Trung Quốc tìm cách 'tự lực, tự cường' để bảo vệ lợi ích kinh tế cốt lõi
Chứng kiến những gì Nga đang bị phương Tây cô lập về kinh tế, đầu tư và tài chính, Trung Quốc đang tìm mọi cách để đẩy nhanh quá trình 'tự lực cánh sinh' nhằm các lợi ích kinh tế cốt lõi của mình trước những 'nguy cơ mới', theo tờ WSJ.
Nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Nga giúp nước này khó bị chia cắt hơn với kinh tế thế giới nhưng điều này không có nghĩa Trung Quốc sẽ bị 'miễn nhiễm' nếu phương Tây ra tay, tờ WSJ viết.

Điều mà ông Tập Cận Bình muốn là đảm bảo sự phát triển kinh tế trong nước ổn định trước mọi nguy cơ từ bên ngoài. Ảnh Getty Images
Xây thành lũy kinh tế
Mở đầu bài báo, tờ WSJ cho rằng ông Tập Cận Bình đang nỗ lực xây dựng các thành lũy giúp quốc gia này tự chủ hơn trên mặt trận kinh tế, giống việc các tiền nhân của ông Tập xây dựng Vạn Lý Trường Thành giúp đất nước Trung Hoa ngăn chặn các mối đe dọa từ nước ngoài. Đặc biệt trong bối cảnh Nga đang vận lộn để tự cứu nền kinh tế trước sự cô lập của phương Tây, sau khi mở chiến dịch quân sự tấn công Ukraine.
Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD đầu tư vào công nghệ sản xuất chất bán dẫn, tăng cường tích trữ lương thực và dầu mỏ, xây dựng các mối quan hệ quốc tế cho hệ thống tài chính do nước này lập ra.
Theo James T. Areddy, bình luận viên kỳ cựu về các vấn đề Trung Quốc của WSJ, tất cả những điều này đến từ nỗi ám ảnh có thể bị cô lập khỏi nền kinh tế phương Tây, như những gì mà Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đang làm với Nga.
Bắc Kinh có thể đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt trong trường hợp gia tăng đối đầu với Washington, có thể là về vấn đề Đài Loan, hoặc nếu Trung Quốc thể hiện sự hỗ trợ lớn hơn với Nga trong các chiến dịch ở Ukraine.
Eswar Prasad, Giáo sư giảng dạy về chính sách thương mại tại Đại học Cornell, Mỹ, cho rằng: "Trung Quốc nhận ra rằng phương Tây đã có những bước đi táo bạo và thống nhất khi đối đầu với Nga".

Nền kinh tế của Nga chao đảo dưới các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và phương Tây. Ảnh Omfit
Nền kinh tế của Trung Quốc lớn hơn Nga rất nhiều, nên sẽ khó bị cô lập hơn. Tuy nhiên, giáo sư Prasad cho rằng từ những gì đang xảy ra ở châu Âu, Trung Quốc có lẽ đã nhận ra một điều rằng họ vẫn có thể bị tổn thương trước các lệnh trừng phạt tài chính, kinh tế và công nghệ của phương Tây.
Trong suốt nhiệm kỳ của ông Tập, chính quyền của 3 đời tổng thống Mỹ đã liên tiếp đưa ra các biện pháp trừng phạt với Bắc Kinh, trong đó có những lệnh cấm nhằm vào tập đoàn Huawei và các các công ty bị cáo buộc có quan hệ với quân đội Trung Quốc. Những điều như vậy càng khiến Trung Quốc tìm cách đẩy nhanh quá trình 'tự lực, tự cường'.
Một ngày sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài xã luận cho rằng "độc lập và tự cường đảm bảo cho sự nghiệp của Đảng và Nhân dân (Trung Quốc) giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác".
Tờ Nhật báo toàn cầu (Global Times), một tờ báo thuộc hệ thống Nhân dân nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hồi tháng 3 cũng đã đăng bài viết cho rằng lợi thế của Trung Quốc là có nền sản xuất quy mô lớn.
Trung Quốc hiện cung cấp 1/3 lượng hàng dệt may của thế giới, hơn 27% thiết bị điện tử và gần 20% máy móc, theo dữ liệu từ Trung tâm Phát triển Quốc tế của Harvard. Trung Quốc cũng gần như là nhà xuất khẩu đất hiếm duy nhất để sản xuất các mặt hàng từ kính nhìn đêm cho đến pin xe điện.
Nỗ lực cô lập Trung Quốc như với Nga sẽ không dễ dàng đối với nền kinh tế Mỹ. Phòng Thương mại Mỹ và Rhodium Group năm ngoái công bố báo cáo ước tính nếu Mỹ từ bỏ một nửa đầu tư vào Trung Quốc, các công ty Mỹ có thể mất 25 tỷ USD lợi nhuận hàng năm, trong đó hàng không, hóa chất và y tế bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Tuy nhiên, GDP của Mỹ cũng có thể mất tới 500 tỷ USD.
Vương Văn (Wang Wen), Giám đốc Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, lập luận rằng phương Tây sẽ khó thực hiện nỗ lực đa phương để tăng sức ép với một nền kinh tế có quy mô gấp 10 lần Nga. Theo ông Văn, Trung Quốc sẽ vượt qua thách thức nếu bị phương Tây cô lập, giống như cách họ từng làm trong cuộc chiến thương mại với chính quyền cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Ông Tập Cận Bình luôn cố gắng để Trung Quốc có thể 'tự lực cánh sinh' về mặt kinh tế. Ảnh Reuters
Trung Quốc từ lâu đã nỗ lực củng cố khả năng tự cường. Ông Tập Cận Bình thường sử dụng thuật ngữ 'tự lực cánh sinh' có từ thời Mao Trạch Đông để mô tả chiến lược phòng vệ cốt lõi của Trung Quốc.
"Phiên bản tự lực tự cường của ông Tập Cận Bình chắc chắn tập trung nhiều vào sản xuất và công nghệ trong nước hơn những gì chúng ta thấy từ các lãnh đạo trước đây", Neil Thomas, nhà phân tích khu vực của công ty tư vấn chính trị Eurasia Group ở Mỹ, nói.
Khi căng thẳng Ukraine đẩy giá ngũ cốc tăng cao, ông Tập đã thúc đẩy lời kêu gọi tự lực trong sản xuất lương thực. "Ai sẽ nuôi sống Trung Quốc? Trung Quốc cần phải tự lực cánh sinh và tự giúp mình", ông nói với các đại biểu quốc hội ở Bắc Kinh hồi tháng 3.
Là quốc gia có trao đổi thương mại lớn nhất thế giới, để tăng khả năng tự lực tự cường, Trung Quốc phải tìm kiếm những lựa chọn thay thế cho nguồn hàng nhập khẩu, hoặc tạo ra chuỗi cung ứng đáng tin cậy.
Đơn hàng nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc là dầu thô, với 70% nhu cầu được nhập từ nước ngoài. Nguồn cung dầu chủ yếu cho Trung Quốc là những quốc gia ở Trung Đông và châu Phi, vốn đã hưởng lợi từ hỗ trợ tài chính, chính trị của cả Trung Quốc và Nga.
Để bảo vệ nguồn cung dầu, Trung Quốc nhiều năm qua đã đổ tiền đầu tư giúp các nước nghèo nhưng giàu tài nguyên xây dựng cảng biển, đường sắt theo sáng kiến Vành đai và Con đường.
Tuy nhiên, theo Derek Scissors, thành viên Viện Doanh nghiệp Mỹ, những dự án hạ tầng như vậy chỉ cung cấp cho Bắc Kinh mức độ đảm bảo hạn chế nếu Mỹ áp các biện pháp trừng phạt nặng nề.
Trong trường hợp Mỹ quyết định trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc như những gì đã làm với loạt ngân hàng Nga, các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ phải đối mặt với lựa chọn ngừng làm ăn với Bắc Kinh, hay bị cắt khỏi nguồn USD mà họ rất cần để giao dịch. "Trong kịch bản nghiêm trọng như vậy, hầu hết các dự án thuộc Vành đai và Con đường sẽ bị bung bét", Scissors nói.

Trung Quốc hiện cũng đang chịu một số lệnh trừng phạt thương mại từ Hoa Kỳ. Ảnh China Daily
Theo các chuyên gia, đồng USD là vũ khí khiến các lệnh trừng phạt của Mỹ trở nên hiệu quả.
Trên lý thuyết, Trung Quốc là đất nước rất giàu có, khi tích lũy 3,2 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối. Nhưng nếu căng thẳng leo thang với Mỹ, nhiều người đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có thể tiếp cận bao nhiêu trong số đó, sau khi chứng kiến Mỹ và đồng minh đóng băng khoảng một nửa trong hơn 600 tỷ USD dự trữ của Nga.
Để tránh kịch bản bị loại khỏi SWIFT, hệ thống giao dịch tài chính quốc tế dựa trên đồng USD, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã nỗ lực xây dựng hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới của riêng mình. Trung Quốc cũng đang làm việc với ngân hàng trung ương các nước để phiên bản kỹ thuật số của đồng nhân dân tệ được chấp nhận rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng hệ thống tài chính song song của Trung Quốc chưa được sử dụng đủ phổ biến để được coi là một giải pháp khả thi trong trường hợp cần thoát lệnh trừng phạt của Mỹ.
Cảnh giác với đầu tư nước ngoài
Trung Quốc cũng đang tìm cách tăng kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trên lãnh thổ, nhằm tránh kịch bản một làn sóng rút đầu tư ồ ạt dưới sức ép của Mỹ.
Sau khi Nga phát động chiến dịch ở Ukraine, hàng trăm doanh nghiệp đa quốc gia từ chuỗi đồ ăn nhanh, sản xuất ôtô, các công ty dầu mỏ cho tới ngân hàng đều thông báo sẽ rút một phần hoặc hoàn toàn khỏi Nga. Nhưng mối liên kết với thị trường Trung Quốc của nhiều doanh nghiệp đa quốc gia sâu sắc hơn nhiều.
Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2019 từng kêu gọi các công ty Mỹ rút hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc và chuyển nhà máy về Mỹ. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Viện Paulson cho thấy sức ép từ chính quyền Trump không tạo nhiều nhiều thay đổi lớn trên thực tế.

Công nhân tại một nhà máy ở Trung Quốc. Ảnh AFP/Getty Images
Dù tỷ trọng nhập khẩu thiết bị từ Trung Quốc của Mỹ đã giảm từ 42% năm 2018 xuống 32% năm 2021, nghiên cứu cho thấy đây chủ yếu là do Trung Quốc từ bỏ các hoạt động lắp ráp có giá trị gia tăng thấp.
Trung Quốc cũng đã tăng cường phòng thủ pháp lý trước áp lực kinh tế từ bên ngoài. Một trong số đó là luật chống trừng phạt nước ngoài, nhằm cung cấp cơ sở pháp lý để trả đũa các cá nhân hoặc công ty làm tổn hại lợi ích quốc gia Trung Quốc.
Tuy nhiên, công nghệ cao như chất bán dẫn có thể là điểm yếu lớn nhất của "pháo đài kinh tế" Trung Quốc, khi nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào Mỹ. Do 1/4 hàng công nghệ xuất khẩu của Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, tác động đối với nền kinh tế Trung Quốc sẽ tệ gấp 3 lần so với những ảnh hưởng mà Mỹ và EU phải gánh chịu khi cắt đứt với thị trường nước này, theo Innes McFee, nhà nghiên cứu của Oxford Economics ở Anh.
Trung Quốc hoàn toàn đủ khả năng tự sản xuất pin mặt trời hay pin xe điện, nhưng nước này vẫn phụ thuộc vào nước ngoài trong các công nghệ tiên tiến như sản xuất động cơ phản lực cho máy bay hoặc các phần mềm vận hành thiết bị sản xuất chất bán dẫn, theo Đán Vương (Dan Wang), nhà phân tích công nghệ tại Gavekal Dragonomics.
Tuy nhiên, ông Vương cũng cho rằng: "Trung Quốc không phải là pháo đài bất khả xâm phạm".
- Cùng chuyên mục
Vietbank triển khai gói vay 2.000 tỷ đồng, vay vốn 0% lãi suất
Nhằm hỗ trợ quý khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi Vietbank dành 2.000 tỷ đồng triển khai chương trình siêu ưu đãi “Vay vốn 0% lãi suất, vạn sự khơi thông” dành cho khách hàng cá nhân.
Doanh nghiệp - 16/06/2025 11:44
Trải nghiệm hành trình Timeluxe tại lễ giới thiệu The Matrix One Premium
Sáng tạo, đẳng cấp và đầy cảm xúc - đó là những ấn tượng sâu đậm mà sự kiện giới thiệu dự án The Matrix One Premium mang lại cho hàng trăm khách mời, nhà đầu tư, đối tác và giới tinh hoa...
Doanh nghiệp - 16/06/2025 11:43
Sở hữu xe Peugeot giá từ 808 triệu đồng cùng quà tặng hấp dẫn
Tháng 6/2025, khách hàng sở hữu xe Peugeot sẽ được hưởng ưu đãi lên đến 121 triệu đồng cùng gói quà tặng bảo dưỡng miễn phí cho các mẫu xe New Peugeot 2008, Peugeot 2008 Allure, Peugeot 3008, 5008 và 408.
Doanh nghiệp - 16/06/2025 10:02
Nhà vàng tích cực mua vào, chênh lệch mua bán thu hẹp
Giá vàng tăng nhẹ trong phiên sáng nay, trong đó, giá vàng miếng SJC mua vào tăng nhanh hơn, khiến chênh lệch mua - bán thu hẹp còn 2 triệu đồng/lượng.
Thị trường - 16/06/2025 09:46
Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ trong đàm phán thuế quan
Theo kế hoạch đã thống nhất, vòng đàm phán lần thứ 3 Hiệp định song phương về Thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 9-12 tháng 6 năm 2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ.
Thị trường - 16/06/2025 07:52
Chính quyền Trump đưa ra 3 kịch bản về 'Ngày Giải phóng 2.0'
Một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump đang đến gần, khi thời gian tạm dừng 90 ngày đối với thuế quan "Ngày Giải phóng" sẽ hết hạn vào ngày 9/7.
Thị trường - 16/06/2025 07:49
Giá vàng được dự báo tăng mạnh trong tuần tới
Đa số các chuyên gia đều đồng thuận rằng, giá vàng sẽ tăng trong tuần tới. Vàng được dự báo sẽ đạt mức 3.500 USD/ounce trong tuần này nếu tình hình địa chính trị và kinh tế tiếp tục bất ổn.
Thị trường - 15/06/2025 13:02
Xung đột Israel-Iran tác động thế nào tới giá xăng dầu thế giới?
Cuộc tấn công chưa từng có của Israel vào Iran làm dấy lên nỗi lo về giá xăng tăng mạnh, ngay trước thềm của một mùa hè nóng nực.
Thị trường - 15/06/2025 08:38
Nhập khẩu đường biển của Hoa Kỳ giảm mạnh trong tháng 5 vì thuế quan Trump
Nhập khẩu tại một số cảng biển bận rộn nhất của Hoa Kỳ đã giảm mạnh vào tháng 5, sau khi Tổng thống Donald Trump áp thuế 145% đối với nhiều mặt hàng từ Trung Quốc, theo dữ liệu từ Descartes Datamyne.
Thị trường - 14/06/2025 06:45
Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới THACO Mobihome 120
THACO AUTO vừa giới thiệu mẫu xe giường nằm cao cấp thế hệ mới - THACO Mobihome 120, với thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, khả năng vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và du lịch đường dài
Doanh nghiệp - 13/06/2025 14:05
Foxconn xuất khẩu 97% lượng iPhone từ Ấn Độ sang Hoa Kỳ nhằm tránh thuế quan
Dữ liệu hải quan cho thấy gần như tất cả iPhone do Foxconn xuất khẩu từ Ấn Độ đều được chuyển đến Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, theo Reuters.
Thị trường - 13/06/2025 12:56
EVNGENCO3: Đẩy mạnh đầu tư các dự án nguồn điện giai đoạn 2025 – 2030
Ngày 10/6/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (EVNGENCO3), mã chứng khoán PGV, đã tổ chức thành công kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.
Doanh nghiệp - 13/06/2025 11:29
Giá dầu thế giới tăng vọt hơn 9% sau khi Israel tấn công Iran
Giá dầu tăng vọt hơn 9% vào thứ Sáu, đạt mức cao nhất trong gần 5 tháng sau khi Israel tấn công Iran, làm leo thang căng thẳng ở Trung Đông và làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu bị gián đoạn, theo Reuters.
Thị trường - 13/06/2025 11:20
Các nhà giao dịch Phố Wall đổ xô vào kim loại quí
Các nhà giao dịch Phố Wall săn lùng lợi nhuận nhận thấy các khoản đầu tư sinh lời nhất thời gian qua là ở thị trường kim loại quý, theo CNN.
Thị trường - 13/06/2025 08:42
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – Viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Doanh nghiệp - 13/06/2025 08:00
MedArmor khai trương trung tâm y tế ứng dụng công nghệ AI tại TP.HCM
MedArmor chính thức giới thiệu trung tâm chăm sóc sức khỏe và tầm soát ung thư ứng dụng công nghệ AI tại địa chỉ 33C Lê Thánh Tôn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thị trường - 12/06/2025 14:46
- Đọc nhiều
-
1
Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại
-
2
Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
-
3
Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng
-
4
Phá đường dây chiếm đoạt hơn 21.000 tài khoản thẻ tín dụng ngân hàng
-
5
Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 4 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 4 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago