Thừa Thiên Huế: Định hướng phát triển du lịch là kinh tế mũi nhọn

Nhàđầutư
Thừa Thiên Huế phấn đấu đến năm 2020 trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực, đến năm 2030 trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới.
PHAN TIẾN
15, Tháng 07, 2019 | 06:46

Nhàđầutư
Thừa Thiên Huế phấn đấu đến năm 2020 trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực, đến năm 2030 trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới.

Du lịch Huế: “Chẳng nơi nào có được”

Thừa Thiên Huế đang gìn giữ kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Với gần 1000 di tích bao gồm di tích lịch sử cách mạng, di tích tôn giáo, di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

IMG_6344

Thừa Thiên Huế - Thành phố Festival, thành phố Văn hóa của ASEAN, trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước

Có 5 di sản văn hóa được thế giới công nhận, đó là Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế. Mới đây, Huế cùng 8 tỉnh, thành phố khác tiếp tục trở thành chủ nhân của thêm một di sản vừa được UNESCO công nhận đó là nghệ thuật bài chòi.

Thừa Thiên Huế có hơn 500 lễ hội bao gồm lễ hội cung đình, lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại cùng với truyền thống văn hóa lâu đời của mỗi vùng miền.

Hiện nay, có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống và hiện đại đã được các địa phương khôi phục và phát huy, bao gồm lễ hội cung đình Huế (lễ tế Đàn Nam Giao, lễ tế Đàn Xã Tắc, lễ hội thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn, Lễ Truyền Lô..), các lễ hội văn hóa tín ngưỡng tôn giáo (lễ hội Điện Huệ Nam, lễ hội Quán Thế Âm, lễ Phật Đản...), lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh, thành hoàng, lễ tưởng niệm các vị tổ sư làng nghề (lễ hội Cầu ngư, Vật võ Làng Sình, vật võ Làng Thủ Lễ, Đu tiên Phong Điền, lễ hội Làng Chuồn, lễ hội đua ghe...) và nhiều lễ hội khác như lễ hội Đền Huyền Trân, Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch đồng bào các dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế, Lăng Cô huyền thoại biển, Festival Thuận An Biển gọi, Ấn tượng Bạch Mã...

Đặc biệt, Festival Huế được định kỳ tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn, Festival Nghề truyền thống Huế tổ chức hai năm một lần vào các năm lẻ đã trở thành một sinh hoạt văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc, tạo nên nét độc đáo cho vùng đất.

Nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hóa của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục và phát huy, tạo sự hấp dẫn khách du lịch như các làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, hoa giấy Thanh Tiên, tranh dân gian Làng Sình, tranh thêu cố đô, đan lát Bao La, gót Dã Lê, đúc đồng Phường Đúc, dệt Zèng A Lưới.

Thừa Thiên Huế cũng là vùng đất lưu giữ những giá trị nghệ thuật ẩm thực với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo, hấp dẫn.

Bức tranh du lịch đầy màu sáng

Trao đổi với PV, ông Lê Hữu Minh – Quyền giám đốc Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: “Năm 2018 là năm thành công của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đưa ra chính sách phát triển và thu hút đầu tư phù hợp.

dlh2

 

Đó là việc tập trung thực hiện Chương trình trọng điểm về du lịch - dịch vụ. Cùng với đó là đã hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới xung quanh khu vực kinh thành: Duy trì mở cửa Đại Nội về đêm, chiếu sáng Kỳ Đài, bắn súng thần công, chiếu phim 4D bằng công nghệ thực tế ảo với chủ đề “Đi tìm Hoàng Cung đã mất”, trình diễn “Văn hiến kinh kỳ”... nhờ đó đã thu hút rất nhiều khách tham quan di tích.

Tiếp tục đa dạng hóa các hoạt động trình diễn tại phố đêm đường Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu; sắp xếp chuỗi thiết chế văn hóa nghệ thuật tuyến đường Lê Lợi (đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân); từng bước hình thành tuyến phố đi bộ dọc sông Hương (đường Nguyễn Đình Chiểu) gắn với không gian nghệ thuật dọc đường Lê Lợi. Tổ chức thành công Festival Huế 2018, khẳng định thương hiệu “Thành phố Festival”.

Năm 2018, tổng lượt khách du lịch đến Huế ước đạt 4.250 nghìn lượt khách, đạt kế hoạch, tăng 11,8% so năm 2017.

Trong đó khách quốc tế 1.950 nghìn lượt khách, tăng 30%, khách nội địa 2.300 nghìn lượt khách, bằng cùng kỳ. Khách lưu trú ước đạt 2.100 nghìn lượt, tăng 13,6%. Ngày khách lưu trú bình quân đạt 1,79 ngày/khách, trong đó khách quốc tế là 2,1 ngày/khách, khách nội địa 1,5 ngày/khách. Doanh thu ngành dịch vụ du lịch ước đạt 4.400 tỷ đồng, tăng 25%.

Vươn tầm thế giới

Ông Lê Hữu Minh cho biết thêm, tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ ưu tiên, tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới.

dlh3

 

Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng: nhanh, bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hòa trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế

Theo đó, năm 2020 đạt từ 52 - 53%, năm 2030 đạt trên 55% đóng góp vào GDP khẳng định Huế là một trong điểm du lịch quốc gia, dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt trong sự phát triển của địa phương.

Năm 2030 thu hút 12 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 5 triệu lượt, hơn 1,7 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế và 1,05 triệu đồng đối với khách nội địa. Tổng thu ngân sách sẽ là 25.025 tỷ đồng chiếm 17, 2% so với GDP toàn tỉnh

Lộ trình hiện nay đang thuận lợi, các dự án lớn như các dự án nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, sân golf của các tập đoàn, công ty lớn như Minh Viễn, Spirit Sanctuar, PSH, Logi3, Laguna, My Way, Ecopark,...thị trường đang tích cực được triển khai; Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt nâng cấp, mở rộng và đấu nối các con đường tiếp cận các điểm du lịch như đường tiếp cận điểm du lịch Thủy Biều, đường vào Lăng Gia Long, suối Voi, suối Mơ, một số tuyến đường kết nối các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đối với

Ngoài ra, dự án hạ tầng du lịch sông Mê Công mở rộng giai đoạn II; nâng cấp các bến thuyền sông Hương và đầm phá; tiếp tục triển khai dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài giai đoạn 2018-2020 đang đảm bảo tiến độ.

“Tất cả đi theo 3 định hướng phát triển du lịch lâu dài mà tỉnh đã đề ra: Một, phát triển đồng thời du lịch quốc tế và nội địa, Hai, phát triển sản phẩm du lịch. Ba là tổ chức không gian du lịch”, ông Lê Hữu Minh nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ