Truy nã nguyên Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Phương Nam Nguyễn Thị Xuân Trang

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Xuân Trang, nguyên Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Phương Nam, nhưng do bà không có mặt tại địa phương, nên đơn vị này đã ra quyết định truy nã.
KỲ PHONG
15, Tháng 12, 2019 | 06:51

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Xuân Trang, nguyên Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Phương Nam, nhưng do bà không có mặt tại địa phương, nên đơn vị này đã ra quyết định truy nã.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Bộ Công an vừa ra quyết định số 19/C03-P12 truy nã đối với bà Nguyễn Thị Xuân Trang, nguyên Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Phương Nam.

Do sau khi Cơ quan CSĐT ban hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bà Trang, bà không có mặt tại địa phương.

duan-25

Ngày 1/10/2015, Ngân hàng Phương Nam đã bị xóa tên và được sáp nhập vào Ngân hàng Sacombank.

Liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam, Cơ quan CSĐT xác định, bà Nguyễn Thị Xuân Trang đã có hành vi ký 3 biên bản họp Hội đồng tín dụng Sở giao dịch Ngân hàng Phương Nam, đồng ý cho CTCP Bình Phát (của ông Dương Thanh Cường, nguyên Tổng Giám đốc) vay vốn.

Cơ quan CSĐT cho biết, việc bà Trang đồng ý cho CTCP Bình Phát vay vốn với hồ sơ không đủ điều kiện cấp tín dụng, tài sản là 23 sổ đổ (giấy chứng nhân quyền sử dụng đất) tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh là đất nông nghiệp, nằm trong quy hoạch, không thể sang tên, không có giá trị thế chấp đảm bảo cho khoản vay…

Theo Cơ quan CSĐT, hành vi của bà Trang đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” quy định tại Điều 206 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Cũng theo Cơ quan CSĐT, ngày 9/9 vừa qua, đơn vị đã có quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bà Nguyễn Thị Xuân Trang, khi bắt được Cơ quan CSĐT sẽ phục hồi điều tra, truy tố theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, liên quan đến vụ án này, đến nay Cơ quan CSĐT, Bộ Công an cũng đã có kết luận điều tra. Theo đó, Cơ quan CSĐT đã đề nghị Viện kiểm sát truy cứu Dương Thanh Cường, nguyên Tổng Giám đốc CTCP Bình Phát với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, ông Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam, và 7 thuộc cấp tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Theo kết luận điều tra, tài sản đảm bảo là 23 sổ đỏ tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM của Dương Thanh Cường không đủ điều kiện thế chấp, hồ sơ cho vay của CTCP Xây dựng thương mại Bình Phát không đủ điều kiện vay vốn, trái quy định của pháp luật gây thiệt hại cho Ngân hàng Phương Nam 331,5 tỷ đồng.

vz

"Siêu lừa" Dương Thanh Cường

Bên cạnh đó, Dương Thanh Cường đã lập ra Công ty Thanh Phát để làm hồ sơ vay 700 tỷ đồng của Agribank chi nhánh 6. Tài sản thế chấp là toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay 23 sổ đỏ, đến ngày 4/12/2007, Agribank chi nhánh 6 đã giải ngân cho Công ty Thanh Phát 628 tỷ đồng.

Đầu tháng 4/2008, ông Cường ký văn bản gửi Agribank chi nhánh 6 xin mượn 23 sổ đỏ với lý do để trình cấp có thẩm quyền duyệt dự án, rồi đem toàn bộ số giấy tờ này sang Ngân hàng Phương Nam làm thủ tục vay tiền dưới hợp đồng tín dụng mang tên CTCP Bình Phát. Ông Trầm Bê và thuộc cấp đã duyệt giải ngân hàng trăm tỷ trái quy định cho Dương Thanh Cường.

Từ tháng 4/2008 đến tháng 6/2009, CTCP Bình Phát đã ký 3 hợp đồng tín dụng để vay Ngân hàng Phương Nam tổng cộng hơn 267 tỷ đồng và 18.000 lượng vàng SJC. Tính đến thời điểm 5/1/2010, tổng dư nợ gốc, lãi tạm tính của Công ty Bình Phát tại Ngân hàng Phương Nam là 80 tỷ đồng và hơn 9.000 lượng vàng SJC.

Sau nhiều lần cho vay, giải ngân, Dương Thanh Cường chiếm hưởng 185 tỷ đồng tiền gốc và 146 tỷ đồng tiền lãi. Đây cũng là số tiền mà Ngân hàng Phương Nam bị thiệt hại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ