Trạm BOT cạnh cầu Vàm Cống đi 300m vẫn đóng tiền toàn tuyến, chủ đầu tư nói gì?

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Văn Khang - Chủ tịch HĐTV Công ty CP Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang, dự án cầu Vàm Cống phát sinh sau, vị trí đặt trạm BOT T2 đã được Chính phủ và các địa phương  thống nhất phê duyệt theo phương án tài chính.
HÓA KHOA
22, Tháng 05, 2019 | 21:23

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Văn Khang - Chủ tịch HĐTV Công ty CP Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang, dự án cầu Vàm Cống phát sinh sau, vị trí đặt trạm BOT T2 đã được Chính phủ và các địa phương  thống nhất phê duyệt theo phương án tài chính.

nhadautu - tram BOT T2 quoc lo 91

Tài xế phản đối việc thu phí tại trạm BOT T2 trên quốc lộ 91

Thời gian gần đây, nhiều tài xế đã phản đối việc thu phí bất hợp lý tại trạm BOT T2 trên quốc lộ 91. Đơn cử vừa qua, các tài xế xe tải mang biển số tỉnh An Giang và TP.HCM (ở hướng từ An Giang đi TP. Cần Thơ) đã đồng loạt dừng xe tại 3 làn thu phí tại trạm T2 BOT quốc lộ 91.

Theo các tài xế, khi cầu Vàm Cống được thông xe miễn phí vào ngày 19/5, phương tiện ô tô lưu thông qua ngã ba Lộ Tẻ đến cầu Vàm Cống (sang TP.HCM) và ngược lại (từ TP.HCM về) dù chỉ sử dụng khoảng 300m trên tuyến đường quốc lộ 91, nhưng vẫn phải trả đủ phí cho toàn tuyến BOT 91.

nhadautu - vi tri tram thu phi T2

 

Để hiểu hơn về câu chuyện này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Khang – Chủ tịch HĐTV Công ty CP Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ – An Giang.

Trong thời gian gần đây, dư luận phản ánh vị trí đặt BOT T2 là không hợp lý. Vậy quan điểm từ phía doanh nghiệp thế nào?

Dự án nâng cấp Quốc lộ 91 được Bộ Giao thông phê duyệt từ năm 2013, hoàn thành và tiến hành việc thu phí trong năm 2016. Vị trí các trạm thu phí nằm trên tỉnh Cần Thơ và đã được Chính phủ, Bộ Tài chính, địa phương quyết định.

Mục tiêu đầu tư dự án nhằm phục vụ kinh tế - xã hội cho người dân địa phương và địa bàn tỉnh, cũng như vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực lân cận khác.

Thực ra, trước đây đã có nhiều ý kiến đánh giá vị trí BOT 12 không hợp lý. Tuy vậy, câu chuyện đã có phần lắng xuống khi phía doanh nghiệp, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giao thông phối hợp với các địa phương, đã có Công văn số 50/2018/CV-AG gửi đến UBND 3 địa phương là Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang thông báo về việc giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ dự án BOT Quốc lộ 91 đoạn Cần Thơ - An Giang. (Trước đó, cuối năm 2017, doanh nghiệp cũng đã thực hiện giảm giá phí theo kiến nghị của Tổng cục Đường bộ Việt Nam). 

Việc cầu Vàm Cống mới được khánh thành và thông xe miễn phí từ ngày 19/5 là yếu tố khách quan phát sinh dẫn đến phản ứng gần đây của nhiều người dân. Cụ thể, họ cho rằng phương tiện ô tô lưu thông qua ngã ba Lộ Tẻ đến cầu Vàm Cống (sang TP.HCM) và ngược lại (từ TP.HCM về) chỉ sử dụng khoảng 300m trên tuyến đường quốc lộ 91, nhưng họ phải trả phí cho toàn tuyến BOT 91!

Vào 8h sáng mai (23/5), TP. Cần Thơ, tỉnh An Giang, Đồng Tháp sẽ họp và trao đổi.

Trạm thu phí BOT T2 (và BOT T1) thuộc dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 theo hình thức BOT. Ông có thể chia sẻ thêm về thông tài chính, tổng vốn đầu tư của dự án?

Hiện tại, tổng vốn đầu tư dự án đạt 1.720 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 282 tỷ đồng. Thời gian hoàn vốn dự kiến trong 34 năm. Tuy nhiên, số tiền thu phí chỉ đủ trả lãi vay (xấp xỉ hơn chục tỷ đồng) mỗi tháng. Nếu tính thêm các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nhân công, chúng tôi đều lỗ xấp xỉ khoảng trăm tỷ đồng mỗi năm từ khi thu phí đến nay.

Thực tế, ban đầu tiến độ thu hồi vốn là 20 năm, nhưng việc doanh nghiệp phải giảm giá thu phí trong năm 2017 và 2018 đã khiến quá trình này kéo dài thêm 34 năm. Điều này đã ảnh hưởng tức thì đến hiệu quả đầu tư.

Ngoài ra, thời gian kéo dài, nguồn thu thấp, lợi nhuận không thể thu về, doanh nghiệp phải gánh chịu nhiều rủi ro, trong đó có thể kể đến là lạm phát. Khổ lắm!

Như ông đã nói, doanh nghiệp từng giảm giá thu phí trong năm 2017 và 2018. Ở lần này, xin ông có thể chia sẻ doanh nghiệp sẽ có những kiến nghị thế nào với Chính phủ?

Việc giảm giá thu phí trong năm 2017 và 2018 đã ảnh hưởng lớn và gây áp lực cho doanh nghiệp. Chúng tôi mong mỏi Chính phủ và các địa phương hỗ trợ nguồn vốn giải phóng mặt bằng, tiền đầu tư vào dự án.

Về vị trí trạm cần di dời như đề cập trên một số phương tiện truyền thông, như tôi đã nói, đây là quyết định từ Chính phủ và các địa phương, nhà đầu tư không có quyền quyết định. Ngoài ra, việc thay đổi trạm so với vị trí phê duyệt có thể phá cấu trúc dự án.

Xin cám ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ