Dịch Covid-19 khiến tăng trưởng kinh tế TP.HCM giảm mạnh sau 6 tháng đầu năm 2020

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tich UBND TP.HCM, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến cho các ngành dịch vụ 'điêu đứng', nhiều doanh nghiệp nhỏ vừa nhỏ trên địa bàn thành phố bị tác động dẫn đến dễ ‘gãy đổ’, đây là hai lý do khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố trong những tháng đầu năm giảm mạnh.
LÝ TUẤN
23, Tháng 07, 2020 | 19:10

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tich UBND TP.HCM, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến cho các ngành dịch vụ 'điêu đứng', nhiều doanh nghiệp nhỏ vừa nhỏ trên địa bàn thành phố bị tác động dẫn đến dễ ‘gãy đổ’, đây là hai lý do khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố trong những tháng đầu năm giảm mạnh.

Ngày 23/7, tại cuộc họp tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và thu chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2020, một trong những vấn đề được ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM quan tâm là “cú sốc” dịch COVID-19 tác động nặng nề đến kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

Theo ông Phong, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng của TP.HCM trong năm 2020 từ 3-5%. Cũng như, bằng mọi giải pháp, từ nay đến cuối năm, thành phố phải cố gắng để đạt mục tiêu cao nhất là 5%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nửa đầu năm nay con số này chỉ còn 2%. Vì vậy, các sở, ngành và quận, huyện phải nỗ lực để đạt được mức tăng trưởng cao nhất theo kịch bản mà Viện nghiên cứu phát triển thành phố đã đưa ra.

IMG_5190

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM.

Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố những tháng qua giảm rất mạnh vì hai lý do. Thứ nhất, lĩnh vực dịch vụ chiếm hơn 60% trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội của thành phố, trong khi đó, dịch bệnh COVID-19 đã tác động mạnh nhất đến lĩnh vực này, đặc biệt là du lịch, lưu trú, khách sạn. Chưa kể thị trường du lịch nước ngoài chưa được khởi động trở lại, trong khi nguồn thu từ nhóm này là rất lớn.

“Năm 2019, TP.HCM đón 8,6 triệu khách du lịch nước ngoài; tính trung bình thời gian lưu trú mỗi người là 3,5 ngày, mỗi ngày chi tiêu 145-150 USD, sáu tháng qua nguồn thu này không có nên đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế thành phố và từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của cả nền kinh tế thành phố”, ông Phong cho hay.

Thứ hai là dù lượng doanh nghiệp của thành phố chiếm hơn 50% doanh nghiệp cả nước, nhưng số doanh nghiệp nhỏ và vừa lại chiếm tới hơn 90%, doanh nghiệp có vốn kinh doanh từ 100 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm hơn 2%, trong khi đó doanh nghiệp nhỏ vừa nhỏ rất dễ bị "gãy đổ" do ảnh hưởng của của dịch COVID-19.

Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các Sở, ngành, quận, huyện cần tập trung thực hiện một số giải pháp. Cụ thể, Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp, thường trực là Sở KH&ĐT vẫn phải duy trì và đề xuất các biện pháp hiệu quả theo từng giai đoạn, từng tháng, từng quý.

Trong đó, chủ trì làm việc với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao dự báo với việc cắt giảm đơn đặt hàng sẽ có bao nhiêu doanh nghiệp ngừng hoạt động, làm mất việc bao nhiêu người lao động. Sở Công thương, dự báo số đơn hàng bị cắt giảm.

Đồng thời, Chủ tịch quận, huyện nên gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp trên địa bàn xem có khó khăn và cái nào thuộc thẩm quyền quận thì xem xét giải quyết, còn với những vấn đề vượt thẩm quyền thì báo cáo đề xuất thành phố xem xét giải quyết.

“Hơn bao giờ hết, trong lúc khó khăn, chúng ta cùng chia sẻ, giải pháp của chúng ta là phải nắm sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp và có những giải pháp ngăn chặn doanh nghiệp ngừng hoạt động. Đã là kinh tế thì phải hết sức cụ thể, chứ không thể nói tăng cường hỗ trợ thế này, thế khác thì khó có thể đi đến kết quả cuối cùng”, ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng yêu cầu lãnh đạo Sở, ngành, quận, huyện tập trung thực hiện giải ngân vốn đầu tư công đối với những dự án lớn hiện nay đang vướng mắc, thành phố đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đã được Chính phủ cho ý kiến đẩy nhanh tiến độ.

Còn những dự án giao cho các quận, các ngành hiện nay, đề nghị Sở KH&ĐT TP.HCM rà soát lại và nếu cần thiết thì điều chuyển vốn, đơn vị nào làm không tốt thì năm tới tính toán việc giao vốn cho phù hợp, tinh thần trước ngày 15/10, các đơn vị có tỷ lệ giải ngân đạt trên 80%.

"Để hoàn thành các mục tiêu về đầu tư công, một mặt thành phố sẽ hoàn thiện môi trường đầu tư, một mặt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư, khi đầu tư phát triển thì sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế của thành phố. Ngoài ra, các các Sở, ban ngành cần tăng cường các giải pháp bù thu, giảm chi để đảm bảo chỉ tiêu thu ngân sách đã được giao. Chúng ta phải nỗ lực làm hết sức mình, chứ không vì khó khăn mà quên trách nhiệm nặng nề với người dân thành phố và với cả nước", ông Nguyễn Thành Phong nói.

Theo báo cáo của Sở KH&ĐT TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng khoảng 2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,86%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng ước đạt 614.591 tỷ đồng, giảm 3,7% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 403.540 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ.

Tình hình doanh thu các ngành dịch vụ khác (dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ lữ hành, dịch vụ khác) có xu hướng giảm, ngành bán lẻ duy trì tốc độ tăng trưởng (tăng 10,1%), cao hơn tốc độ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (giảm 3,7%). Việc duy trì mức tăng trưởng của ngành bán lẻ trong 6 tháng là nhờ 4 yếu tố về nguồn cung sản phẩm, hành vi tiêu dùng, hệ thống phân phối và chương trình khuyến mãi.

Về tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 6 tháng ước đạt 20,7 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,2%). Hoạt động ngân hàng trên địa bàn thành phố nhìn chung ổn định. Trong đó, các hoạt động chính như huy động, cho vay và dịch vụ ngân hàng… đều duy trì hoạt động và tăng trưởng nhẹ so với cuối năm trước, đặc biệt ngành ngân hàng trên địa bàn quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19.

Về chỉ số sản xuất công nghiệp của thành phố 6 tháng ước tăng 1,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,0%). Bốn ngành công nghiệp trọng yếu tăng 2,0% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,5%). Về giá trị gia tăng ngành nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn TP ước tăng 3,11% so với cùng kỳ.

Về thu chi ngân sách, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố 6 tháng đầu năm 2020 là 164.503 tỷ đồng, đạt 40,54% so với dự toán, bằng 86,59% so với cùng kỳ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ