TP.HCM tìm cách phục hồi sản xuất công nghiệp và thương mại

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đã khiến cho chỉ số các ngành sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu có xung hướng giảm. Trước tình hình đó, Sở đã đưa ra 6 nhiệm vụ, giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sớm phục hồi trong thời gian tới.
LÝ TUẤN
31, Tháng 07, 2020 | 10:14

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đã khiến cho chỉ số các ngành sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu có xung hướng giảm. Trước tình hình đó, Sở đã đưa ra 6 nhiệm vụ, giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sớm phục hồi trong thời gian tới.

Nhiều chỉ số giảm trong 7 tháng đầu năm

Thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2020, ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, đối với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7 ước tăng 8,6% so với tháng trước, những giảm 3,8% so với tháng cùng kỳ năm 2019.

Lũy kế 7 tháng năm 2020, IP ước giảm 5,5% so cùng kỳ; trong đó bốn ngành công nghiệp trọng điểm ước giảm 0,9% (cùng kỳ tăng 6,4%).

Đối với ngành sản xuất hàng điện tử, ước 7 tháng tiếp tục tăng khá 18,6% do có thị trường tiêu thụ, đơn hàng sản xuất nhiều, ổn định. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 7 tháng ước đạt 9,90 tỷ USD, tăng 34,5% so cùng kỳ.

Mặt khác, theo báo cáo của Hội Tin học TP.HCM, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, để phục vụ nhu cầu học tập và làm việc tại nhà dẫn đến sức tiêu dùng các sản phẩm máy tính, dịch vụ internet tăng mạnh đến 200%-300%.

Ngành hóa dược, 7 tháng ước tăng 7,4%. Trong đó: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu ước tăng 16,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất ước tăng 21,2%.

Theo ông Đông, nguyên nhân tăng khá do nhu cầu về sản phẩm tẩy rửa vệ sinh như xà phòng, nước tẩy rửa, nước rửa tay,... gia tăng để phòng chống dịch COVID-19 nên các công ty trong ngành gia tăng sản xuất các mặt hàng trên như Công ty cổ phần Bột giặt Lix, Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam,...

56219816_889702524695311_8302892787917914112_n - Sao

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đã khiến cho chỉ số các ngành sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu có xung hướng giảm sau 7 tháng đầu năm 2020.

Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic ước giảm 7,5% do nguyên liệu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc (nhập khẩu 80%), thị trường xuất khẩu còn khó khăn, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chất dẻo 7 tháng ước đạt 240,6 triệu USD, giảm 4,9% so cùng kỳ năm 2019.

Đối với ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, 7 tháng đầu năm ước tính giảm 4,5 %. Nguyên nhân giảm do phân ngành Sản xuất đồ uống chịu tác động mạnh của dịch bệnh COVID-19 và Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ trong 2 quý đầu năm 2020, chỉ số sản xuất ngành đồ uống 7 tháng còn giảm 12,8% so cùng kỳ năm 2019.

Trong khi đó, ngành Sản xuất chế biến thực phẩm tiếp tục phục hồi sản xuất, chỉ số sản xuất 7 tháng ước tăng 0,3% so cùng kỳ. Các doanh nghiệp sản xuất lương thực - thực phẩm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tái khởi động sản xuất trong “trạng thái bình thường mới” sau dịch bệnh COVID-19.

Ngành cơ khí, sản xuất công nghiệp 7 tháng ước giảm 16,0%. Nguyên nhân giảm chủ yếu do phân ngành Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) ước giảm 24,5%. Sản xuất máy móc, thiết bị chưa phân vào đâu ước giảm 24,2% chủ yếu giảm do nhóm ngành sản xuất máy cho ngành dệt, may và da giảm sâu liên quan đến tình hình sản xuất ngành dệt may, da giày đang khó khăn.

Về thương mại nội địa, theo Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện tháng 7 đầu năm 2020 đạt 104.066 tỷ đồng, giảm 5,8% so với cùng kỳ.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2020 ước đạt 718.133 tỷ đồng, giảm 3,8% so cùng kỳ. Trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng ước đạt 463.447 tỷ đồng, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2019, chiếm tỷ trọng 64,5% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ.

Đến nay, hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố có 238 chợ, 217 siêu thị, 45 trung tâm thương mại, 2.669 cửa hàng tiện lợi. So với thời điểm tháng 12/2014, tình hình phát triển hệ thống phân phối tại thành phố có xu hướng giảm đối với điểm bán có quy mô lớn (giảm 4 trung tâm thương mại) và tăng nhẹ một số điểm bán quy mô nhỏ (10 siêu thị hạng III, 5 cửa hàng tiện lợi).

Tuy nhiên, các hệ thống phân phối hiện đại trong nước vẫn duy trì ưu thế tỷ trọng điểm bán, chi phối thị trường bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố (siêu thị 80%, trung tâm thương mại 60%, cửa hàng 76%).

“Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19, để vực dậy ngành bán lẻ, các hệ thống phân phối hiện đại tại thành phố đã triển khai hàng loạt chương trình khuyến mại, đồng thời kích cầu mua bán hàng hóa qua các kênh như điện thoại, đặt hàng qua website, apps và hỗ trợ các chính sách giao hàng. Qua đó, tạo hiệu ứng tốt cho thị trường bán lẻ, góp phần cải thiện doanh số, kéo người tiêu dùng trở lại”, ông Đông thông tin.

Ngoài ra, báo cáo về kinh ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn TP.HCM, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp thành phố qua cửa khẩu cả nước 7 tháng ước đạt 24,7 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 201. Qua cửa khẩu thành phố, tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng ước đạt 22,74 tỷ USD, tăng 5,7% so cùng kỳ, nếu loại trừ dầu thô, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 21,8 tỷ USD, tăng 8,3% so cùng kỳ năm 2019.

Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp thành phố qua cửa khẩu cả nước 7 tháng ước đạt 28,3 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp thành phố qua cửa khẩu thành phố 7 tháng ước đạt 24,0 tỷ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2019.

6 giải pháp trọng tâm

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trên đại bàn TP.HCM phát triển trong sản xuất kinh doanh trong tháng 8, cũng như đến hết năm 2020, ông Nguyễn Phương Đông cho biết, Sở Công thương TP.HCM đã đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau dịch bệnh COVID-19 từ nay đến hết năm 2020.

Thứ hai, đẩy mạnh triển khai hoạt động các Hội đồng phát triển ngành công nghiệp thành phố, hoàn thiện, trình UBND TP.HCM ban hành Quy chế hoạt động; báo cáo Thường trực UBND thành phố thông qua các Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và sản phẩm thuộc từng ngành công nghiệp thành phố; thông qua các thành viên Hội đồng triển khai các chính sách hỗ trợ đến từng doanh nghiệp.

Thứ ba, triển khai hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực. Tham mưu UBND TP.HCM ban hành Danh mục Nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và Nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của thành phố giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nghị quyết mới giai đoạn 2021-2025 thay thế Nghị quyết số 16 về Chương trình kích cầu đầu tư lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, phối hợp Sở KH&ĐT TP.HCM sửa đổi Chương trình kích cầu đầu tư theo Quyết định 50 của UBND thành phố.

Triển khai Chương trình Phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng thành phố năm 2020, với các hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng bộ tài liệu quảng bá nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng, điều tra thống kê doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực và công nghiệp tiềm năng,...

Thứ tư, báo cáo UBND TP.HCM công tác chuẩn bị triển khai bình chọn “Thương hiệu Vàng TP.HCM” (dự kiến công bố vào dịp Quốc khánh 2/9) nhằm vinh danh các thương hiệu doanh nghiệp của thành phố; từ đó tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu thành các thương hiệu mạnh tại thị trường trong và ngoài nước.

Thứ năm, tiếp tục triển khai hướng dẫn, tập huấn về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), giúp doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu (dự kiến từ nay đến cuối năm 2020 tổ chức 4 đợt).

Cuối cùng, tăng cường các hoạt động tiếp xúc doanh nghiệp để nắm bắt tình hình và tháo gỡ khó khăn. Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Sở Công Thương thường xuyên trao đổi với các Hội ngành nghề để nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp, từ đó làm việc với các Sở ngành có liên quan; chủ động bố trí lịch đi thăm doanh nghiệp, mời các ngành có liên quan cùng đi để thống nhất các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp ngày buổi làm việc.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ