Liệu Trung Quốc có cứu được ngành xuất khẩu năng lượng của Nga?

HOÀNG AN
08:10 15/04/2022

Với việc Nga tấn công Ukraine và làn sóng trừng phạt của phương Tây sau đó, nguy cơ các hoạt động thương mại năng lượng của Nga bị gián đoạn nghiêm trọng đã hiện hữu, thậm chí còn là vĩnh viễn cắt đứt với thị trường lớn nhất là châu Âu.

Vào năm 2019, năm 'bình thường' cuối cùng trước COVID, hầu hết 260 tỷ USD xuất khẩu năng lượng của Nga là đến các nước láng giềng phía Tây.

Bây giờ Nga có thể chuyển hướng xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc không? Câu trả lời là: không nhiều.

DuongongdauNga

Công nhân xây dựng đường ống dẫn dầu của Nga. Ảnh ANDREY RUDAKOV—BLOOMBERG VIA GETTY IMAGES

Trên thực tế, chiến lược năng lượng của Nga đã 'xoay trục sang châu Á' trong hơn một thập kỷ qua, với việc đầu tư vào các đường ống dẫn dầu và khí đốt mới, mở rộng năng lực đường sắt và đẩy mạnh vận chuyển LNG để cung cấp cho thị trường Trung Quốc. Vì vậy, câu hỏi chính xác hơn là: nỗ lực đó có thể được tăng tốc nhanh đến mức nào?

Đánh giá từng loại nhiên liệu xuất khẩu của Nga cho thấy rằng Trung Quốc sẽ không sớm là cứu tinh của Nga: xuất khẩu năng lượng của Nga sang phía đông phải đối mặt với những hạn chế lớn về tài nguyên, tắc nghẽn hậu cần và các vấn đề chính trị.

Hãy bắt đầu với dầu. Con đường xuất khẩu chính của Nga sang Trung Quốc là đường ống Đông Siberi (ESPO), vận chuyển khoảng 700.000 thùng dầu mỗi ngày vào năm 2021. Thêm vào đó, 900.000 thùng dầu mỗi ngày được vận chuyển bằng tàu chở dầu.

Có rất ít cơ hội để mở rộng ngay lập tức, do những hạn chế về cả năng lực đường ống và các bến hàng hải. Trên thực tế, việc gửi dầu bằng tàu chở dầu có thể gặp nhiều khó khăn do các thương nhân và chủ hàng né tránh dầu của Nga. Với bất cứ lý do gì, xuất khẩu dầu của Nga sang Trung Quốc có thể giảm trong năm tới.

Xuất khẩu khí đốt của Nga sang Trung Quốc có nhiều dư địa để tăng trưởng. Công suất chưa được sử dụng trong đường ống Power of Siberia 1 hiện tại có thể giúp Gazprom tăng vận chuyển khí đốt đến vùng đông bắc Trung Quốc trong vài năm tới.

Nhưng vấn đề là ở chỗ gốc rễ: tài nguyên khí đốt của Đông Siberia rất khiêm tốn so với Tây Siberia. Hơn nữa, Gazprom sẽ không thể phát triển đầy đủ cùng lúc khu vực lớn ở Đông Siberi, Chayanda và Kovykta, ít nhất là vào giữa thập kỷ này.

Một nguồn bổ sung nhỏ có thể đến từ Đảo Sakhalin. Tại hội nghị thượng đỉnh “hữu nghị không giới hạn” diễn ra hôm 4 tháng 2. Hai nhà lãnh đạo Putin và Tập Cận Bình đã thông báo về việc mở rộng đường ống dẫn dầu Sakhalin-Vladivostok hiện có, nhưng cả hai bên vẫn cần nhất trí về nơi đường ống sẽ đi qua ở Trung Quốc.

Một lựa chọn sẽ là một điểm nằm giữa Komsomolsk và Vladivostok, nơi chỉ cần một thời gian ngắn để xây dựng đường ống vào vào Trung Quốc. Phương án khác, để nối với điểm giao nhau hiện có của PoS-1 tại Blagoveshchensk, cần phải xây dựng gần 600 km đường ống mới và có lẽ điều này sẽ không khả dụng cho đến giữa những năm 2020. Tất nhiên, tất cả giả định rằng sản xuất có thể nhanh chóng được mở rộng tại Sakhalin. Nhưng phương án này cũng đòi hỏi thêm các khoản đầu tư mới.

Cộng dồn mọi thứ, Gazprom có ​​thể cung cấp thêm 28 tỷ mét khối khí đốt cho Trung Quốc vào năm 2025, tức là chỉ bằng một phần nhỏ trong số 155 tỷ mét khối mà Nga cung cấp cho châu Âu vào năm 2021.

Đường ống Power of Siberia 2 được đề xuất có thể thúc đẩy xuất khẩu khí đốt của Nga sang Trung Quốc, nhưng chỉ trong dài hạn. Gazprom đã xúc tiến dự án này trong gần một thập kỷ, nhưng vẫn chưa có thỏa thuận về việc khí đốt sẽ đến từ đâu và làm thế nào để đến Trung Quốc.

Bắc Kinh tỏ ra không hào hứng với đề xuất của Nga về việc vận chuyển khí đốt từ Tây Siberia qua Mông Cổ. Trung Quốc đã nhập khẩu khí đốt từ Trung Á qua đường ống Tây-Đông chạy từ biên giới phía Tây của Trung Quốc đến bờ biển miền Trung — nơi hiện giờ đã chạy hết tốc lực.

Nguồn cung từ Tây Siberia sẽ cho phép Gazprom liên thông thị trường Tây Âu và Trung Quốc với nhau. Tuy nhiên, việc tấn công của Nga vào Ukraine có thể thay đổi dự định đó.

Những hạn chế về giao thông vận tải cũng hạn chế hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga, vốn luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu khác của Nga và là cốt lõi của chiến lược 'Xoay vòng sang châu Á' của nước này.

linda Veselfinder

Tàu chở dầu Linda của Nga. Ảnh Vesselfinder

Nga muốn vận chuyển LNG đến châu Á qua Tuyến đường biển phía Bắc, trên đỉnh Tây Siberia của Nga đến Trung Quốc qua Bắc Băng Dương. Điện Kremlin đã ủng hộ hết mình cho một công ty tư nhân mới có tên Novatek làm tiên phong trong việc phát triển LNG từ Bán đảo Yamal.

Về dài hạn, tương lai có vẻ tươi sáng cho Novatek, do Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào LNG nhập khẩu. Tuy nhiên, một lần nữa, hạn chế ngắn hạn là giao thông vận tải.

Tuyến đường biển phía Bắc vẫn yêu cầu các tàu chở dầu có khả năng phá băng mà Novatek phải mua từ Hàn Quốc, và những tàu này có khả năng không khả dụng do các lệnh trừng phạt. Thay vào đó, Novatek sẽ phải dựa vào thế hệ tàu phá băng hạt nhân mới từ các nhà máy đóng tàu của Nga. Nhưng chúng chủ yếu được cấu hình để vận chuyển quân sự và giao hàng chậm.

Sự lựa chọn nhiên liệu cuối cùng là than đá, mà Nga đã hướng tới xuất khẩu - chủ yếu là sang châu Âu - kể từ khi Liên Xô kết thúc.

Hy vọng của ngành này là chuyển thị trường xuất khẩu chính của mình sang khu vực Thái Bình Dương và trước hết là Trung Quốc. Một lệnh cấm mới của châu Âu đối với than của Nga chỉ khiến Moscow đẩy nhanh tiến trình xoay trục này.

Nhưng hạn chế chính, một lần nữa, lại vẫn là giao thông vận tải. Than chiếm một nửa tổng lưu lượng vận chuyển hàng hóa trên hệ thống đường sắt của Nga, nhưng giao thông hướng về phía tây chứ không phải hướng đông.

Nga đã cố gắng mở rộng hai tuyến đường sắt chính của mình đến Thái Bình Dương (BAM và Xuyên Siberi), nhưng việc thiếu các nguồn vốn tài chính khiến mọi việc đang diễn ra rất chậm chạp. Than xuất khẩu dành cho phía Đông đang chất đống ở Kuzbass, khu vực sản xuất than chính của Nga.

Do đó, cơ hội ngắn hạn cho sự chuyển dịch nhanh chóng của xuất khẩu năng lượng sang phía Đông là rất hạn chế. Đối với mỗi loại nhiên liệu, các vấn đề hậu cần và hạn chế vận tải đều cản trở việc mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc. Sẽ cần mất một thập kỷ, nếu không muốn nói là hơn, để khắc phục những trở ngại này.

Cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga được xây dựng để cung cấp cho các thị trường ở châu Âu và cần nửa thế kỷ để xây dựng. Khi châu Âu quay lưng lại với nhiên liệu hóa thạch của Nga, cả vì lý do khí hậu và an ninh, hệ thống rộng lớn này giờ đây sẽ phải hướng về phía Đông. Nhưng mục tiêu đó chỉ có thể đạt được với chi phí lớn về vốn và thời gian. Nó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều.

(Theo Fortune)

  • Cùng chuyên mục
Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới THACO Mobihome 120

Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới THACO Mobihome 120

THACO AUTO vừa giới thiệu mẫu xe giường nằm cao cấp thế hệ mới - THACO Mobihome 120, với thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, khả năng vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và du lịch đường dài

Doanh nghiệp - 13/06/2025 14:05

Foxconn xuất khẩu 97% lượng iPhone từ Ấn Độ sang Hoa Kỳ nhằm tránh thuế quan

Foxconn xuất khẩu 97% lượng iPhone từ Ấn Độ sang Hoa Kỳ nhằm tránh thuế quan

Dữ liệu hải quan cho thấy gần như tất cả iPhone do Foxconn xuất khẩu từ Ấn Độ đều được chuyển đến Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, theo Reuters.

Thị trường - 13/06/2025 12:56

EVNGENCO3: Đẩy mạnh đầu tư các dự án nguồn điện giai đoạn 2025 – 2030

EVNGENCO3: Đẩy mạnh đầu tư các dự án nguồn điện giai đoạn 2025 – 2030

Ngày 10/6/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (EVNGENCO3), mã chứng khoán PGV, đã tổ chức thành công kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

Doanh nghiệp - 13/06/2025 11:29

Giá dầu thế giới tăng vọt hơn 9% sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu thế giới tăng vọt hơn 9% sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu tăng vọt hơn 9% vào thứ Sáu, đạt mức cao nhất trong gần 5 tháng sau khi Israel tấn công Iran, làm leo thang căng thẳng ở Trung Đông và làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu bị gián đoạn, theo Reuters.

Thị trường - 13/06/2025 11:20

Các nhà giao dịch Phố Wall đổ xô vào kim loại quí

Các nhà giao dịch Phố Wall đổ xô vào kim loại quí

Các nhà giao dịch Phố Wall săn lùng lợi nhuận nhận thấy các khoản đầu tư sinh lời nhất thời gian qua là ở thị trường kim loại quý, theo CNN.

Thị trường - 13/06/2025 08:42

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – Viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – Viên ngọc mới của châu Á

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Doanh nghiệp - 13/06/2025 08:00

MedArmor khai trương trung tâm y tế ứng dụng công nghệ AI tại TP.HCM

MedArmor khai trương trung tâm y tế ứng dụng công nghệ AI tại TP.HCM

MedArmor chính thức giới thiệu trung tâm chăm sóc sức khỏe và tầm soát ung thư ứng dụng công nghệ AI tại địa chỉ 33C Lê Thánh Tôn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thị trường - 12/06/2025 14:46

Người trẻ kỳ vọng gì ở ngân hàng số hiện nay?

Người trẻ kỳ vọng gì ở ngân hàng số hiện nay?

Ngân hàng trong mắt người trẻ không còn là nơi để "gửi tiền cho an toàn" mà phải là một trải nghiệm số hóa - tiện lợi, cá nhân hóa, hợp gu, thậm chí còn mang tính giải trí. Muốn chạm được thế hệ số, ngân hàng không chỉ cần số hóa, mà phải thật sự hiểu họ.

Doanh nghiệp - 12/06/2025 12:10

Ông Trump nói sẽ thiết lập thuế quan đơn phương trong vài tuần tới

Ông Trump nói sẽ thiết lập thuế quan đơn phương trong vài tuần tới

Tổng thống Donald Trump đã nói với các phóng viên vào hôm thứ Tư rằng ông sẽ gửi thư cho các đối tác thương mại trong một hoặc hai tuần tới để thiết lập mức thuế quan đơn phương.

Thị trường - 12/06/2025 10:56

Mở rộng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh qua kênh ngân hàng

Mở rộng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh qua kênh ngân hàng

Sự nhập cuộc tích cực từ các ngân hàng thương mại trong việc tháo gỡ khó khăn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh sẽ là động lực giúp các tiểu thương, hộ kinh doanh tiếp cận nguồn vốn dễ dàng với mức lãi suất ưu đãi.

Doanh nghiệp - 12/06/2025 10:50

Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME

Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME

Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.

Doanh nghiệp - 12/06/2025 10:49

PVFCCo - Phú Mỹ và PVOIL ký kết thỏa thuận hợp tác

PVFCCo - Phú Mỹ và PVOIL ký kết thỏa thuận hợp tác

Mới đây, PVFCCo – Phú Mỹ và PVOIL đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở ra giai đoạn hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực giữa hai đơn vị thành viên thuộc Petrovietnam.

Doanh nghiệp - 12/06/2025 10:48

Giá vàng thế giới hướng tới mốc mới

Giá vàng thế giới hướng tới mốc mới

Giá vàng thế giới tăng mạnh, hiện đã vượt qua mốc 3.370 USD/ounce và được dự báo sẽ có thể lên tới 3.500 USD/ounce.

Thị trường - 12/06/2025 10:00

Doanh nghiệp xây dựng Bắc Ninh 'chết đứng' vì thiếu cát

Doanh nghiệp xây dựng Bắc Ninh 'chết đứng' vì thiếu cát

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cát xây dựng ở tỉnh Bắc Ninh đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu và hạ tầng. Hàng loạt công trình bị đình trệ, một số doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng hoạt động do không có nguyên liệu đầu vào.

Thị trường - 12/06/2025 00:49

Ông Trump nói thỏa thuận thương mại với Trung Quốc 'đã hoàn tất'

Ông Trump nói thỏa thuận thương mại với Trung Quốc 'đã hoàn tất'

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết thỏa thuận thương mại với Trung Quốc 'đã hoàn tất', chờ ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký, theo Yahoo Finance.

Thị trường - 11/06/2025 22:43

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Mới đây, Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu "mang chuông đi đánh xứ người".

Doanh nghiệp - 11/06/2025 21:52