TP.HCM: Nhiều lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng do tác động của dịch COVID-19

Nhàđầutư
Trước tình hình dịch COVID-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp và kéo dài trong thời gian qua, nhiều ngành nghề tại TP.HCH bị ảnh hưởng, đặc biệt là ngành du lịch bị sụt giảm mạnh. Nnhiều nhà hàng, cửa tiệm lâm vào tình cảnh ‘ế ẩm’, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu để sản xuất....
CHU KÝ
10, Tháng 03, 2020 | 18:29

Nhàđầutư
Trước tình hình dịch COVID-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp và kéo dài trong thời gian qua, nhiều ngành nghề tại TP.HCH bị ảnh hưởng, đặc biệt là ngành du lịch bị sụt giảm mạnh. Nnhiều nhà hàng, cửa tiệm lâm vào tình cảnh ‘ế ẩm’, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu để sản xuất....

Thống kê của Sở Du lịch TP.HCM cho thấy, lượng khách du lịch quốc tế đến TP trong tháng 2/2020 đạt 346.650 lượt khách, giảm 52% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu tính cả 2 tháng đầu năm 2020, khách quốc tế đến TP ước đạt hơn 1,18 triệu lượt, giảm 21,71% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp kinh doanh thị trường Trung Quốc, doanh thu giảm mạnh 70 - 80%. Một số doanh nghiệp chuyên thị trường Trung Quốc thậm chí đã phải tạm ngưng hoạt động phòng du lịch đến tháng 6.

Lượng khách giảm, kéo theo doanh thu du lịch tháng 2/2020 của TP cũng sụt giảm mạnh, ước đạt 8.100 tỷ đồng, giảm 29,94% so với cùng kỳ năm 2019, giảm 37% so với tháng trước. Trong 2 tháng đầu năm 2020, doanh thu của ngành du lịch TP ước đạt 21.127 tỷ đồng.

IMG_5579

Nhiều địa điểm du lịch tại TP.HCM vắng khách do dịch COVID-19.

Theo Sở Du lịch, TP hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp du lịch; do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hầu hết các doanh nghiệp này đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như phải đổi, hủy chương trình tour, thay đổi kế hoạch kinh doanh do tâm lý khách hàng lo sợ dịch bệnh.

Bên cạnh đó, nhiều nhà hàng, khách sạn phải cắt giảm gần 10% nhân sự vì không có công việc để bố trí, đồng thời tiết kiệm chi phí.

Ngoài ảnh hưởng của nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ khiến nhiều doanh nghiệp không thể tiêu thụ bia rượu (nguồn thu chính của các quán nhậu), thì dịch COVID-19 cũng là nguyên nhân, khiến nhiều cửa tiệm, nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn TP.HCM buôn bán ‘ế ẩm’ vì không có khách, qua đó, phải tạm ngừng kinh doanh, thậm chí một số khác còn phải đóng cửa, trả lại mặt bằng vì không đủ tiền thuê.

89288639_2283390581956864_441849029773492224_n
88014080_193747231725569_2863773236787675136_n

Ảnh hưởng do dịch COVID-19, nhiều nhà hàng cửa tiệm buôn bán 'ế ẩm', thậm chí một số khác còn phải đóng cửa, trả mặt bằng do không đủ tiền thuê.

Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) cũng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, các Sở ban ngành… kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành bia rượu nước giải khát.

Theo VBA, trong 2 tháng đầu năm 2020, sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp trong ngành đều sụt giảm ước tính lên đến 40-50%, điều này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành bia rượu nước giải khát mà còn ảnh hưởng đến đối tác và nhà cung cấp, các nhà hàng, quán ăn.

Đáng chú ý, việc giảm sản lượng tiêu thụ bia rượu nước giải khát có thể dẫn đến giảm nguồn thu ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ đồng trong năm 2020 gồm việc giảm các khoản đóng góp từ doanh nghiệp sản xuất bia rượu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có liên quan đến bia rượu.

Bên cạnh đó, dịch COVID-19 cũng tác động không nhỏ việc nhập khẩu hàng hóa. Theo báo cáo của Cục thống kê TP.HCM trong 2 tháng đầu năm 2020,  tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp TP tại các cửa khẩu trên cả nước ước đạt 6.784,1 triệu USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu đạt 1.921,6 triệu USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2019; nhóm hàng tiêu dùng đạt 257,8 triệu USD, giảm 27,5%.

Cụ thể, nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác có trị giá nhập khẩu đạt 675,6 triệu USD, giảm 26,8%, chiếm tỷ trọng 11,5%; điện thoại các loại và linh kiện có trị giá nhập khẩu đạt 110,0 triệu USD, giảm 25,8%;

Vải các loại có trị giá nhập khẩu đạt 245,4 triệu USD, giảm 24,1%, chiếm tỷ trọng 4,2%; chất dẻo nguyên liệu có giá trị nhập khẩu đạt 208,7 triệu USD, giảm 33,3%, chiếm tỷ trọng 3,5%;

Sắt thép có trị giá nhập khẩu đạt 189,1 triệu USD, giảm 23,6%; Dược phẩm có trị giá nhập khẩu đạt 135,3 triệu USD, giảm 42,8%;

Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày có trị giá nhập khẩu đạt 88,8 triệu USD, giảm 17,0% so với cùng kỳ 2019.

Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu để sản xuất do ảnh hưởng từ dịch COVID-19.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ