Trung Quốc đang âm thầm làm 4 thứ này khiến cuộc sống người Nga ngày một khó khăn hơn
Lời tuyên bố của Nga và Trung Quốc về 'một tình bạn không giới hạn' (no limits) diễn ra trước khi Nga tấn công Ukraine. Còn giờ thì Trung Quốc đang âm thầm tách mình khỏi nền kinh tế đang bị trừng phạt của Nga.
Với việc nền kinh tế Nga đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt từ khắp nơi trên thế giới, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng hạn chế bớt khả năng viện trợ của mình đối với nước láng giềng phương Bắc.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một lần gặp mặt. Ảnh Sputnik/AFP/Alexei Druzhinin
Bắc Kinh đã từ chối lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine nhưng muốn tránh bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây và các nước đồng minh.
"Trung Quốc không phải là một bên trong cuộc khủng hoảng [Ukraine], và không muốn các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến Trung Quốc", Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cho biết hôm thứ Ba trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Tây Ban Nha.
Hôm thứ Tư, Bắc Kinh cũng ủng hộ hoàn toàn các bình luận của Đại sứ Trung Quốc tại Ukraine hồi đầu tuần.
"Trung Quốc sẽ không bao giờ tấn công Ukraine. Chúng tôi sẽ giúp đỡ, đặc biệt là về mặt kinh tế", Đại sứ Trung Quốc tại Ukraine Fan Xianrong được chính quyền khu vực Lviv dẫn lời nói trong một thông cáo báo chí.
Lo ngại rằng các công ty Trung Quốc có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ vì quan hệ với Nga đã góp phần dẫn đến đợt bán tháo cổ phiếu lớn của Trung Quốc trong những ngày gần đây.
Sự sụt giảm đó đã được đảo ngược vào thứ Tư khi Bắc Kinh hứa rằng họ sẽ theo đuổi các chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang suy yếu và giữ cho thị trường tài chính ổn định.
Các quan chức Mỹ nói với CNN hôm thứ Hai rằng họ có thông tin cho thấy Trung Quốc đã bày tỏ sự cởi mở trong việc cung cấp cho Nga hỗ trợ quân sự và tài chính khi nước này yêu cầu.
Trong khi đó, Trung Quốc bác bỏ điều này và cho rằng đó là "thông tin sai lệch".
Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang cố gắng đạt được "sự cân bằng mong manh" giữa việc ủng hộ Nga nhưng không gây phản cảm thêm với Hoa Kỳ.

Lãnh đạo Nga và Trung Quốc trong một cuộc họp trực tuyến vào cuối năm 2021. Ảnh AFP/Jade Gao
Bắc Kinh và Moscow có chung lợi ích chiến lược trong việc thách thức phương Tây. Tuy nhiên, các ngân hàng Trung Quốc không thể để mất quyền tiếp cận với đồng đô la Mỹ, và nhiều ngành công nghiệp của Trung Quốc không thể để bị loại bỏ khỏi các công nghệ của Mỹ.
Trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Nga, Bắc Kinh có những ưu tiên khác.
Thương mại giữa hai nước chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc từ năm ngoái, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ có thị phần lớn hơn nhiều.
Dưới đây là một số biện pháp mà Bắc Kinh đã thực hiện trong vài tuần qua để tách mình khỏi nền kinh tế Nga đang bị cô lập và sụp đổ.
Để mặc cho đồng Rúp giảm giá
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, không giao dịch hoàn toàn tự do, thay vào đó biến động trong phạm vi mà các quan chức của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ấn định.

Trung Quốc đang thả nổi đồng nhân dân tệ trước đồng Rúp nhằm hưởng lợi. Ảnh CNN
Tuần trước, PBOC đã tăng gấp đôi biên độ giao dịch bằng đồng Rúp, điều này khiến cho đồng tiền Nga giảm giá nhanh hơn.
Đồng Rúp đã mất hơn 20% giá trị so với đồng USD và đồng euro kể từ khi chiến tranh bắt đầu ở Ukraine.
Bằng cách cho phép đồng tiền của Nga giảm giá so với đồng nhân dân tệ, Bắc Kinh không có bất kỳ sự ủng hộ nào đối với Moscow.
Người Nga sẽ phải trả nhiều hơn bằng đồng Rúp cho các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc như điện thoại thông minh và ô tô.
Các thương hiệu điện thoại Trung Quốc như Xiaomi và Huawei cực kỳ phổ biến ở Nga và đã cạnh tranh với Apple (AAPL) và Samsung (SSNLF) để giành vị trí dẫn đầu thị trường trước thời điểm chiến tranh nổ ra.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, như Great Wall Motor và Geely Auto, chiếm 7% thị trường Nga, bán được hơn 115.000 xe trong năm ngoái.
Great Wall Motor đã ngừng cung cấp ô tô mới cho các đại lý ở Nga vì biến động tỷ giá hối đoái.
Việc mở rộng biên độ giao dịch sẽ cho phép đồng nhân dân tệ bắt kịp với sự biến động mạnh của đồng rúp, do đó các công ty Trung Quốc có thể "nắm bắt tốt hơn mức độ hoặc xu hướng của biến động tỷ giá hối đoái trong tương lai và giảm thiểu rủi ro hối đoái bằng cách sử dụng các phương pháp phòng ngừa rủi ro, chẳng hạn như các công cụ phái sinh", báo cáo của Hệ thống Kinh doanh Trung Quốc (China Business Network) vào tuần trước viết.
Hiện nay, khoảng 25 tỷ USD thương mại Trung - Nga được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Án binh bất động với tài sản dự trữ
Điều mà Trung Quốc có thể giúp đỡ Nga nhiều nhất chính là khoản tiền 90 tỷ USD dự trữ của Moscow, được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ, Alicia García-Herrero, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Natixis, đã viết trong một báo cáo nghiên cứu hôm thứ Ba.

Trung Quốc lặng im trước lời đề nghị sử dụng nguồn tiền dự trữ bằng đồng nhân dân tệ của Nga. Ảnh CNO
Các biện pháp trừng phạt đã đóng băng khoảng 315 tỷ USD dự trữ của Nga - hoặc gần một nửa tổng số tài sản dự trữ của Nga - do các nước phương Tây cấm giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong tuần này rằng nước này muốn sử dụng nguồn dự trữ nhân dân tệ sau khi Moscow bị chặn tiếp cận với đồng USD và đồng euro, theo truyền thông nhà nước Nga.
PBOC cho đến nay vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về lập trường của mình liên quan đến các khoản dự trữ này.
Bà García-Herrero lưu ý: Nếu Trung Quốc cho phép Moscow chuyển đổi số dự trữ nhân dân tệ của mình sang đồng USD hoặc đồng euro, "điều đó rõ ràng sẽ giúp ích cho sự bế tắc hiện tại của Nga".
Tuy nhiên, "rủi ro về danh tiếng có khả năng vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ là một trở ngại lớn mà PBOC phải tính đến và do đó điều này rất khó xảy ra", bà García-Herrero nói.
Bà nói thêm: “Lợi ích dài hạn của việc xích lại gần Nga có thể không phù hợp với tác động của việc các nhà đầu tư phương Tây đột nhiên mất hứng thú với Trung Quốc".
Ngưng cung cấp phụ tùng máy bay
Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đồng nghĩa với việc hai nhà sản xuất máy bay lớn trên thế giới là Boeing (BA) và Airbus (EADSF) không còn khả năng cung cấp phụ tùng thay thế hoặc hỗ trợ bảo trì cho các hãng hàng không Nga, cũng như cho các nhà sản xuất động cơ phản lực.

Nhiều hãng hàng không Nga không thể có linh kiện máy bay vì lệnh cấm vận của Mỹ. Ảnh Samchui
Điều đó có nghĩa là các hãng hàng không Nga không thể có các bộ phận, linh kiện máy bay trong vòng vài tuần hoặc họ phải buộc bay mà không cần thay thế thiết bị thường xuyên như khuyến nghị để hoạt động bay được an toàn.
Đầu tháng này, một quan chức hàng đầu của Nga nói rằng Trung Quốc đã từ chối gửi các bộ phận máy bay cho Nga khi Moscow tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế.
Valery Kudinov, người đứng đầu cơ quan vận tải hàng không của Nga, được hãng thông tấn nhà nước Nga Tass dẫn lời nói rằng Nga sẽ tìm kiếm cơ hội tìm kiếm các bộ phận từ các nước khác bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ sau nỗ lực thất bại trong việc lấy chúng từ Trung Quốc.
"Theo những gì tôi biết thì Trung Quốc đã từ chối", Kudinov được dẫn lời nói.
Đáp lại yêu cầu bình luận của CNN, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại việc Bắc Kinh phản đối các lệnh trừng phạt và nói thêm rằng Trung Quốc và Nga sẽ duy trì "hợp tác kinh tế và thương mại bình thường".
Trung Quốc và Nga đã thành lập một liên doanh hàng không dân dụng vào năm 2017 để chế tạo một loại máy bay chở khách thân rộng, đường dài mới, tìm cách cạnh tranh với sự độc quyền của Boeing và Airbus.
Việc sản xuất CR929 đã bắt đầu, nhưng bất đồng về các nhà cung cấp đã gây ra sự chậm trễ cho sự xuất hiện của loại máy bay này trên thị trường.
Ban đầu những chiếc máy bay đầu tiên loại này dự kiến sẽ được chào bán cho khách hàng vào năm 2024. Nhưng Nga đã hoãn mốc thời gian ra mắt CR929 đến khoảng 2028 và 2029.
Đóng băng đầu tư cơ sở hạ tầng
Ngân hàng Thế giới đã tạm dừng tất cả các chương trình cho vay ở Nga và Belarus sau cuộc tấn công vào Crimea. Tổ chức này đã không phê duyệt bất kỳ khoản vay hoặc đầu tư mới nào cho Nga kể từ năm 2014 và không có khoản nào cho Belarus kể từ năm 2020.

Trụ sở của AIIB tại Bắc Kinh. Ảnh IC
Đáng ngạc nhiên hơn, có lẽ là quyết định tương tự của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) có trụ sở tại Bắc Kinh.
Trong một tuyên bố hồi đầu tháng, ngân hàng này cho biết họ sẽ đình chỉ tất cả các hoạt động liên quan đến Nga và Belarus "khi cuộc chiến ở Ukraine bùng phát".
"Động thái này là "vì lợi ích tốt nhất" của ngân hàng", thông cáo của ngân hàng cho biết.
Thất vọng vì thiếu các ảnh hưởng cần thiết tại Ngân hàng Thế giới (trụ sở tại Washington, DC) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (nơi Nhật Bản là một thế lực lớn), Trung Quốc đã khởi động AIIB vào năm 2016.
Ngoài việc cho đặt trụ sở chính ở Bắc Kinh, Trung Quốc còn chỉ định vị trí chủ tịch cho ngân hàng này và có 26,5% phiếu bầu. Trong khi đó, Ấn Độ và Nga lần lượt có 7,6% và 6% phiếu bầu.
Quyết định đình chỉ các hoạt động của AIIB tại Nga có nghĩa là khoản cho vay được phê duyệt hoặc đề xuất trị giá 1,1 tỷ USD nhằm cải thiện mạng lưới đường bộ và đường sắt của Nga bị tạm dừng.
- Cùng chuyên mục
Warren Buffett và 12 lời khuyên đáng giá, từ cách nuôi dạy con cái đến đầu tư
Warren Buffett đã đưa ra rất nhiều lời khuyên quý giá trong suốt 55 năm lãnh đạo Berkshire Hathaway, theo Business Insider.
Phong cách - 07/05/2025 07:24
Món ăn đắt đỏ bậc nhất thế giới 'rớt giá'
Burger King bán gà viên kèm trứng cá muối khiến dân mạng xôn xao, đặt câu hỏi: món ăn xa xỉ này đang được “bình dân hóa” hay chỉ là chiêu tiếp thị?
Phong cách - 06/05/2025 18:29
Nhà đầu tư lớn nhất thế giới tiết lộ chiến lược ứng phó với thuế quan Trump
Người điều hành quỹ đầu tư lớn nhất thế giới đã quyết định giữ bình tĩnh và chờ cho cuộc chiến thuế quan của ông Trump qua đi.
Phong cách - 06/05/2025 09:42
Cận cảnh toa tàu VIP tuyến Hà Nội- Hải Phòng
Từ 10/5, Đường sắt Việt Nam đưa vào vận hành toa VIP 34 chỗ ngồi với nội thất được thiết kế theo phong cách Đông Dương, tuyến Hà Nội - Hải Phòng.
Phong cách - 05/05/2025 17:43
Chân dung người kế vị Warren Buffett, tiếp quản 'đế chế' 1.160 tỷ USD
Doanh nhân Greg Abel sẽ tiếp quản vị trí CEO Berkshire Hathaway từ tỷ phú Warren Buffett vào cuối năm nay, khép lại hành trình 55 năm của 'Nhà tiên tri xứ Omaha'.
Phong cách - 05/05/2025 05:25
Warren Buffett: Tôi sẽ về hưu vào cuối năm nay
Warren Buffett sẽ kết thúc sự nghiệp của mình với tư cách là nhà đầu tư nổi tiếng và được kính trọng nhất thế giới, ông cho biết sẽ từ chức CEO Berkshire Hathaway vào cuối năm 2025 và trao lại quyền chỉ huy cho phó chủ tịch Greg Abel.
Phong cách - 04/05/2025 08:47
Nội các Trump toàn tỷ phú, giấc mơ Mỹ còn không?
Các tỷ phú hiện nắm giữ chức vụ quan trọng trong Nhà Trắng, trong đó có cả Tổng thống Donald Trump, dường như không biết và có vẻ không quan tâm người Mỹ sống thế nào.
Phong cách - 03/05/2025 07:44
Lên tàu 'ngược dòng thời gian', khám phá đất võ - Bình Định
Trong lộ trình từ ga Quy Nhơn đến ga Diêu Trì (tại Bình Định), du khách được đưa "ngược dòng thời gian", trở về miền đất võ kiêu hùng - nơi ghi dấu phong trào Tây Sơn lẫy lừng; đồng thời, du khách còn thưởng thức nghệ thuật bài chòi dân gian và trải nghiệm tinh hoa ẩm thực "xứ Nẫu".
Phong cách - 02/05/2025 06:22
10 khách sạn 5 sao nổi bật tại Phú Quốc
Du lịch Phú Quốc phát triển mạnh trong 20 năm trở lại đây, từ 130.000 lượt khách năm 2004 lên 5,9 triệu lượt năm 2024, kéo theo sự phát triển của nhiều cơ sở lưu trú nổi tiếng, trong đó nổi bật nhất là 22 khách sạn hạng 5 sao.
Phong cách - 01/05/2025 16:51
Đà Nẵng rực rỡ cờ hoa chào đón đại lễ 30/4
Ở Đà Nẵng những ngày cuối tháng Tư, dọc khắp các tuyến phố, từ khu dân cư đến chợ, trường học... đâu đâu cũng tràn ngập sắc đỏ rực rỡ của quốc kỳ.
Phong cách - 30/04/2025 07:41
Các tỷ phú đang mất dần tài sản, nhưng Warren Buffett lại giàu hơn, vì sao vậy?
Các tỷ phú nắm giữ lượng lớn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đang bị thua lỗ lớn do tình trạng bán tháo trên diện rộng vì sự bất định của thuế quan Trump.
Phong cách - 29/04/2025 12:11
10.500 drone vẽ hành trình phát triển thành phố trên bầu trời sông Sài Gòn
Đông đảo người dân TP.HCM đổ về khu vực trung tâm để theo dõi màn tổng duyệt đầu tiên của màn trình diễn 10.500 drone chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Phong cách - 29/04/2025 07:30
Một người 'giàu nhưng không bền' thường biểu hiện ở 10 dấu hiệu sau
Một người 'giàu nhưng không bền' có thể kiếm được một khoản tiền kha khá và sống xa hoa, nhưng thường thì họ vẫn rất dễ rơi vào trường hợp khẩn cấp về tài chính, thậm chí phá sản.
Phong cách - 28/04/2025 07:41
Các nữ chiến sĩ xinh đẹp, rạng rỡ tại tổng duyệt diễu binh ở TP.HCM
Để có đội hình chỉn chu và những bước chân đều tăm tắp, các nữ chiến sĩ đã dành nhiều tháng tập luyện với cường độ cao. Mệt mỏi, da sạm đi nhưng ai cũng ngập tràn niềm tự hào.
Phong cách - 27/04/2025 16:32
Người Mỹ giàu có mở tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ vì lo sợ rủi ro từ Hoa Kỳ
Ngày càng có nhiều người Mỹ giàu có mở tài khoản ngân hàng tại Thụy Sĩ như một phần của quá trình "phi Mỹ hóa" danh mục đầu tư của họ, theo NBC News.
Phong cách - 26/04/2025 06:23
14 thói quen thú vị của các gia đình trung lưu ở Mỹ
14 thói quen thú vị dưới đây sẽ được giữ mãi trong tâm trí của những người được sinh ra và nuôi dạy trong những gia đình trung lưu ở Mỹ, theo Finance Key.
Phong cách - 25/04/2025 12:48
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'