Trung Quốc ngày càng 'khó tính' với nông sản Việt

Nhàđầutư
Với dân số trên 1,4 tỷ người, Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Việt Nam. Việc quốc gia này mở cửa hoàn toàn sau dịch COVID-19 đang mở ra cơ hội thị trường rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, theo Tổng cục hải quan, xuất khẩu sang thị trường này đang sụt giảm mạnh.
AN HÒA
16, Tháng 02, 2023 | 06:56

Nhàđầutư
Với dân số trên 1,4 tỷ người, Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Việt Nam. Việc quốc gia này mở cửa hoàn toàn sau dịch COVID-19 đang mở ra cơ hội thị trường rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, theo Tổng cục hải quan, xuất khẩu sang thị trường này đang sụt giảm mạnh.

lao cai

Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc thuận lợi về vận chuyển nhưng vẫn còn khó khăn do hàng rào kỹ thuật. Ảnh TL

Cung cầu chưa gặp nhau

Theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, tháng 1/2023 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 3,87 tỷ USD. Nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất là điện thoại và linh kiện với kim ngạch đạt 1,7 tỷ USD.

Theo ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), trong năm 2022 mặc dù Trung Quốc áp dụng chính sách Zero COVID nhưng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vẫn đạt trên 175 tỷ USD. Việt Nam có 16 mặt hàng thực vật đang được xuất khẩu sang Trung Quốc gồm: chuối, sầu riêng, măng cụt, thạch đen, cám gạo, gạo, khoai lang, dưa hấu, thanh long, xoài, mít, nhãn, vải, chôm chôm, ớt, chanh leo.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng rau quả Việt Nam với tỷ trọng 53,7%; sắn và các sản phẩm từ sắn với tỷ trọng 91,47%; cao su với tỷ trọng 71%. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam (sau Hoa Kỳ và Nhật Bản).

Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất về hoa quả Việt Nam, chiếm tỷ trọng 45,38%. Trong đó, vải thiều chiếm tỷ trọng 90% lượng xuất khẩu ra nước ngoài, thanh long chiếm tỷ trọng hơn 80%.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã hoàn thiện hệ thống pháp luật, 2 lần sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, đồng thời ban hành Lệnh 248, 249 vào năm 2021 và Lệnh 259 năm 2022.

Đồng thời, Trung Quốc tăng cường thực thi pháp luật với chủ trương đưa hoạt động thương mại đi vào chính quy hướng đến tỷ lệ 100% nhập khẩu hàng hóa bằng đường chính ngạch.

"Những thay đổi liên tục về quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy suất nguồn gốc của Trung Quốc cũng đã khiến cho nhiều loại nông sản của Việt Nam không theo kịp. Điển hình như mặt hàng gạo, mặc dù dự báo năm nay Trung Quốc sẽ nhập khẩu trên 5 triệu tấn, tuy nhiên trong tháng đầu năm nay xuất khẩu gạo Việt Nam vào Trung Quốc sụt giảm mạnh. Nguyên nhân là đến thời điểm hiện tại chúng ta chỉ có 22 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo vào quốc gia này", ông Sơn cho hay.

kho lanh sg

Chi phí logistics cao làm yếu sức cạnh tranh cho nông sản Việt. Ảnh TL

Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này?

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng việc Trung Quốc mở cửa thị trường từ ngày 8/1 là tin mừng song cũng là thách thức với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Bởi các tiêu chuẩn, quy chuẩn ngày càng nâng cao, đặc biệt là yêu cầu từ lệnh 248 và 249. Do đó, các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm theo các yêu cầu kỹ thuật, kết hợp với các đơn vị nông nghiệp địa phương để xây dựng vùng nguyên liệu.

"Các doanh nghiệp cần phối hợp với các đơn vị thực hiện cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để đáp ứng yêu cầu của phía bạn. Về thực hiện liên kết, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ các đơn vị như ban quản lý cửa khẩu để biết tiến độ thông quan, tránh ùn tắc, đảm bảo chất lượng hàng nông sản, thời gian thông quan và chi phí vận tải", ông Nam lưu ý.

Thứ trưởng Nam cũng cho biết, Bộ NN&PTNT cũng đang phối hợp cùng cơ quan chức năng nước bạn hoàn thiện nghị định thư cho các sản phẩm nông sản. Đồng thời các địa phương cũng cần rà soát vùng nguyên liệu, cơ sở đóng gói để đăng ký cấp mã vùng trồng và cơ sở đóng gói.

"Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đang đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan phía Trung Quốc để mở cửa cho các sản phẩm bơ, bưởi, dứa, na, thảo quả... Bên cạnh đó, Bộ sẽ liên hệ Tổng lãnh sự Việt Nam tại Côn Minh (Trung Quốc) để thảo luận nội dung và cử đoàn sang tỉnh Vân Nam đẩy mạnh xúc tiến nông sản vào thị trường này, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản", ông Nam cho biết.

Tuy nhiên, ông Nam cũng bày tỏ lo lắng cho nông sản Việt Nam khi Trung Quốc đã khai thông đường sắt tới Lào và Thái Lan, giúp rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng hóa, nông sản xuống còn một ngày và giảm chi phí hơn 20%.

"Động thái đó cho thấy, nông sản Việt Nam muốn cạnh tranh được với nông sản của Lào, Thái Lan thì không chỉ cần phải nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì đóng gói mà còn phải giảm giá thành sản phẩm, đây thật sự là bài toán khó cho nông sản Việt Nam trong năm nay", Thứ trưởng Nam nhấn mạnh .

Với kinh nghiệm 15 năm xây dựng thương hiệu Việt Nam tại thị trường Trung Quốc, Tiến sĩ Trà My, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hiểu quá ít về thị trường Trung Quốc. Việc cần làm trước tiên là phải bảo hộ thương hiệu khi đưa hàng Việt Nam vào thị trường này. Đồng thời, cần tìm những nhà nhập khẩu hoặc phân phối có thực lực về kinh tế, có kênh bán hàng tốt, có đội ngũ tâm huyết với việc phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam cũng nên thay đổi tư duy, không nên bán những gì mình có mà nên nghiên cứu nhiều hơn thị trường mình cần thâm nhập.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ