TP.HCM 'hút' 9 tỷ USD kiều hối trong năm 2023

Nhàđầutư
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, trong năm 2023, TP.HCM thu hút khoảng 3,4 tỷ USD vốn FDI; lượng kiều hối chuyển về đạt gần 9 tỷ USD, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm 2022.
LIÊN THƯỢNG
21, Tháng 12, 2023 | 16:27

Nhàđầutư
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, trong năm 2023, TP.HCM thu hút khoảng 3,4 tỷ USD vốn FDI; lượng kiều hối chuyển về đạt gần 9 tỷ USD, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm 2022.

kieuhoi-16710111037201163634392

Năm 2023, TP.HCM hút được 9 tỷ USD kiều hối, tăng 35% so với 2022. Ảnh: CTTĐTCP

Lượng kiều hối năm 2023 tăng 35%

Trình bày tham luận về xây dựng TP.HCM thành trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu cả nước tại Hội nghị Ngoại giao 32, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, trong năm 2023, công tác ngoại giao kinh tế được thành phố đặc biệt đẩy mạnh nhằm mục tiêu phục hồi kinh tế - xã hội và xây dựng hình ảnh của thành phố hậu Covid-19. Sự phát triển của trung tâm tài chính TP.HCM có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn lực tài chính từ bên ngoài, từ các khoản viện trợ, hợp tác, kiều hối, dự án đầu tư nước ngoài... thông qua các hoạt động ngoại giao kinh tế.

"Kết quả năm 2023, TP.HCM thu hút khoảng 3,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI); lượng kiều hối chuyển về đạt gần 9 tỷ USD, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm 2022. Các nguồn lực tài chính được thu hút thông qua các hoạt động ngoại giao kinh tế và các chính sách thu hút hiệu quả của thành phố góp phần thúc đẩy phát triển các dịch vụ tài chính, giao dịch tài chính và từng bước hình thành diện mạo một trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM", ông Hoan khẳng định.

Lãnh đạo thành phố thường xuyên gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài để lắng nghe nguyện vọng và đề xuất, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn; đã chủ động đưa các nội dung kinh tế vào các sự kiện đối ngoại thường niên. Tất cả các hoạt động đối ngoại ở nước ngoài đều tập trung các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư phục cho phát triển kinh tế, và trọng tâm là thu hút đầu tư phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, mặc dù thị trường vốn của Việt Nam đang được nhận định có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP tăng từ 11% vào năm 2011 lên 54% năm 2020, trong đó TP.HCM chiếm hơn 95% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường và 64,8% GDP cả nước; tuy nhiên, vẫn còn khá thấp so với một số nước trong ASEAN.

Thị trường trái phiếu vẫn còn hạn chế trong các loại sản phẩm và dịch vụ liên quan trái phiếu doanh nghiệp, và trái phiếu chính phủ tiếp tục chiếm ưu thế. Thị trường vốn tuy đã xuất hiện các hoạt động dịch vụ tài chính mới như chứng khoán phái sinh, bảo hiểm, mua bán - sáp nhập (M&A), quản lý quỹ, quản lý tài sản, ngân hàng số và công nghệ tài chính... nhưng chưa có các dịch vụ tài chính huy động vốn gắn với khả năng chấp nhận rủi ro cao, như nguồn vốn mạo hiểm; trái phiếu xanh; hoạt động niêm yết chéo...

Đẩy mạnh kết nối, thu hút kiều hối

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh, để phát triển từ một Trung tâm tài chính thứ cấp thành Trung tâm tài chính toàn cầu, đòi hỏi thành phố phải nỗ lực cải thiện đồng bộ các trụ cột về năng lực cạnh tranh, làm rõ mô hình và lựa chọn hướng đi phù hợp, xác định chiến lược và các quyết sách mang tính đột phá để có thể cạnh tranh với các trung tâm tài chính trong khu vực, thu hút, mời gọi các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn có tầm ảnh hưởng, dẫn dắt dòng vốn quốc tế vào thị trường Việt Nam.

Trên cơ sở tham khảo các tiêu chí trụ cột để đánh giá vị thế của một Trung tâm tài chính toàn cầu, thì định hướng phát triển Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM được xem như là một hệ sinh thái hoàn chỉnh và đồng bộ; trong đó cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị không thể tách rời nhau; môi trường kinh doanh an toàn, ổn định; môi trường pháp lý chặt chẽ với khung chính sách minh bạch, phù hợp các thông lệ quốc tế; phát triển mạnh hạ tầng công nghệ và hạ tầng tài chính với mạng lưới các công ty dịch vụ chuyên nghiệp hỗ trợ.

Theo ông Võ Văn Hoan, để thực hiện được chủ trương lớn của trung ương, các hoạt động ngoại giao kinh tế và sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan Trung ương đối với thành phố có ý nghĩa quan trọng, tạo ra động lực tích cực góp phần thúc đẩy phát triển nhanh Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM. Trong thời gian tới TP.HCM sẽ thực hiện một số nhiệm vụ.

Thứ nhất, tập trung xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh quốc tế về thành phố thân thiện, năng động, an toàn, là điểm đến hấp dẫn của du khách và nhà đầu tư quốc tế.

Thứ hai, thúc đẩy triển khai các cam kết, các dự án chương trình hợp tác của thành phố và các đối tác quốc tế một cách hiệu quả và thực chất.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác về người Việt Nam ở nước ngoài nhằm thu hút và phát huy nguồn lực tri thức, nguồn kiều hối phục vụ cho phát triển thành phố.

Thứ tư, bên cạnh sự chủ động và sẵn sàng của thành phố trong nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển trung tâm tài chính quốc tế, như sẵn sàng quỹ đất; sẵn sàng quy hoạch; sẵn sàng hạ tầng, sẵn sàng nguồn nhân lực để đáp ứng cho các nhà đầu tư, thành phố mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên sát sao của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, nhất là Bộ Ngoại giao và Bộ KH-ĐT.

Mục tiêu là hình thành khung chính xây dựng sách vượt trội so với các Trung tâm tài chính quốc tế trong khu vực ASEAN; hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đảm bảo minh bạch, an toàn cho các nhà đầu tư tài chính và ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế đến đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ