Có 76% doanh nghiệp tại TP.HCM chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ từ nhà nước

Nhàđầutư
Qua khảo sát các doanh nghiệp tại TP.HCM về việc tiếp cận gói hỗ trợ chính sách của nhà nước, có 76% doanh nghiệp chưa tiếp cận được, chỉ 10% đã tiếp cận ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay...,5% tiếp cận tạm ngừng đóng hưu trí và chưa có doanh nghiệp nào được gói vay lãi suất 0%.
LÝ TUẤN
03, Tháng 10, 2020 | 19:09

Nhàđầutư
Qua khảo sát các doanh nghiệp tại TP.HCM về việc tiếp cận gói hỗ trợ chính sách của nhà nước, có 76% doanh nghiệp chưa tiếp cận được, chỉ 10% đã tiếp cận ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay...,5% tiếp cận tạm ngừng đóng hưu trí và chưa có doanh nghiệp nào được gói vay lãi suất 0%.

Ngày 3/10, UBND TP.HCM đã tổ buổi toạ đàm “Khôi phục và phát triển kinh tế TP.HCM trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 hiện nay” nhằm lắng nghe những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp cũng như tiếp nhận những kiến nghị giải pháp phục hồi thúc đẩy kinh tế thành phố.

Thông tin tại buổi tọa đàm, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho biết, mới đây đơn vị đã cuộc khảo sát nhỏ cho thấy số lượng doanh nghiệp trở lại trạng thái bình thường chiếm khoảng 5%, số doanh nghiệp vượt qua những khó khăn bước đầu chiếm 9%, khó khăn còn nghiêm trọng là 40%. Số doanh nghiệp khó khăn chiếm 84%.

“Trong số những doanh nghiệp khó khăn nói trên, có 40% doanh nghiệp khi được hỏi nguyên nhân thì trả lời là do thiếu vốn, 14% khó khăn là do đứt gãy các chuỗi cung ứng, 88% doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường. Ngoài ra, có 52% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã cắt giảm lao động vì khó khăn”, ông Dũng cho hay.

ad2ea4aa5d02b85ce11399821559998029-1560006378_750x0

Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM

Theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, bức tranh chung của doanh nghiệp TP.HCM gồm có 4 nhóm. Nhóm 1 là những doanh nghiệp hoạt động và hoạt động có hiệu quả, có lãi. Chủ yếu nằm ở tài chính, ngân hàng, lương thực thực phẩm, chế biến, thiết bị máy móc, phòng chống dịch, đồ gỗ, công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật...

Số lượng doanh nghiệp thuộc nhóm này chiếm khoảng 10-15%. Nhóm 2 là những doanh nghiệp đang duy trì hoạt động, chờ cơ hội phục hồi chiếm chừng 20%.

Nhóm 3 là những doanh nghiệp năng lực sản xuất cạn kiệt, suy yếu về tài chính, nhân lực, thị trường bị thu hẹp quy mô, cung ứng đứt gãy, thu hẹp thị trường... Theo ông Dũng, nhóm doanh nghiệp này đang thua lỗ, ngừng hoạt động chủ yếu nằm trong ngành du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, bất động sản,... chiếm tới 40-50%.

Đối với nhóm thứ 4 là những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ không đủ năng lực phải ngừng sản xuất, chấm dứt hoạt động chiếm 20%.

Bên cạnh đó, thông tin về kết quả các doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ chính sách của nhà nước, ông Chu Tiến Dũng cho biết, có tới 76% doanh nghiệp được hỏi chưa tiếp cận được. Chỉ có 10% doanh nghiệp đã tiếp cận ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay...  5% doanh nghiệp tiếp cận tạm ngừng đóng hưu trí, chưa có doanh nghiệp nào được gói vay lãi suất 0%.

Hầu hết doanh nghiệp không tiếp cận được gói vay hỗ trợ để trả lương lao động vì doanh nghiệp lo thủ tục để vay được gói này còn khó hơn vay bình thường. Ngân hàng chủ yếu cho vay khách hàng quen, còn khách hàng mới rất ít.

"Trông chờ lớn nhất của doanh nghiệp là được bơm máu từ ngân hàng, các điều kiện cần thuận lợi hơn. Chính sách chưa thể hiện chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiệp, chậm và không hát huy được các tác dụng, các gói chỉ hấp thụ được khoảng 20%”, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM nói.

Trước những nhận định trên, ông Dũng cũng đưa ra hàng loạt kiến nghị. Theo đó, để phục hồi, thúc đẩy kinh tế TP.HCM, thì thành phố cần quyết liệt đồng hành, chia sẻ, rủi ro cùng doanh nghiệp để các gói hỗ trợ tới tay doanh nghiệp, mới có thể thúc đẩy kinh tế.

Thành phố nên đẩy mạnh kích cầu du lịch, mua sắm tiêu dùng. Đồng thời, ngân hàng nhà nước cải thiện các điều kiện cho vay, có thể cho doanh nghiệp vay bằng cách thẩm định các nguồn thu dòng tiền, phương án kinh doanh, tín chấp...

Bên cạnh đó, cần gia hạn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thêm 12 tháng; hỗ trợ đào tạo lại nhân lực của doanh nghiệp cần có sự tiếp sức của thành phố. Đồng thời, thành phố cũng cần hỗ trợ triển khai chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp.

"Về gói hỗ trợ tiếp theo, TP.HCM cần thực sự đồng hành doanh nghiệp lâu dài để phục hồi sản xuất, đề xuất ngân hàng mở rộng các điều kiện, giảm lãi suất cho vay, doanh nghiệp được vay nhiều hơn, lãi suất thấp hơn, điều kiện thuận lợi hơn. Đặc biệt, doanh nghiệp đề xuất cơ quan quản lý nhà nước cần hạn chế kiểm tra, thanh tra trong đợt dịch này để doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh", Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM kiến nghị.

Sau khi lắng nghe ý kiến, phát biểu tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá rất cao vai trò của hiệp hội doanh nghiệp vì hiện nay thành phố cũng chưa nắm hết hoạt động doanh nghiệp. Sắp tới, TP.HCM sẽ có các giải pháp để phát huy vai trò của các hiệp hội.

“TP.HCM đã thành lập Hội đồng phát triển kinh tế ngành không chỉ gồm lãnh đạo sở ngành, mà có cả chuyên gia, cả hiệp hội, doanh nghiệp tham gia. Từ đó, thành phố sẽ tập hợp được nhiều đóng góp, đề xuất giá trị, thiết thực hơn, có những giải pháp kịp thời, hiệu quả để khôi phục, phát triển kinh tế TP.HCM”, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ