'Trong bóng đêm kinh tế toàn cầu, bếp lửa Việt Nam vẫn rực sáng'

Nhàđầutư
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Việt Nam tăng trưởng dương là một kỳ tích. Trong bối cảnh đen tối của kinh tế toàn cầu, bếp lửa Việt Nam vẫn rực cháy với 3 chân kiềng là đổi mới thế chế, thúc đẩy hội nhập và chuyển đổi số.
N.THOAN
25, Tháng 11, 2020 | 14:34

Nhàđầutư
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: Việt Nam tăng trưởng dương là một kỳ tích. Trong bối cảnh đen tối của kinh tế toàn cầu, bếp lửa Việt Nam vẫn rực cháy với 3 chân kiềng là đổi mới thế chế, thúc đẩy hội nhập và chuyển đổi số.

vu-tien-loc

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế 2021 - Điểm tựa phục hồi và phát triển kinh tế, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, bức tranh tăng trưởng kinh tế thế giới ngày càng không rõ ràng, thiếu lạc quan. Tuy nhiên, Việt Nam đang là điểm sáng hiếm hoi được IMF, ADB lần lượt đưa các dự báo lạc quan về tăng trưởng.

"Việt Nam tăng trưởng dương là một kỳ tích. Chúng ta đã thành công trong mục tiêu kép, duy trì tăng trưởng trong bối cảnh không phải hy sinh các chỉ tiêu lạm phát, nợ công, ổn định được kinh tế vĩ mô. Không những vậy, dường như khả năng kết nối của Việt Nam và thế giới được duy trì tốt hơn, dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chảy về Việt Nam trong năm 2020", ông Lộc nói. 

"Trong bối cảnh đen tối của kinh tế toàn cầu, bếp lửa Việt Nam vẫn rực cháy với 3 chân kiềng là đổi mới thế chế, thúc đẩy hội nhập và chuyển đổi số", ông Lộc nhấn mạnh.

Một trong những thành công lớn của Việt Nam được thế giới đánh giá cao là kiểm soát tốt dịch bệnh, từ đó tái khởi động nền kinh tế nhanh chóng. Theo ông Lộc, các gói hỗ trợ nền kinh tế từ Chính phủ đã đạt được mục tiêu cơ bản về độ bao phủ và bắt đầu cho thấy tác động. "Điều này khơi dậy lòng tin của người dân, doanh nghiệp vào hệ thống chính trị. Vốn tín dụng của chúng ta có thể hạn hẹp nhưng vốn niềm tin thì rất lớn", ông Lộc nói.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích nêu trên, Chủ tịch VCCI cho rằng, Việt Nam cũng chưa thoát khỏi khó khăn khi dịch bệnh chưa được kiểm soát trên toàn cầu, hàng triệu người lao động vẫn đang thiếu việc làm.

"Gói hỗ trợ lần thứ 2 cần được thiết kế, triển khai nhanh chóng với mục tiêu tập trung vào những doanh nghiệp tiềm năng nhưng đang gặp khó khăn tạm thời ở các lĩnh vực như hàng không, du lịch. Đó sẽ là những lĩnh vực có khả năng tạo động lực cho nền kinh tế trong thời gian tới", ông Lộc nói.

Theo ông Lộc, vừa qua Quốc hội đã quyết định hỗ trợ cho Vietnam Airlines là rất đúng nhưng các lĩnh vực, doanh nghiệp khác cũng cần được hỗ trợ. "Ví dụ, các hãng hàng không khác cũng muốn tiếp cận vốn cho vay lãi suất thấp và thuận lợi. Có cách nào để hỗ trợ họ? Các biện pháp hỗ trợ làm sao có chọn lọc, tạo động lực phát triển của nền kinh tế sau đại dịch?", ông Lộc đặt vấn đề.

Gói hỗ trợ kinh tế lần 2 cần nhanh và đúng đối tượng

Nhận xét về tác động của dịch bệnh COVID-19 tới nền kinh tế, TS. Võ Trí Thành cho rằng, có 2 tác động, cả tiêu cực và tích cực. Tích cực là khiến cho con người suy nghĩ lại về sự chuyển dịch, thay đổi nhiều nội hàm, xu thế trên thế giới đã diễn ra từ trước COVID-19.

vo-tri-thanh

TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp.

"Từ những tác động trên, Nhà nước và doanh nghiệp có 2 loại phản ứng. Một là thích ứng, chống chọi và hai là làm sao bắt nhịp với xu thế và hiệu ứng có thể tích cực hơn nhưng cũng có thể tiêu cực hơn", ông Thành nói.

Điều tra của Tổng cục Thống kê trên khoảng 153.000 doanh nghiệp cho thấy những con số tích cực nhưng có con số "đau buồn".

Cụ thể, ông Thành cho biết, gần 84% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, 98% doanh nghiệp chịu tác động về dòng tiền. Tăng trưởng đạt 2-3% là thấp nhất trong lịch sử đổi mới, cải cách của Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, Việt Nam được coi là nền kinh tế có sức chống chịu tốt, đây là một điểm sáng. Nguyên nhân đầu tiên là từ nội tại nền kinh tế Việt Nam đã ổn định vĩ mô từ những năm 2011-2012. Thứ 2 là Việt Nam có nông nghiệp. Nguyên nhân thứ 3 là khu vực dịch vụ của chúng ta chưa quá lớn. Và thứ 4 là tầng lớp trung lưu có tiết kiệm trong nền kinh tế lớn.

"Khả năng vượt khó của doanh nghiệp cũng được thể hiện rõ hơn. Nhiều phương pháp được doanh nghiệp sử dụng để thích ứng. Đơn giản nhất là ngủ đông và doanh nghiệp không chỉ biết tích tiền mà còn có sự chia sẻ khi số lượng lao động giảm chưa quá 10%. Doanh nghiệp thích ứng chuyển đổi sản phẩm; linh hoạt trong đối tác và thị trường; chuyển đổi phương thức kinh doanh, chuyển đổi số; Doanh nghiệp cho thấy biết chơi với nhau hơn, liên kết tốt hơn bằng cách trả chậm tiền hàng, chia sẻ đơn hàng, hàng đổi hàng....", ông Thành lấy ví dụ.

Về khả năng tiếp cận các gói hỗ trợ của doanh nghiệp, theo ông Thành, "có thể nói là thất bại, dù Chính phủ đã ban hành chính sách rất quyết liệt nhưng kết quả chưa như kỳ vọng".

Theo đó, với gói hỗ trợ thứ 2, ông Thành đề xuất, cần làm nhanh hơn vì Thủ tướng muốn có trong tháng 9 nhưng đến nay vẫn chưa có. Cùng với đó là phải có tiền thật, thời gian kéo dài, có diện phủ vào các loại hình doanh nghiệp, những lĩnh vực, tập đoàn, công ty chịu tác động lớn, có tiềm năng để trỗi dậy; ngoài ra phải gắn với yêu cầu tái cấu trúc theo xu hướng thế giới.

"Gói hỗ trợ lần 2 Chính phủ nên tập trung vào tái cấu trúc một số lĩnh vực liên quan tới đổi mới sáng tạo, star-up và kinh tế tư nhân", ông Thành khuyến nghị.

Một trong những điều theo ông Thành là thiếu nhất khi triển khai các gói hỗ trợ để có hiệu quả là tính quyết liệt của "thời chiến". Hiện nay đa số các bộ ngành vẫn cơ bản làm theo cách truyền thống, thời bình thường. "Trong khi đó nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi rất nhanh, có phòng tác chiến và chiến lược có thể thay đổi từng ngày, từng tuần", ông Thành nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25155.00 25161.00 25461.00
EUR 26745.00 26852.00 28057.00
GBP 31052.00 31239.00 32222.00
HKD 3181.00 3194.00 3300.00
CHF 27405.00 27515.00 28381.00
JPY 159.98 160.62 168.02
AUD 16385.00 16451.00 16959.00
SGD 18381.00 18455.00 19010.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18134.00 18207.00 18750.00
NZD   14961.00 15469.00
KRW   17.80 19.47
DKK   3592.00 3726.00
SEK   2290.00 2379.00
NOK   2277.00 2368.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ