Trầm Bê: Cả đời kinh doanh chưa một lần tính toán nhầm, nhưng đã một bước đi sai là tan tành cơ nghiệp

Nhàđầutư
Hôm qua 1/8, Cục Cảnh sát C46, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank. Thông tin gây chấn động giới tài chính, bởi tưởng rằng với bàn tay ma thuật, Trầm Bê đã thoát xác thành công sau khi rời khỏi Sacombank "bình yên".
NHÓM PV
02, Tháng 08, 2017 | 07:17

Nhàđầutư
Hôm qua 1/8, Cục Cảnh sát C46, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank. Thông tin gây chấn động giới tài chính, bởi tưởng rằng với bàn tay ma thuật, Trầm Bê đã thoát xác thành công sau khi rời khỏi Sacombank "bình yên".

anh ghep-2

Ngày 1/8, Cục Cảnh sát C46, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank.

Tài kinh doanh thiên phú

Như nhiều đại gia khác ở Việt Nam, Trầm Bê được biết đến và phất lên là nhờ đầu tư bất động sản và ngân hàng. Tuy nhiên, nếu nhìn lại cả chặng đường thì có thể thấy ông là một người vô cùng nhạy cảm với những thị trường còn bỏ ngỏ, đầu tư vào đa lĩnh vực nhưng đều có toan tính và bước đi chắc chắn, tính toán theo chu kỳ vận động của nền kinh tế, từ nông nghiệp tới đầu tư cơ sở hạ tầng và tài chính.

Khởi nghiệp từ cương vị Giám đốc Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh (1991-1994) và sau đó là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty này (1995-2001). Từ năm 2002, Trầm Bê là Chủ tịch HĐQT công ty chế biến Thuỷ hải sản Sơn Sơn chiếm lĩnh 100% thị trường chiếu xạ thanh long tại Việt Nam trong vòng 7 năm.

Ở thời điểm đó, giá chiếu xạ thanh long do công ty này đưa ra cao gấp 4 lần so với giá chiếu xạ thanh long tại Thái Lan, nhưng các doanh nghiệp cũng phải chấp nhận. Trầm Bê lên tiếng giãi bày: “Tôi theo đuổi việc lắp ráp, nhập khẩu máy chiếu xạ này từ 6 năm trước. Trải qua biết bao nhiêu thủ tục phức tạp, bao nhiêu biến cố và chi phí thì không thể nào tính được, công ty mới được cấp giấy phép chiếu xạ như hiện nay”.

Đến khoảng năm 2009, sau khi thế độc quyền trong nông nghiệp về lĩnh vực chiếu xạ thanh long bị phá vỡ, đơn hàng giảm, cũng là sau 10 năm tích lũy tài chính, Trầm Bê bắt đầu nhảy vào thị trường bất động sản bằng việc đầu tư vào BCCI với vai trò là thành viên Hội đồng Quản trị (1999). 

Vào thời kỳ này, việc đầu tư bất động sản khá dễ dàng, quỹ đất còn nhiều cộng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đang ở mức cao. Nhờ đó, BCCI có mức tăng trưởng lớn, doanh thu tăng 66% và lợi nhuận tăng 36% trong năm tài chính 2009-2010.

Sau khi đầu tư vào BCCI, cơ sở hạ tầng là đích đến đầu tiên mà Trầm Bê nhắm tới với việc đầu tư xây dựng Bệnh viện Triều An. Bởi lẽ, việc xây dựng bệnh viện lúc này sẽ nhận được nhiều ưu đãi của Nhà nước và đặc biệt là thị trường này vẫn còn bỏ ngỏ.

Thành công khá lớn với việc đầu tư bệnh viện, cơ sở hạ tầng, Trầm Bê lại xoay sang làm ngân hàng, nhờ đó tạo thế kiềng 3 chân vững chắc, vừa sản xuất, vừa huy động vốn, khó lọt ra ngoài một đồng lãi.

Trầm Bê đã tham gia đầu tư và trở thành thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam vào năm 2004. Trong giai đoạn này, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc và đạt đỉnh điểm vào năm 2007. Cụ thể, tăng trưởng huy động vốn đạt 36,5% và tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 34% so với năm 2006. Riêng Phương Nam cũng đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng cùng lợi nhuận ròng gần 200 tỷ đồng năm 2007.

"Một tay che trời"

Làm ngân hàng từ khá sớm, tuy nhiên Trầm Bê vẫn luôn được coi là một đại gia kín tiếng cho đến khi ông âm thầm thâu tóm Sacombank (mã STB) - lúc đó là một trong những ngân hàng dẫn đầu thị trường ngân hàng, tài chính. Đây có thể coi là cú sốc lớn với thị trường lúc bấy giờ, bởi theo thông tin trước đó, có một nhóm cổ đông lớn đang mua lượng lớn cổ phiếu Sacombank, nhưng tới phút chót mới lộ diện Trầm Bê là người đứng sau. Trong ĐHĐCĐ ngân hàng này năm 2012 có thể nói Trầm Bê đã "một tay che trời".

Đầu tháng 2/2012 Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết đã có ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% cổ phần biểu quyết, trong đó có Trầm Bê), yêu cầu bầu lại toàn bộ ban lãnh đạo của Sacombank.

Gần như toàn bộ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Sacombank đã thay đổi. Trầm Bê xuất hiện với chức vụ mới là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank. Trầm Trọng Ngân con trai thứ 2 của ông Trầm Bê, lên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng Phương Nam và Trầm Khải Hòa cũng là thành viên Hội đồng Quản trị của Sacombank bắt đầu từ tháng 5/2012.

Theo đánh giá của giới tài chính, Trầm Bê là một trong số ít doanh nhân gần như không thất bại trong suốt sự nghiệp kinh doanh, cho tới quyết định sáp nhập ngân hàng Phương Nam vào Sacombank. Cho đến nay cũng khó có thể nói rằng bước đi này của ông Trầm Bê là khôn hay dại. Bởi trước đó, cuộc hôn nhân giữa 2 ngân hàng vốn được cho là không cân xứng này đã được Trầm Bê tính toán để làm sao Sacombank gánh hết cái xấu từ Phương Nam.

Tuy nhiên, mọi việc có vẻ không suôn sẻ như dự kiến khi cuộc hôn nhân đã kéo cả 2 cùng đi xuống. Khi phải công khai minh bạch, kết quả bi đát của ngân hàng Phương Nam đã sớm lộ diện. Năm 2014, Phương Nam báo lãi vẻn vẹn 17 tỷ đồng trên tổng vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng; nợ xấu chiếm gần 6% trong tổng số hơn 43 nghìn tỷ đồng dư nợ. Sau khi trích lập các quỹ, ngân hàng chỉ còn lại 1,2 tỷ đồng nên đã không thể chia cổ tức cho cổ đông.

Cùng với đó, một trong những điều tệ hại nhất Trầm Bê mang tới cho Sacombank là khoản tín dụng 1.800 tỷ cho Phạm Công Danh vay năm 2013 với hồ sơ khống 6 công ty liên quan. Đây cũng là khoản tín dụng đưa Trầm Bê tới con đường ngày hôm nay, bị bắt giam giam và khởi tố.

Sau khi có thông tin ông Trầm Bê, nguyên thành viên HĐQT và ông Phan Huy Khang - nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Sacombank vừa khởi tố và bắt giam, Sacombank đã nhanh chóng lên tiếng khẳng định "Sacombank không có thiệt hại".

Ngân hàng này cho biết các khoản vay trên, Sacombank đã thu hồi vốn và lãi đầy đủ từ tháng 4/2014. Ông Trầm Bê không còn đảm nhiệm bất kỳ chức vụ quản trị - điều hành nào tại Sacombank từ ngày 23/2/2017.

Ngày 24/2/2017, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP  Sài Gòn Thương tín (Sacombank) phát đi thông báo: Ông Trầm Bê và con là Trầm Khải Hoàn ký giấy tờ tự nguyện rời vị trí và không còn tham gia vào điều hành Sacombank kể từ thời điểm này. Tuy nhiên, đây chỉ là 1 bước thủ tục cuối, còn trước đó 1 năm, ông Trầm Bê đã không còn tham gia vào quản trị Sacombank nữa. 

Hậu quả mà ông Trầm Bê gây ra đã đẩy Sacombank vào một phen lao đao cho đến tận bây giờ. Đã có thời điểm nợ xấu của ngân hàng này lên tới con số 23,1% (kể cả nợ bán cho VAMC). Mới đây, Công ty Chứng khoán Sài gòn (SSI) cũng đã chỉ ra: Kết quả kinh doanh và chất lượng tài sản của STB trong năm 2016 vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc mua lại Southern Bank.

Theo đó, lợi nhuận trước thuế của STB giảm 63,8% xuống còn 532 tỷ đồng trong năm 2016 do thu nhập lãi ròng giảm và áp lực chi phí hoạt động kinh doanh tăng. Hệ số NIM của ngân hàng tiếp tục đà giảm từ năm 2012 với nguyên nhân chủ yếu do tài sản xấu gia tăng (tỷ lệ nợ xấu là 5,4% và lãi suất và phí phải thu chiếm 8% trên tổng tài sản). 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ