Tiêu cực ở cao tốc TPHCM-Trung Lương: Lộ lợi ích nhóm, bắt tay ngầm?

TUẤN NGUYỄN
09:13 05/01/2019

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, những vụ lùm xùm tại các trạm BOT trên cả nước, mới nhất là tiêu cực ở cao tốc TPHCM - Trung Lương cho thấy đang có lỗ hổng chính sách rất lớn. Đằng sau đó là dấu liệu lợi ích nhóm, những cú bắt tay ngầm xà xẻo ngân sách quốc gia.

tienphong5_14a_vebe

Trạm thu phí tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương

Doanh thu 1.000 tỷ có thể khai báo chỉ 100 tỷ

Vụ việc trốn thuế, gây thất thu cho Nhà nước tại Cty CP Tập đoàn Yên Khánh, Chi nhánh Long An ở các trạm thu phí trên tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương đang khiến dư luận bức xúc. Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Cty Luật BASICO khẳng định, trong vụ việc này các đối tượng có dấu hiệu tham ô, chiếm đoạt tài sản của nhà nước, chứ không chỉ dừng lại ở hành vi trốn thuế.

Ông Đức nhìn nhận, hệ thống pháp luật về BOT, BT cho tới chính sách chung hiện nay còn thiếu, không rõ ràng, không thống nhất áp dụng. Do đó, các chủ đầu tư có thể thoải mái khai báo doanh thu, che giấu doanh số thu phí, trốn thuế.

Sẽ càng nguy hiểm hơn khi hành vi này được thực hiện có tính “hệ thống” liên quan nhiều cá nhân trong chuỗi thu phí. “Ví dụ, mỗi năm, một doanh nghiệp (DN) quản lý các trạm thu phí trên tuyến cao tốc đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng, nhưng họ chỉ khai doanh thu 100 tỷ đồng. Khi đó, số thuế họ phải nộp chỉ là 30 tỷ đồng, bao gồm 10 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng (VAT) và 20 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Còn lại 900 tỷ đồng họ đút túi riêng, số tiền này nhân với thời gian gian lận kéo dài có thể thấy họ tư lợi tới mức độ nào”, chuyên gia này phân tích.

Về phía các cơ quan quản lý, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, có thể nhìn thấy sự hạn chế về trình độ, thiếu trách nhiệm, không khắc phục, xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố với các dự án BOT.

“Bản chất của việc kêu gọi đầu tư dự án BOT là do vốn ngân sách hạn hẹp. Song có một nghịch lý là vốn các dự án BOT hiện nay chủ yếu do nhà nước và các ngân hàng lo. Luật quy định doanh nghiệp phải có trên 15 % vốn (đối với dự án cần vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng) nhưng nhiều dự án lớn, chủ đầu tư chỉ phải lo hơn 10% vốn, còn lại là vay ngân hàng”, ông Đức cho biết.

Từ đó dẫn tới chuyện dự án có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, nhưng chủ đầu tư rất dễ khai khống lên 2.000 tỷ đồng, cơ quan quản lý nhà nước có thể cũng dễ dàng bỏ qua, vì vốn đầu tư không xuất phát từ NSNN. Nếu chủ đầu tư dự án làm ăn chính đáng, thu đúng thì sau 5, 10 hoặc 20 năm dự án sẽ hoàn vốn. Nhưng nếu chủ đầu tư thu phí gấp 1,5 - 2 lần, thậm chí cao hơn thì người dân sẽ phải chịu thua thiệt nhiều nhất.

Chi phí qua các trạm BOT này ở một khía cạnh có thể hiểu là loại thuế gián thu. Nhưng khác là người dân thay vì nộp thuế cho nhà nước lại phải bỏ tiền túi ra trả một khoản phí cao hơn mức bình thường cho chủ đầu tư dự án. Đây là hình thức doanh nghiệp chiếm đoạt gián tiếp vì chế tài xử phạt không rõ ràng.

Dân chưa mặn mà với thu phí tự động?

Về ý kiến cho rằng phải đấu thầu các dự án thực hiện theo hình thức BOT mới bảo đảm khách quan, ông Đức nêu ý kiến: Thực tế đấu thầu ở Việt Nam rất phổ biến tình trạng “quân xanh, quân đỏ”. Lúc đó, đấu thầu lại là biện pháp để người ta hợp thức hóa chỉ định thầu một cách êm xuôi.

Trước câu hỏi “Phải chăng sự thiếu minh bạch và biểu hiện của nhóm lợi ích là lý do chính khiến người dân bức xúc với các dự án BOT?”, Luật sư Đức cho hay, ngay cả những dự án sử dụng nguồn vốn từ NSNN đã tồn tại tình trạng bắt tay ngầm, “xà xẻo” ngân sách thì với những dự án BOT vốn ẩn chứa nhiều lợi ích, tình trạng này sẽ nặng hơn. Đặc biệt, không thể không nhắc tới các trạm thu phí đường bộ trên tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với mức gian lận phí lên đến 500 triệu đồng/ngày (vào tháng 7/2016, khi cơ quan chức năng kiểm tra).

“Số tiền đó hiện đang ở đâu và được xử lý ra sao? Tôi chưa nắm được bất kỳ thông tin nào kết luận về số tiền gian lận nêu trên hay quyết định truy hồi hoặc giảm trừ thời gian hoàn vốn. Còn người dân vẫn phải cắn răng trả tiền mỗi khi qua trạm, không biết chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm thuộc về đơn vị nào? Quan sát bằng mắt thường cũng có thể dễ dàng tính toán, thời gian hoàn vốn tại BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ rất ngắn do thường xuyên ở trong tình trạng tấp nập xe cộ qua lại”, ông Đức nói.

Thực tế, sau gần 2 năm triển khai, hình thức thu phí không dừng vẫn “giậm chân tại chỗ”, tỷ lệ người trả phí tự động tại các trạm đã triển khai vẫn còn thấp. Theo ông Đức, nguyên nhân có nhiều, trong đó có việc chúng ta tuyên truyền chưa tốt. Người dân vẫn thích dùng tiền mặt để trả, chưa quen dùng thẻ, thanh toán qua ngân hàng... Ông Đức đề xuất nên giao việc quản lý thu phí không dừng này cho Tổng cục Đường bộ, không nên bàn giao công nghệ cho chủ đầu tư rồi để họ sử dụng theo ý muốn. Chỉ có làm như vậy mới có thể hạn chế tiêu cực.

Ngày 1/1, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an phá chuyên án đấu tranh với hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật của Cty CP Tập đoàn Yên Khánh, Chi nhánh Long An nhằm che giấu doanh số thu phí, trốn thuế xảy ra tại các trạm thu phí trên tuyến cao tốc TPHCM- Trung Lương.

(Theo Tiền Phong)

  • Cùng chuyên mục
Chính sách thuế đối ứng của Mỹ tác động như thế nào tới tăng trưởng GDP của Việt Nam?

Chính sách thuế đối ứng của Mỹ tác động như thế nào tới tăng trưởng GDP của Việt Nam?

Nếu mức thuế đối ứng thấp nhất của Mỹ áp dụng với Việt Nam là 10% thì tăng trường GDP của Việt Nam hầu như không bị tác động. Tuy nhiên với mức 20%, GDP sẽ bị giảm 0,7- 0,8%.

Sự kiện - 05/07/2025 16:01

Hà Nội bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt đời sống người dân

Hà Nội bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt đời sống người dân

"Hà Nội tiếp kiểm tra rà soát, đánh giá về thể chế, nhân lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số, phục vụ tốt đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân", Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Sự kiện - 05/07/2025 09:50

[Café Cuối tuần] Chính quyền hai cấp: Khi những triết lý quản trị thành hiện thực

[Café Cuối tuần] Chính quyền hai cấp: Khi những triết lý quản trị thành hiện thực

Ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã – bắt đầu được vận hành trên phạm vi toàn quốc. Theo mô hình này, cấp trung gian (cấp huyện) được tinh giản, để chỉ còn hai cấp chính quyền: cấp chiến lược (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) và cấp hành chính – dịch vụ (xã, phường). Mỗi cấp chính quyền đều có cơ quan dân cử và cơ quan hành chính riêng, được phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.

Sự kiện - 05/07/2025 09:49

Quảng Ninh đà tăng trưởng rõ nét, nhưng còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ

Quảng Ninh đà tăng trưởng rõ nét, nhưng còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ

Bức tranh kinh tế Quảng Ninh nửa đầu năm 2025 ghi nhận nhiều gam màu sáng. Song, để bứt phá, tỉnh vẫn cần tháo gỡ các nút thắt trong đầu tư công, thu hút vốn FDI.

Sự kiện - 04/07/2025 16:58

Cuối năm nay sẽ thông xe hơn 47 km đường Vành đai 3 TP.HCM

Cuối năm nay sẽ thông xe hơn 47 km đường Vành đai 3 TP.HCM

10 gói thầu xây lắp chính của dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đến nay đạt hơn 45%. Đến cuối năm 2025 phấn đấu đạt trên 70%, đảm bảo mục tiêu thông xe 14,7 km phần cao tốc cầu cạn trên địa bàn TP. Thủ Đức và thông xe kỹ thuật 32,6 km phần cao tốc trên địa bàn Củ Chỉ, Hóc Môn, Bình Chánh.

Sự kiện - 04/07/2025 08:10

Tạp chí Nhà đầu tư trao nhà tình nghĩa cho bà Hồ Thị Nhời

Tạp chí Nhà đầu tư trao nhà tình nghĩa cho bà Hồ Thị Nhời

Ngôi nhà tình nghĩa do Tạp chí Nhà đầu tư hỗ trợ xây dựng cho bà Hồ Thị Nhời (xã Phước Thành, TP. Đà Nẵng) đã được bàn giao, đưa vào sử dụng sáng ngày 3/7.

Sự kiện - 03/07/2025 14:23

Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội xử lý nghiêm vi phạm hàng giả, hàng nhái

Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội xử lý nghiêm vi phạm hàng giả, hàng nhái

Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội quản lý chặt chẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và mỹ quan đô thị, quyết liệt đấu tranh, xử lý nghiêm vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Sự kiện - 03/07/2025 09:36

Chủ tịch Hà Nội: Cơ hội để Thủ đô đi trước một bước xây dựng chính quyền đô thị hiện đại

Chủ tịch Hà Nội: Cơ hội để Thủ đô đi trước một bước xây dựng chính quyền đô thị hiện đại

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay, Hà Nội xác định, triển khai Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị không chỉ là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, mà còn là cơ hội để Thủ đô đi trước một bước trong hoàn thiện thể chế, xây dựng chính quyền đô thị hiện đại.

Sự kiện - 03/07/2025 09:35

Thỏa thuận thuế quan Việt - Mỹ: Bước ngoặt chiến lược, mở toang cánh cửa hội nhập

Thỏa thuận thuế quan Việt - Mỹ: Bước ngoặt chiến lược, mở toang cánh cửa hội nhập

Việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận quan trọng về thuế quan không chỉ là một thắng lợi ngoại giao hay thương mại đơn thuần, mà còn là kết quả của một tầm nhìn dài hạn, bản lĩnh đối ngoại và chiến lược hội nhập sâu rộng. Theo chuyên gia xúc tiến xuất khẩu Nguyễn Tuấn Việt, bước đi này sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho dòng vốn đầu tư, tái cấu trúc chuỗi cung ứng, đồng thời định hình lại vị thế của Việt Nam trong trật tự kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Sự kiện - 03/07/2025 09:34

Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam

Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam

Ông Trump khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương.

Sự kiện - 02/07/2025 23:08

Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới

Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới vừa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Hải Phòng và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.

Sự kiện - 02/07/2025 18:11

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã

Tống Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số chính là hệ thần kinh Trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã. Trong mô hình mới phải trở thành một bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin, không có chuyển đổi số thì mô hình hành chính 2 cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả.

Sự kiện - 02/07/2025 16:49

[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'

[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'

Để phát huy lợi thế mạng lưới thay vì từng địa phương đơn lẻ, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cần chuyển từ “quy hoạch tỉnh” sang “quy hoạch vùng kinh tế động lực”

Sự kiện - 02/07/2025 10:27

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt

Thăm, kiểm tra hoạt động chính quyền địa phương hai cấp tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bộ máy chính quyền cấp xã phải phát huy hiệu quả mô hình mới, các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền để chính quyền thực sự gần dân, sát với dân, phục vụ và giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vấn đề từ thực tiễn.

Sự kiện - 02/07/2025 08:20

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Đức Hiển được Bộ Chính trị, Ban bí thư điều động, phân công, bổ nhiệm, giữ chức vụ Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương.

Sự kiện - 02/07/2025 07:01

Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất

Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất

Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai đã tổ chức kỳ họp đầu tiên để kiện toàn bộ máy lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh. Với quy mô mới về diện tích, dân số và tiềm năng, Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Sự kiện - 01/07/2025 15:57