Tín dụng tăng trở lại

Nhàđầutư
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, đến ngày 29/8/2023, tín dụng tăng 5,33% so với cuối năm 2022. Dù còn thấp nhưng tín dụng đã tăng trở lại sau khi tháng 7 tín dụng quay đầu giảm.
ĐÌNH VŨ
07, Tháng 09, 2023 | 17:05

Nhàđầutư
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, đến ngày 29/8/2023, tín dụng tăng 5,33% so với cuối năm 2022. Dù còn thấp nhưng tín dụng đã tăng trở lại sau khi tháng 7 tín dụng quay đầu giảm.

Pho-thong-doc-dao-minh-tu

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú. Ảnh: VGP

Chia sẻ thông tin tại cuộc họp Chính phủ về giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, hiện nay toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền". Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang tồn kho tiền.

Theo Phó Thống đốc, mặc dù NHNN cùng toàn hệ thống liên tục tổ chức các hội nghị nhằm thúc đẩy kết nối ngân hàng với doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến, rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật, thực hiện cải cách, ban hành chính sách hỗ trợ, giảm lãi suất cho vay … nhưng việc cấp tín dụng cho nền kinh tế vẫn gặp khó khăn. Nguyên nhân là doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, không muốn vay. 

Báo cáo cụ thể của NHNN cho biết, đến ngày 29/8/2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, tăng 5,33% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%). Trước đó, trong tháng 7, tín dụng quay đầu giảm, mức tăng trưởng chỉ đạt 4,56% thấp hơn con số vào cuối tháng 6.

NHNN cũng cho biết thanh khoản hệ thống TCTD đang dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng (toàn hệ thống còn khoảng 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng).

NHNN đề xuất 4 nhóm giải pháp gồm: Kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực; phát triển các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; nâng cao năng lực, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp; và các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất.

Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, tăng trưởng tín dụng đang duy trì ở mức thấp hơn nhiều so với kế hoạch tăng trưởng tín dụng 2023 từ phía Ngân hàng Nhà nước. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng thấp thứ hai trong thập kỷ qua.

Mirae Asset Việt Nam cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng trưởng tín dụng khó khăn là lãi suất cho vay cao dai dẳng. Mặc dù NHNN đã nhiều lần cắt giảm lãi suất điều hành trong 6 tháng đầu năm nay với tổng cộng 1,5 điểm %, song lãi suất cho vay tiếp tục neo ở mức cao, hạn chế nhu cầu vay. Ngoài ra, điều kiện kinh tế khó khăn kéo dài, dẫn đến nhu cầu tín dụng phục vụ mục đích mở rộng kinh doanh và các hoạt động đầu tư ở mức thấp.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cũng cho rằng nguyên nhân chính khiến tín dụng vẫn tăng trưởng thấp so với cùng kỳ các năm trước đây chủ yếu là do nhu cầu vốn trong nền kinh tế thấp. Khó khăn của thị trường, khó khăn của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã đã ảnh hưởng nhất định đến quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn, đến nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh… Những điều này tác động trực tiếp đến nhu cầu tín dụng và kết quả tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua.

Theo NHNN chi nhánh TP.HCM, bản thân ngành ngân hàng, bằng những hành động cụ thể cùng với chính sách tiền tệ tín dụng đang triển khai đã rất nỗ lực trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh từng bước vượt qua khó khăn, phục hồi và tăng trưởng khi thị trường, nền kinh tế khởi sắc với những tín hiệu tích cực.

Tuy nhiên, để chính sách tiền tệ tín dụng phát huy hiệu quả hơn nữa, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, vẫn cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ, các giải pháp có liên quan về tài chính, thị trường tiêu thụ, hoạt động xuất nhập khẩu, môi trường đầu tư kinh doanh… Điều này sẽ tạo những hiệu ứng nhanh hơn, mạnh hơn và tác động tích cực đối với các trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Theo đó, cầu tín dụng sẽ tăng khi các hoạt động này được cải thiện và tăng trưởng. Đặc biệt, lĩnh vực đầu tư và tiêu dùng sẽ là các lĩnh vực sẽ phục hồi tốt hơn nếu phát huy các giải pháp đồng bộ và hành động quyết tâm, phối hợp hiệu quả chính sách và thực hiện toàn diện.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ