Tình hình kinh tế TP.HCM diễn biến ra sao sau 3 tháng đầu năm?

Nhàđầutư
Trong quý I/2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến tình hình kinh tế tại TP.HCM nhiều gặp khó khăn, dẫn đến các khoản thu giảm hoặc có mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là hoạt động du lịch, khi lượng khách cũng như doanh thu của các doanh nghiệp lữ hành đều giảm mạnh.
KỲ PHONG
26, Tháng 03, 2020 | 12:02

Nhàđầutư
Trong quý I/2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến tình hình kinh tế tại TP.HCM nhiều gặp khó khăn, dẫn đến các khoản thu giảm hoặc có mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là hoạt động du lịch, khi lượng khách cũng như doanh thu của các doanh nghiệp lữ hành đều giảm mạnh.

Báo cáo về tình hình kinh tế TP.HCM quý I/2020 (dự thảo) của UBND TP.HCM mà Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 318.123 tỷ đồng, giảm 1,3% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh, người dân hạn chế ra đường nên hoạt động thương mại và dịch vụ không sôi động tại các hệ thống phân phối. Tuy nhiên, thói quen mua sắm của người dân đã thay đổi sang kênh mua sắm trực tuyến với lượng khách hàng có nhu cầu mua sắm trực tuyến và qua điện thoại tăng gấp 4-5 lần so với trước đây, ước tính doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 8%, đạt 210.623 tỷ đồng.

Về kinh ngạch xuất nhập khẩu, trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 9,85 tỷ USD, tăng 7,5% so cùng kỳ (nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch tăng 8,5%, ước đạt 9,3 tỷ USD). Còn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 11,3 tỷ USD, tăng 2,4% so cùng kỳ.

nguyen hue

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến tình hình kinh tế tại TP.HCM nhiều gặp khó khăn, dẫn đến các khoản thu giảm hoặc có mức tăng trưởng thấp trong thời gian qua.

Đối với hoạt động du lịch, trước tác động của dịch bệnh, lượng khách đăng ký các chương trình du lịch giảm mạnh, doanh thu của các doanh nghiệp lữ hành bị ảnh hưởng nặng nề và giảm mạnh so với cùng kỳ.

Theo báo cáo từ các doanh nghiệp lữ hành, trong thời gian qua, lượng khách đến các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu là để hủy các chương trình du lịch đã đặt. Đồng thời, báo cáo của các cơ sở lưu trú du lịch cũng cho thấy, tình hình kinh doanh của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống và cơ sở mua sắm giảm mạnh.

Trong 3 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế đến TP.HCM ước đạt 1.381.750 lượt khách chiếm 15,35% kế hoạch năm, giảm 38,81% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 27.055 tỷ đồng, đạt 19,33% so với kế hoạch năm, giảm 21,8%.

Trong khi đó, ngành vận tải hàng hóa và hành khách cũng ghi nhận, khối lượng vận tải hành khách công cộng ước đạt 96,5 triệu lượt hành khách, giảm 36,1% so với cùng kỳ. Số lượt vận tải hành khách bằng đường thủy ước đạt 8,7 triệu lượt hành khách, giảm 2,23% so với cùng kỳ. Khối lượng vận tải hành khách theo hợp đồng ước đạt 3,2 triệu chuyến và 89,6 triệu lượt hành khách.

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 30,78 triệu tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ. Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng, bến thủy nội địa tăng 16,95% so, đạt 7,87 triệu tấn. Sản lượng vận tải hàng hóa đường bộ ước đạt 85 triệu tấn tăng 11%.

Về hoạt động ngân hàng, theo báo cáo của UBND TP.HCM, hoạt động ngân hàng ổn định và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực. Đông thời, hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế TP. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và TP.

Theo đó, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 2.554.000 tỷ đồng, tăng 0,27% so cuối năm 2019. Trong đó, tiền gửi VNĐ tiếp tục tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm gần 87% tổng nguồn vốn huy động .

Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn ước đến cuối tháng 3 đạt 2.309.000 tỷ đồng, tăng 0,56% so cuối năm 2019 . Dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm 52% tổng dư nợ, tăng 1,15%; dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 48%, giảm 0,06%.

Đối với thị trường chứng khoán, đến nay, có 74 công ty chứng khoán là thành viên của Sở GDCK TP.HCM với tổng vốn điều lệ gần 63.000 tỷ đồng; có 378 cổ phiếu, 44 trái phiếu, 5 chứng chỉ quỹ và 61 chứng quyền được niêm yết trên sàn GDCK.

Trong đó, tổng khối lượng niêm yết đạt 85,84 tỷ chứng khoán, tăng 0,55% so đầu năm; tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt hơn 887.948 tỷ đồng, tăng 0,48% . Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt hơn 3.049.126 tỷ đồng, giảm 7,57% so với đầu năm 2020.

Khối lượng giao dịch bình quân  đạt 200 triệu chứng khoán/ngày, giá trị giao dịch bình quân đạt 3.848 tỷ đồng/ngày, tăng 21,37% về khối lượng và tăng 5,19% về giá trị so với cùng kỳ. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 140,56 triệu chứng khoán tương ứng với giá trị bán ròng gần 1.724 tỷ đồng.

Chỉ số VN-Index đến ngày 19/3/2020 đạt 725,94 điểm, giảm 240,73 điểm, tương đương giảm 24,9% so với phiên mở cửa ngày 2/1/2020.

Về thu - chi ngân sách, tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện tính đến ngày 16/3/2020 là 72.369 tỷ đồng, đạt 17,83% dự toán. Trong đó, thu nội địa 50.976 tỷ đồng, đạt 18,3% dự toán; thu từ dầu thô 3.343 tỷ đồng, đạt 27,4% dự toán; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 18.025 tỷ đồng, đạt 15,67% dự toán.

Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) ước thực hiện 3 tháng là 12.096,1 tỷ đồng, đạt 11,9% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển 2.759 tỷ đồng, đạt 7,64% dự toán HĐND TP.HCM thông qua (dự toán là 36.103,906 tỷ đồng); chi thường xuyên 7.560 tỷ đồng, đạt 16,21% dự toán.

Ngoài ra, về nguồn lao động, trong quý I/2020, UBND TP.HCM cho biết, TP đã tiếp nhận 31 hồ sơ đăng ký hoạt động, bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp; thực hiện thẩm định, cấp 7 giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và 10 giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, công tác tuyển sinh đào tạo nghề đạt 30.833/461.000 học viên. Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 3.922.874 người, đạt 83% kế hoạch năm. Tổng số lao động được giải quyết việc làm cho 72.140/300.000 lượt người (đạt 24,05% kế hoạch năm); số chỗ việc làm mới được tạo ra đạt 30.701/135.000 chỗ (đạt 22,74%).

Từ đầu năm đến nay, có 72.823 lượt người được tư vấn việc làm, 20.005 lượt người được giới thiệu việc làm, 11.947 người được nhận việc làm. Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn TP thực hiện tốt chính sách lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động. Số lao động được nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 26.121/30.336 người nộp hồ sơ.

Tính đến ngày 10/3/2020, trên địa bàn TP xảy ra 4 vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công với tổng số người tham gia 714 người (bằng số vụ và giảm 721 người so với cùng kỳ).

Tổng số người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 3.430/13.500 người (đạt 25,4% kế hoạch); cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho 8 doanh nghiệp. Đã tiếp nhận, thẩm định hoạt động dịch vụ việc làm cho 10 lượt đơn vị.

Thực hiện cấp mới và cấp lại 2.517 giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại TP. Theo dõi, quản lý tốt tình hình lao động người nước ngoài trở lại Việt Nam làm việc từ vùng có dịch bệnh như Trung Quốc, Hàn Quốc,...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ