Thương chiến đã khiến Trung Quốc mất 3 triệu việc làm, ông Trump có nói vống điều đó?
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ba triệu công ăn việc làm đã bị mất đi ở Trung Quốc do hậu quả của cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, nhưng nhiều nhà phân tích không đồng ý với tuyên bố này của ông Trump.
Trong năm qua, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã áp đặt thuế quan lên hàng hóa trị giá hàng tỷ đô la của nhau.
Ông Trump cáo buộc Bắc Kinh về cách giao dịch không công bằng và đánh cắp tài sản trí tuệ.
"Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề trong những tháng qua", ông Trump nói tại Hội nghị thượng đỉnh G7 gần đây.
"Họ đã bị mất ba triệu việc làm và sắp tới đây sẽ còn mất nhiều hơn nữa".
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Trump nói về thiệt hại mà cuộc chiến thương mại đã gây ra cho Trung Quốc. "Họ đã mất hai triệu rưỡi việc làm trong một khoảng thời gian rất ngắn", ông nói tuần trước.
Các phóng viên của BBC đã tìm ra nơi mà Tổng thống Trump lấy được con số này.
Văn phòng báo chí Nhà Trắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên BBC bằng cách gửi đường dẫn đến một bài báo do tờ South China Morning Post, có trụ sở tại Hong Kong, đăng vào tháng 7.
Bài viết này trích dẫn một bản tường trình từ một ngân hàng đầu tư Trung Quốc, China International Capital Corp (CICC), ước tính rằng thiệt hại việc làm liên quan đến cuộc chiến thương mại trong lĩnh vực sản xuất lên tới 1,9 triệu trong khoảng thời gian từ tháng 7/2018 đến tháng 5/2019.
Khi bị gặng hỏi, người phát ngôn của ông Trump cho biết cuộc khảo sát của CICC không bao gồm dữ liệu sau tháng 5, khi đã có sự gia tăng đáng kể về mức thuế lên hàng hóa Trung Quốc.
Tuy nhiên, không có lời giải thích nào được đưa ra về việc con số ba triệu hay 2,5 triệu một tuần trước đó, có nguồn gốc từ đâu?
BBC cũng đã liên lạc với Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Thực tế ra sao?
Trung Quốc không có dữ liệu chính thức nào về tổn thất việc làm do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gây ra, nhưng các cuộc điều tra kinh tế do hai ngân hàng Trung Quốc thực hiện cho thấy cuộc chiến thương mại đã ảnh hưởng từ 1,2 đến 1,9 triệu việc làm trong lĩnh vực công nghiệp.
Trong khi việc áp thuế đã tác động đến mức sản xuất của Trung Quốc, còn có những lý do khác khiến công việc bị mất đi.
"Có thể biết được sự suy giảm công việc là đến đâu và nguyên nhân là gì?" Mary Lovely thuộc Viện kinh tế quốc tế Peterson, một viện nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết.
"Rất khó để thiết lập hệ nhân quả cho tình trạng giảm công ăn việc làm," Mary Lovely nói.
Mất việc làm trong ngành sản xuất đã một phần trở thành xu hướng dài hạn tại Trung Quốc khi nước này hướng tới một nền kinh tế dựa trên dịch vụ nhiều hơn, với việc tạo ra việc làm trong các ngành tài chính và công nghệ, và quá trình chuyển đổi này bắt đầu ngay cả trước khi cuộc chiến thương mại bắt đầu.
Vì vậy, tổn thất trong lĩnh vực công nghiệp cần phải được cân bằng với lợi nhuận ở những nơi khác trên toàn nền kinh tế.
Mỹ hoãn lệnh cấm Huawei thêm 90 ngày. Trong khi ông Trump 'bị hiểu nhầm' khi nói hối hận về cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc cũng phải đối mặt với áp lực từ các nước trong vùng có giá lao động rẻ hơn.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã có một nỗ lực đặc biệt để tăng việc làm ở những khu vực thành thị.
"Các dịch vụ ở khu vực đô thị đã thu hút phần lớn lao động từ các nhà máy bị đóng cửa," Dan Wang, nhà phân tích kinh tế Trung Quốc tại Bộ phận thống kê của tờ The Econimist ở Bắc Kinh cho biết.
Cũng có sự di cư ngược từ các tỉnh ven biển trở về quê nhà của công nhân như An Huy, Tứ Xuyên và Hà Nam, nơi các ngành công nghiệp địa phương đang phát triển.
Tổng lực lượng lao động của Trung Quốc năm 2018 là 788 triệu, theo các con số của Ngân hàng Thế giới. Vì vậy, việc mất mát hai triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất trong năm qua sẽ chỉ chiếm 0,25% tổng lực lao động.
Thất nghiệp chung của cả nước năm 2018 - theo thống kê chính thức của chính phủ Trung Quốc - là 3,8%, mức thấp nhất kể từ 2002.
- Cùng chuyên mục
Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.
Sự kiện - 19/11/2024 15:55
Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.
Sự kiện - 19/11/2024 14:58
Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sự kiện - 19/11/2024 14:24
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3
Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 14:22
Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 14:19
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.
Sự kiện - 19/11/2024 11:58
Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.
Sự kiện - 19/11/2024 11:12
Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?
Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.
Sự kiện - 19/11/2024 11:09
Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Sự kiện - 19/11/2024 10:49
Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô
HĐND TP. Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 19 xem xét, ban hành 11 nghị quyết quy phạm pháp luật để triển khai, thi hành Luật Thủ đô.
Sự kiện - 19/11/2024 10:06
Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
Sự kiện - 19/11/2024 06:43
'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'
Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".
Sự kiện - 19/11/2024 06:40
Hôm nay (19/11), HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề
Ngày 19/11, HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 06:23
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sự kiện - 18/11/2024 17:03
Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, vẫn còn một số cây bị gãy, đổ trên các tuyến đường, khu đô thị, khu dân cư chưa được kiểm tra, xử lý, thu dọn; một số cây bị nghiêng, đổ chưa được chống dựng lại.
Sự kiện - 18/11/2024 16:36
Tổng bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu
"Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức; yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao… đã thúc đẩy đổi mới giáo dục trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó", Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá.
Sự kiện - 18/11/2024 12:57
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 3 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 8 h ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago