh: Internet.

Tại Hội thảo Các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp Việt Nam ngày 15/11 tại TP.HCM, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia nhấn mạnh, thị trường tài sản buộc phải giải cứu và một đề án đang được Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia khẩn trương thiết kế mà trực tiếp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, mục tiêu là để thị trường đỡ căng thẳng sau đó xử lý dần.

Nói về tình trạng hiện nay của nhiều doanh nghiệp, ông Nghĩa dùng từ "khô máu” do tiền không có trong lưu thông.

Cụ thể, ông Nghĩa phân tích: Ước tính Ngân hàng Nhà nước đã bán ra 26,5 tỷ USD, đồng nghĩa hút về 600.000 tỷ đồng từ đầu năm đến nay. Ngoài ra, 900.000 tỷ đồng tiền đầu tư công, phát hành qua trái phiếu chính phủ, các ngân hàng thương mại mua, cũng là hút tiền về. Trong khi khối lượng tiền bơm ra từ đầu năm không nhiều.

Đề xuất giải pháp giải quyết tình trạng nêu trên, TS. Lê Xuân Nghĩa nêu:

Một là sử dụng 300.000 tỷ đồng ngân sách gửi tại 4 ngân hàng quốc doanh để cho vay ra nền kinh tế ngắn hạn 1 năm. Sau này khi ngân sách cần, big 4 không khó để huy động trả lại.

Hai là sử dụng 500.000 tỷ đồng thành lập Quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp, tương tự Hàn Quốc và Trung Quốc. Quỹ này được sử dụng để hỗ trợ tất cả doanh nghiệp còn có khả năng đứng vững, đồng thời có tài sản bảo lãnh, đang phát hành hoặc đã phát hành, sắp tới sẽ phát hành. Các trái phiếu đáo hạn không có khả năng xử lý, Quỹ này sẽ mua lại. Mục đích của Quỹ là mua lại, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh.

Tiếp theo là kéo dài Điều 8 của Nghị định 65, để các nhà đầu tư có khả năng vẫn có thể tiếp tục đầu tư bình thường.

Cuối cùng là tuyệt đối không hình sự. "Để cho tài sản nằm ở dân sự mới có thể bán, xử lý, khất nợ, không hình sự nên có thể cho phép doanh nghiệp tái cấu trúc lại nợ như ngân hàng thương mại. Họ cần lập đề án, gửi các bên liên quan, đưa ra kế hoạch tái cấu trúc lại, từ đó có thể giải quyết dần dần", ông Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, tăng cung tiền, bơm tiền trên M2 thì lãi suất sẽ giảm xuống; tỷ giá hối đoái có thể tăng (VND có thể mất giá 10% cho đến hết quý I/2023), nhưng theo ông Nghĩa đây là giải pháp cần thiết để giảm lãi suất trên thị trường và nếu không làm được doanh nghiệp Việt Nam sẽ "chết hết".

"Lạm phát ở Việt Nam hơn 3%, lãi suất hơn 10%, trong khi lạm phát của các nước phương Tây 10%, lãi suất có 2,5%. Doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh với lãi suất cao nhất thế giới ở quốc gia lạm phát thấp nhất thế giới. Điều này cho thấy công cụ điều hành vĩ mô đang có vấn đề. Bởi thế, cần cấp thiết khắc phục tình trạng này", ông Nghĩa khuyến nghị.

Bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Chứng khoán VNDirect cho rằng, niềm tin bị khủng hoảng dẫn đến sự tháo chạy của nhà đầu tư, chưa kể hầu hết các kênh đầu tư hiện nay dường như đều có vấn đề. Và để đối diện vấn đề, phải đặt tên được và tìm cách khắc phục.

Theo lãnh đạo VNDirect, Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng cho dài hạn, bao gồm nền tảng cho tăng trưởng dài hạn ở mức cao, cơ cấu dân số trẻ, tầng lớp trung lưu tăng và là trung tâm sản xuất của khu vực trong bối cảnh Trung Quốc theo đuổi chính sách "Zero-COVID", cũng như rủi ro địa chính trị hiện nay.

Tuy nhiên, dù nền kinh tế có nhiều điểm sáng, bà Phạm Minh Hương đánh giá Việt Nam đồng thời đang đối mặt với các thách thức đến từ môi trường kinh tế lãi suất cao, khó có đà giảm trong thời gian gần. Trong đó, động thái tăng lãi suất của FED gây áp lực lên tỷ giá (tỷ giá USD/VND đã giảm 8,7% so với hồi đầu năm, tính đến ngày 11/11). Chưa kể, xung đột địa chính trị giữa Nga – Ukraine dẫn thiếu hụt năng lượng và giá cao, Trung Quốc kéo dài thời gian phong tỏa gây gián đoạn chuỗi cung ứng… Hệ quả, đơn hàng sản xuất giảm, khó kiểm soát được lạm phát khi giá năng lượng và hàng hóa tiếp tục leo thang trước áp lực của tỷ giá, nguy cơ giảm việc làm tại các hầu hết các lĩnh vực kinh tế lớn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ