Trung Quốc - 'hấp lực khó cưỡng' đối với các ngân hàng phương Tây bất chấp rủi ro tăng
Đối với không ít doanh nghiệp, làm ăn ở Trung Quốc ngày càng trở nên khó lường, nhưng các ngân hàng, các công ty quản lý tài sản phương Tây vẫn muốn "đặt cược" vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vì cơ hội quá lớn để có thể bỏ qua.

Trung Quốc đang mở cửa ngành tài chính rộng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: AP
Những tuần gần đây, nhiều ngân hàng quốc tế đã ký các thỏa thuận nhằm mở rộng hiện hiện ở Trung Quốc, hoặc cố gắng có quyền kiểm soát lớn hơn đối với hoạt động kinh doanh của họ ở nước này, sau nhiều năm buộc phải tham gia thị trường thông qua liên doanh với các doanh nghiệp bản địa.
Cuối tháng trước, Trung Quốc cho phép HSBC nâng sở hữu trong một công ty bảo hiểm nhân thọ lên 100%. Liên doanh 50/50 giữa HSBC và một công ty Trung Quốc được thành lập năm 2009. Ngân hàng cho biết động thái này nhấn mạnh "cam kết mở rộng kinh doanh của HSBC ở Trung Quốc".
Ngân hàng Anh này cũng đang tìm cách nâng sở hữu trong HSBC Qianhai, một liên doanh chứng khoán, lên mức cao hơn, Reuters dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết.
Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc hôm thứ Tư đưa tin Deutsche Bank muốn thành lập một liên doanh trong lĩnh vực quản lý tài sản ở nước này. Ngân hàng Đức từ chối bình luận khi CNN hỏi về thông tin này.
Alex Capri, nhà nghiên cứu tại Hinrich Foundation, cho biết: "Quy mô lớn của thị trường trái phiếu và cổ phiếu của Trung Quốc, hầu như chưa được khai thác, là sức hấp dẫn không thể cưỡng lại đối với các tổ chức tài chính lớn trên thế giới, đặc biệt khi Bắc Kinh cuối cùng cũng cho phép họ mở các quỹ tương hỗ với mức sở hữu 100%".
Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai thế giới về cổ phiếu và trái phiếu. Nhưng thị trường này hầu như chưa được các nhà đầu tư nước ngoài khai thác. Các nhà đầu tư nước ngoài hiện chiếm khoảng 5% thị trường chứng khoán trị giá 14 nghìn tỷ USD và chưa đến 4% thị trường trái phiếu trị giá 17 nghìn tỷ USD, theo dữ liệu từ các sàn giao dịch chứng khoán và ngân hàng trung ương.
Tình hình bắt đầu thay đổi vào tháng 6 năm ngoái, sau khi BlackRock - công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới - trở thành công ty nước ngoài đầu tiên được Trung Quốc cho phép thành lập quỹ tương hỗ với sở hữu 100%. Hai tháng sau, BlackRock ra mắt quỹ tương hỗ đầu tiên của mình ở Trung Quốc và nhanh chóng huy động được 1 tỷ USD từ hơn 111.000 nhà đầu tư.
Sau đó, tháng 8, JP Morgan trở thành ngân hàng Mỹ đầu tiên được phép sở hữu 100% một công ty chứng khoán. CEO Jamie Dimon khi đó bình luận rằng Trung Quốc đại diện cho "một trong những cơ hội lớn nhất thế giới" đối với JP Morgan.
Tháng 10, Goldman Sachs được nâng sở hữu trong một liên doanh chứng khoán lên 100%. Tháng 12, Morgan Stanley có "chiến thắng" tương tự. Đối tác Trung Quốc của Morgan Stanley trước đó cho biết ngân hàng Mỹ có kế hoạch tăng sở hữu trong một liên doanh chứng khoán lên 94%.
Sẽ có thêm những tin tức như vậy. Đầu tuần này, cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc cho biết họ đã cho phép BNP Paribas thành lập một công ty chứng khoán, giúp BNP Paribas mở rộng sự hiện diện tại nước này.
Brendan Ahern, giám đốc đầu tư của KraneShares, một công ty quản lý tài sản tập trung vào cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc, nói: "Trung Quốc là cơ hội tăng trưởng đáng kể cho các công ty dịch vụ tài chính toàn cầu. Các thị trường phát triển như Mỹ và châu Âu có tính cạnh tranh cao và trưởng thành, khiến cạnh khanh về phí rất khốc liệt và cơ hội giảm dần. Trong khi đó, các thị trường của Trung Quốc còn tương đối non trẻ".
Mở rộng trong sự bất định
Các ngân hàng phương Tây đã thâm nhập đáng kể vào thị trường Trung Quốc hai thập kỷ qua, kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO cuối năm 2001 và hứa hẹn mở cửa lĩnh vực tài chính.
Trong khi tiến độ "thâm nhập" có chậm lại một thời gian, năm 2019, Trung Quốc tuyên bố sẽ bỏ hoàn toàn giới hạn sở hữu nước ngoài đối với các công ty tài chính vào năm tiếp sau, tức 2020, ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý tái khởi động các cuộc đàm phán thương mại.
Sự nhiệt tình từ các ngân hàng và các công ty quản lý tài sản toàn cầu cũng đi kèm với nhận thức về rủi ro, vì ngày càng có nhiều bất ổn ở môi trường chính trị và pháp lý của Trung Quốc, cũng như căng thẳng gia tăng trong quan hệ của Bắc Kinh với các nước khác.
Cuối năm 2020, Bắc Kinh tiến hành "trấn áp" pháp lý chưa từng có đối với một số doanh nghiệp tư nhân của nước này, do lo ngại những công ty như vậy đã trở nên quá mạnh. Cuộc "trấn áp" sau đó đã mở rộng sang các công ty tài chính lớn của Trung Quốc như Ant Group. Hãng này sau đó đã buộc phải thay đổi rất nhiều hoạt động kinh doanh của mình và tuân theo các quy định nghiêm ngặt đối với hoạt động ngân hàng.
Một số doanh nghiệp phương Tây đã bị cuốn vào những căng thẳng địa chính trị tồi tệ hơn, đặc biệt liên quan đến các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu vực phía tây Tân Cương của nước này.
Trong những tuần gần đây, Walmart và Intel gặp phản ứng dữ dội từ phía công chúng Trung Quốc với những cáo buộc rằng các doanh nghiệp này đang cố tránh nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ Tân Cương. Năm ngoái, H&M, Nike, Adidas và các nhà bán lẻ phương Tây khác đã bị người tiêu dùng Trung Quốc đe dọa tẩy chay vì lập trường chống lại cái gọi là "sử dụng lao động cưỡng bức" để sản xuất bông ở Tân Cương.
Áp lực từ nước nhà
Các công ty phương Tây cũng đang phải đối mặt với áp lực từ quê hương. Nhà đầu tư tỷ phú George Soros gọi khoản đầu tư vào Trung Quốc của BlackRock là một "sai lầm bi thảm" có thể gây mất tiền cho khách hàng của mình và ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Mỹ. Một số chính trị gia Mỹ cũng kêu gọi Phố Wall ngừng "tạo điều kiện cho Trung Quốc và có lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh".
Sự siết chặt tiếp tục diễn ra trong những tuần gần đây. Tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức đối với người Duy Ngô Nhĩ, một đạo luật cấm nhập khẩu từ Tân Cương vì lo ngại về "lao động cưỡng bức". Đạo luật đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng chính quyền của ông Biden và Quốc hội đang tìm cách tăng cường áp lực lên Bắc Kinh.
Theo Capri, nhà nghiên cứu tại Hinrich Foundation, quyết định của Trung Quốc cho phép các công ty phương Tây nắm giữ cổ phần lớn hơn ở Trung Quốc cũng mang lại cho Bắc Kinh "đòn bẩy" đối với chính quyền Mỹ và EU.
Tuy nhiên, tiềm năng kiếm tiền ở Trung Quốc dường như đã lấn át những vấn đề đau đầu về chính trị.
Craig Singleton của Tổ chức bảo vệ các nền dân chủ (Foundation for the Defense of Democracies) bình luận: "Trong khi Trung Quốc đối mặt với cản trở lớn về kinh tế, nước này đã cho thấy những dự báo bi quan trong quá khứ là sai. Các ngân hàng phương Tây tiếp tục tạo ra hàng tỷ đô la doanh thu từ Trung Quốc, ngay cả khi có các "trấn áp" pháp lý gần đây. Nói cách khác, các ngân hàng phương Tây đang chơi trò chơi dài hạn, dưới cái gọi là đa dạng hóa danh mục đầu tư".
Động cơ của Trung Quốc
Ngay cả khi Bắc Kinh thắt chặt quản lý đối với các bộ phận của nền kinh tế, có những lý do khiến nước này háo hức mở cửa ngành tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính phủ muốn sử dụng kiến thức chuyên môn toàn cầu để xây dựng một ngành dịch vụ tài chính đa dạng và mạnh, cái họ cần để quản lý cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang rình rập. Dân số già nhanh và lực lượng lao động dần thu hẹp đã làm tăng gánh nặng lên hệ thống lương hưu không đầy đủ của nước này, đồng thời gây áp lực lớn lên chính phủ trong việc cung cấp đủ nguồn tài chính cho người cao tuổi.
Việc Trung Quốc theo đuổi nghiêm ngặt chiến lược "zero Covid" và tách biệt mình đối với phần lớn thế giới để thực hiện chiến lược này cũng không đủ để đẩy đất nước này đi chệch quỹ đạo tăng trưởng. Năm ngoái, Fang Xinghai, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc, đã nhiều lần nói về tầm quan trọng của việc mở cửa ngành dịch vụ tài chính và thu hút vốn, chuyên môn tài chính thế giới.
Ông Singleton nói Trung Quốc hiểu rằng họ cần duy trì khả năng tiếp cận thị trường, công nghệ và vốn nước ngoài, thúc đẩy quan hệ đối tác liên tục với các công ty phương Tây. "Nói cách khác, Trung Quốc phải hội nhập để tồn tại, tức không thể hoàn toàn tránh xa các chuẩn mực hoặc hệ thống toàn cầu hiện có, ngay cả khi nước này cố gắng thay đổi chúng cho phù hợp với nhu cầu của Bắc Kinh".
(Theo CNN)
- Cùng chuyên mục
Hiệu ứng tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung, VN-Index tăng gần 15 điểm
Cổ phiếu TCB là điểm nhấn lớn nhất trên thị trường khi tăng 6,5% đạt 29.400 đồng/CP, đây cũng là mức giá đỉnh của cổ phiếu này.
Tài chính - 12/05/2025 16:15
Nhóm ông Bùi Thành Nhơn bán tiếp cổ phiếu, Novaland khẳng định không có sự tháo chạy
Tổ chức và cá nhân liên quan ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán gần 19 triệu cổ phiếu NVL. Novaland khẳng định không có sự tháo chạy mà bán để giúp tập đoàn cơ cấu nợ.
Tài chính - 12/05/2025 14:55
Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’
Trong bối cảnh ngành du lịch khởi sắc sau dịch, Vietravel ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh 3 năm qua, song lợi nhuận ngày càng giảm, biên lợi nhuận chỉ khoảng 0,5%.
Tài chính - 11/05/2025 08:40
Doanh nghiệp tư nhân sắp được hưởng lãi suất ưu đãi sau Nghị quyết 68?
Hệ thống ngân hàng có vai trò lớn trong giúp khối kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực quan trọng nhất theo Nghị quyết 68. ACB đã tiên phong tung gói vay ưu đãi lãi suất thấp hơn 2% lãi thông thường.
Tài chính - 11/05/2025 07:50
Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty
Chủ tịch Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cho rằng dù vốn điều lệ tăng gấp mấy trăm lần kể từ khi thành lập nhưng giá cổ phiếu lại giảm. Điều này phản ánh đúng giá trị thực tại của công ty.
Tài chính - 10/05/2025 16:24
Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%
Viconship có kế hoạch chia cổ tức và thưởng cổ phiếu 2024 tỷ lệ lên đến 30%, cao nhất tính từ 2018. Trong đó, công ty trả tiền mặt 5% và cổ phiếu 25%.
Tài chính - 10/05/2025 13:07
HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?
HAGL đã bỏ lỡ sóng tăng ngành chăn nuôi heo suốt từ năm 2024 đến quý I năm nay vì dừng nuôi khi giá xuống thấp. Doanh nghiệp cho biết đã tái đàn trở lại.
Tài chính - 10/05/2025 08:10
Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025
Nếu TCH hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2025 (1.600 tỷ đồng), đây sẽ là kết quả lãi ròng cao nhất của công ty trong lịch sử hoạt động.
Tài chính - 09/05/2025 16:20
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động phức tạp, giới chuyên gia kỳ vọng Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là một trong các động lực quan trọng với thị trường chứng khoán trong nước.
Tài chính - 09/05/2025 13:46
Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ
Trong 3 năm tới, Đất Xanh sẽ không chào bán cổ phiếu cho cổ đông nữa. Dù vậy, doanh nghiệp còn kế hoạch chào bán riêng lẻ 93 triệu cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng.
Tài chính - 09/05/2025 11:08
Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn
Trong quý đầu tiên của năm 2025, lợi nhuận sau thuế của CTCP Cảng Quy Nhơn giảm hơn 18,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do sản lượng hàng hóa thông qua cảng, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm.
Tài chính - 09/05/2025 06:45
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc
Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).
Tài chính - 08/05/2025 18:40
Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm
Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.
Tài chính - 08/05/2025 17:12
Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp
Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.
Tài chính - 08/05/2025 16:20
CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016
Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.
Tài chính - 08/05/2025 13:50
Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?
Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.
Tài chính - 08/05/2025 08:35
- Đọc nhiều
-
1
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
-
2
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
3
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
-
4
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
-
5
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago