Tỷ phú Trung Quốc tìm mọi cách để tránh đòn trừng phạt của Bắc Kinh
Khi Bắc Kinh siết chặt dây cương từ ngành công nghệ đến bất động sản, các tỷ phú được cho là né đòn trừng phạt bằng cách rời ghế CEO, xuất hiện ít đi và từ thiện nhiều hơn.
Hôm 7/4, Bloomberg đưa tin ông Inc. Richard Liu - tỷ phú sáng lập JD.com Inc., nhà bán lẻ trực tuyến lớn thứ 2 Trung Quốc - vừa từ chức CEO của tập đoàn. Giá cổ phiếu của JD.com đã lao dốc 2,9% vào đầu phiên giao dịch trên sàn Hong Kong sau thông tin.
Giá trị vốn hóa thị trường của công ty đã lao dốc gần 45% so với mức đỉnh hồi năm ngoái xuống còn khoảng 92 tỷ USD.
Như vậy, ông Liu là tỷ phú mới nhất nằm trong danh sách các doanh nhân công nghệ từ chức sau khi Bắc Kinh siết chặt kiểm soát ngành công nghệ khổng lồ của đất nước.

Ông Richard Liu là cái tên mới nhất nằm trong danh sách các tỷ phú từ chức vì đợt trấn áp của chính quyền Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Né đòn trừng phạt
JD.com thậm chí là một trong số ít gã khổng lồ Internet Trung Quốc không là nạn nhân trực tiếp trong cuộc trấn áp của Bắc Kinh. Trên thực tế, tập đoàn còn hưởng lợi nhờ việc Alibaba Group Holding Ltd. - đối thủ lớn của JD.com - bị cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền.
Ông Liu rời ghế CEO của đế chế công nghệ 92 tỷ USD ngay vào thời điểm giới đầu tư tin rằng chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng quy định sau nhiều tháng kìm kẹp các gã khổng lồ công nghệ nước này.
Trong năm 2021, các nhà quản lý Trung Quốc đã đưa ra loạt quy định mới từ bảo mật dữ liệu đến chống độc quyền nhắm vào những công ty công nghệ lớn.
Cuộc trấn áp kích hoạt làn sóng bán tháo cổ phiếu lớn, khiến vốn hóa của các đại gia công nghệ Trung Quốc lao dốc mạnh. Giới quan sát cảnh báo điều này có thể khiến niềm tin của nhà đầu tư sụt giảm nghiêm trọng.
Do cuộc trấn áp của Bắc Kinh, các doanh nhân giàu nhất Trung Quốc cũng lần lượt từ bỏ quyền điều hành công ty. Năm ngoái, ông Zhang Yiming, nhà sáng lập ByteDance - công ty mẹ của TikTok, đã rời bỏ ghế chủ tịch, chỉ vài tháng sau khi từ chức CEO.
Năm 2020, ông Hoàng Tranh - nhà sáng lập Pinduoduo - cũng từ chức CEO công ty. Khoảng 8 tháng sau, ông rời bỏ vị trí chủ tịch.

Tỷ phú Jack Ma - doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc - giờ hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Ảnh: Reuters.
Kỷ nguyên của "Big Tech Trung Quốc" bắt đầu sau khi Alibaba - gã khổng lồ thương mại điện tử của tỷ phú Jack Ma - phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) trên sàn giao dịch chứng khoán New York hồi năm 2014.
Trong khoảng thời gian này, dường như chính quyền Bắc Kinh không có động thái gì để cản đường các đại gia Internet Trung Quốc. Nhóm doanh nghiệp này sở hữu những dịch vụ phát triển, tiếp cận hàng trăm triệu người dùng và giúp nâng cao uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Nhưng thời thế đã thay đổi sau nửa thập kỷ. Các tập đoàn Internet lớn nhất Trung Quốc hiện mở rộng sang hầu hết lĩnh vực, từ vận tải đến tài chính. Tuy nhiên, không giống trước đây, Bắc Kinh bắt đầu siết chặt giám sát những tập đoàn hàng đầu.
Tỷ phú Jack Ma - vốn là doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc - giờ hiếm khi xuất hiện trước truyền thông sau khi gã khổng lồ fintech (công nghệ tài chính) bị giới chức Trung Quốc yêu cầu hủy IPO và thay đổi mô hình kinh doanh. Alibaba cũng bị phạt nặng do vi phạm các quy định chống độc quyền.
Ông Ma từ lâu đã xây dựng hình ảnh một "kẻ nổi loạn" sẵn sàng phá bỏ các bức tường bảo vệ của doanh nghiệp quốc doanh. Công ty của ông đụng độ từ những gã khổng lồ được nhà nước chống lưng, cho đến các cơ quan quản lý ngành.
Sóng gió chưa qua
Các cơ quan quản lý Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt quy tắc mới nhằm điều chỉnh những hành vi như các hành vi phản cạnh tranh, tiếp thị quá mức trên những nền tảng phát trực tiếp và thu thập dữ liệu cá nhân bất hợp pháp thông qua các ứng dụng di động.
"Giờ đây, những gì mà các nền tảng Internet lớn phải đối mặt là sự thắt chặt quy định từ mọi phía", ông Scott Yu, luật sư chuyên về vấn đề chống độc quyền của hãng luật Zhong Lun, bình luận.
Các gã khổng lồ công nghệ như Tencent và Alibaba từng được coi là động lực đứng sau sự thịnh vượng kinh tế - biểu tượng cho sức mạnh công nghệ của đất nước. Nhưng giờ, chúng bị đưa vào tầm ngắm của Bắc Kinh trong nỗ lực theo đuổi "thịnh vượng chung" - tức mang đến "của cải vừa phải" cho tất cả người dân - của Chủ tịch Tập.
Các công ty Trung Quốc vẫn đối mặt với những bất ổn ở phía trước. Bởi môi trường pháp lý còn chưa chắc chắn
Ông Michael Yoshikami tại Destination Wealth Management
Trong một cuộc họp hồi giữa năm ngoái, ông Tập kêu gọi "điều chỉnh hợp lý đối với thu nhập quá mức, khuyến khích các nhóm và doanh nghiệp thu nhập cao đóng góp trở lại cho xã hội nhiều hơn", theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Các tỷ phú và tập đoàn lớn của Trung Quốc cũng tích cực từ thiện nhằm hưởng ứng chiến dịch của Bắc Kinh. Trước khi rời ghế CEO của Pinduoduo, ông Hoàng Tranh đã quyên góp hàng tỷ USD cổ phiếu cho một quỹ từ thiện và tặng 100 triệu USD cho Đại học Chiết Giang - trường đại học cũ của ông.
"Có thể không phải ngẫu nhiên khi các tỷ phú công nghệ Trung Quốc bắt đầu từ thiện một cách tích cực", Bloomberg dẫn lời ông Brock Silvers - Giám đốc đầu tư tại Kaiyuan Capital (có trụ sở ở Hong Kong) - bình luận.
Cuộc trấn áp của Bắc Kinh còn vượt ra ngoài lĩnh vực công nghệ. Ngành công nghiệp giáo dục và bất động sản của đất nước 1,4 tỷ dân cũng rơi vào tầm ngắm.

China Evergrande rơi vào tầm ngắm của Bắc Kinh sau nhiều năm mở rộng nhờ chiến lược vay nợ ồ ạt. Ảnh: Nikkei Asian Review.
China Evergrande - tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc - từng được xem là một trong những biểu tượng cho sự trỗi dậy kinh tế của đất nước. Nhưng giờ, China Evergrande của tỷ phú Hứa Gia Ấn đã chìm sâu trong hố nợ sau khi Bắc Kinh tìm cách hạ nhiệt và hạ đòn bẩy của ngành công nghiệp bất động sản.
Lĩnh vực địa ốc của Trung Quốc bị cho là phát triển quá nóng sau nhiều năm mở rộng ồ ạt bằng chiến lược vay nợ.
Thị trường Trung Quốc hiện được khôi phục phần nào sau năm 2021 sóng gió. Bắc Kinh đã phát đi tín hiệu nới lỏng dây cương nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Giới chức đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 5,5% trong năm nay. Nhưng một số nhà đầu tư vẫn thận trọng.
"Các công ty Trung Quốc vẫn đối mặt với những bất ổn ở phía trước. Bởi môi trường pháp lý còn chưa chắc chắn", ông Michael Yoshikami tại Destination Wealth Management nhận định.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Hàng Việt vẫn đi đường vòng khi xuất khẩu sang Canada
Hàng Việt vẫn phải đi đường vòng thông qua các kênh phân phối trung gian đặt tại Hoa Kỳ, thay vì xuất khẩu trực tiếp sang Canada, một quan chức Cục Xúc tiến thương mại cho biết.
Thị trường - 10/06/2025 07:25
Mở bán thành công La Pura, Phát Đạt khẳng định vai trò dẫn dắt thị trường BĐS phía Nam
Ngày 8/6/2025, sự kiện mở bán chính thức dự án La Pura tạo tiếng vang lớn khi hơn 95% tổng quỹ hàng của phân khu Zenia giao dịch thành công. Kết quả này khẳng định uy tín và năng lực của Phát Đạt trong việc phát triển dự án, đồng thời cho thấy vai trò dẫn dắt thị trường bất động sản phía Nam của doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp - 09/06/2025 11:21
Cao điểm hàng giả, không nhận ra Saigon Square, chợ Bến Thành
Sau đợt truy quét hàng giả thời gian gần đây, nhiều ki-ốt tại Saigon Square và chợ Bến Thành, Tân Định (quận 1), An Đông (quận 5) vẫn trong tình trạng đóng cửa, then cài.
Thị trường - 09/06/2025 10:02
Giá vàng tuần này sẽ thế nào?
Một số chuyên gia dự báo, vàng có xu hướng tăng trong tuần này do vẫn giữ được các vùng hỗ trợ quan trọng và vẫn là kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh địa chính trị bất ổn.
Thị trường - 09/06/2025 10:01
Cố vấn kinh tế của ông Trump tự tin về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Kevin Hassett cho biết ông "rất hài lòng" với thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, khi hai bên gặp nhau vào thứ Hai tại London.
Thị trường - 09/06/2025 09:09
Năm 2025 đầy khó khăn của Apple, bài kiểm tra lớn nhất của Tim Cook
Năm 2025 là năm không thể tệ hơn với Apple. Giá cổ phiếu của công ty đã giảm 19% trong năm, công ty phải đối mặt với cuộc điều tra chống độc quyền của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) và vụ kiện với Epic Games...
Thị trường - 09/06/2025 07:10
Bệnh viện Trung ương Huế ghép gan thành công cho bệnh nhi 15 tháng tuổi
Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức ra viện cho cháu V.Q.H, 15 tháng tuổi – bệnh nhi nhỏ tuổi nhất được ghép gan tại Bệnh viện sau hơn hai tháng điều trị.
Doanh nghiệp - 09/06/2025 07:08
Trung Quốc tiếp tục mua vàng tháng thứ bảy liên tiếp
Trong tháng 5, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã tiếp tục tăng thêm dự trữ vàng, đánh dấu chuỗi trong tháng thứ bảy liên tiếp, thúc đẩy nỗ lực đa dạng hóa các khoản nắm giữ bất chấp những biến động liên tục của giá vàng.
Thị trường - 08/06/2025 14:00
Tập đoàn Bamboo Capital tiếp tục kiện toàn Ban Điều hành
Ngày 06/06/2025, Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã ban hành nghị quyết thông qua các quyết định liên quan đến công tác nhân sự của Tập đoàn.
Doanh nghiệp - 08/06/2025 13:46
Doanh nghiệp Việt sẽ nhập thêm 3 tỷ USD hàng nông sản Mỹ
Các doanh nghiệp Việt đã ký kết 20 biên bản ghi nhớ (MOU) nhập khẩu hàng nông sản từ Mỹ với tổng giá trị lên đến 3 tỷ USD, gấp 1,5 lần mục tiêu ban đầu.
Thị trường - 08/06/2025 11:29
Thu hơn 74.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử, hộ kinh doanh 'không hiểu chế độ thuế khoán mới'
Có 25.201 cá nhân, hộ kinh doanh đã bị truy thu thuế. Còn số thuế thu từ hoạt động kinh doanh TMĐT trong 5 tháng đạt 74.400 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2024. Trong khi, nhiều hộ kinh doanh đang loay hoay vì "không hiểu chế độ thuế khoán mới".
Thị trường - 08/06/2025 10:53
[Emagazine] Phát triển du lịch hạng sang: Kinh nghiệm thế giới và kiến giải cho Việt Nam
Năm 2025 được kỳ vọng là thời điểm du lịch Việt Nam vươn mình, cất cánh sang một chương mới, xoá mác du lịch giá rẻ và khoác lên mình danh xưng 'hạng sang'.
Thị trường - 08/06/2025 06:46
[Emagazine] Bình Định - Điểm đến mới trên bản đồ du lịch hè 2025
Bình Định sẽ đem đến những trải nghiệm thú vị nhất cho du khách trong mùa hè với chuỗi sự kiện kéo dài trong nhiều tháng, các sản phẩm du lịch mới mẻ.
Thị trường - 07/06/2025 13:36
Trung Quốc cấp giấy phép đất hiếm cho 3 hãng ô tô Hoa Kỳ
Trung Quốc đã cấp giấy phép xuất khẩu tạm thời cho các nhà cung cấp đất hiếm của 3 hãng sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ, hai nguồn tin thân cận với vấn đề này cho Reuters biết.
Thị trường - 07/06/2025 12:19
Quảng Trị đổi mới xúc tiến đầu tư, tăng cường đối thoại, gỡ khó cho doanh nghiệp
Quảng Trị tập trung thu hút đầu tư trên ba trụ cột: công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ - du lịch, cùng tăng cường đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn.
Doanh nghiệp - 07/06/2025 09:32
SHB cấp gói tín dụng cho doanh nghiệp, hỗ trợ đến 90% nhu cầu vốn
SHB triển khai giải pháp tài chính linh hoạt dành cho doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, thiết bị và dịch vụ đầu vào cho Kim Long Motor nhằm tối ưu dòng tiền và kế hoạch sản xuất của các đơn vị trong ngành công nghiệp ô tô.
Doanh nghiệp - 07/06/2025 09:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago