Thừa Thiên Huế đầu tư gần 1.680 tỷ đồng xây dựng bến cảng Vsico Chân Mây

Nhàđầutư
Chiều 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và bấm nút lễ khởi công cảng Vsico bến số 4 và bến số 5 (tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
ĐỨC TÀI
06, Tháng 04, 2024 | 19:34

Nhàđầutư
Chiều 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và bấm nút lễ khởi công cảng Vsico bến số 4 và bến số 5 (tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

cang2

Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công cảng Vsico bến số 4 và bến số 5 (tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ảnh: Đức Tài.

Cụm Cảng Chân Mây trong đó có Cảng Vsico Huế được đánh giá là cửa ngõ ra biển Đông gần và thuận lợi nhất đối với hành lang kinh tế Đông - Tây, là nơi kết nối miền Trung ViệtNam với Lào, Thái Lan, Myanmar, kết nối với các nước Châu Á và thế giới. Bên cạnh đó, Cụm cảng Chân Mây còn nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung là Thừa Thiê - Huế  và Đà Nẵng.

Sở hữu vị trí đắc địa hiếm có, dự án đầu tư xây dựng bến tổng hợp - container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây của Công ty Cổ phần Hàng hải Vsico được Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tinh Thừa Thiên - Huế chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 161/QĐ-KKTCN ngày 06/10/2022.

Cảng Vsico Huế được đầu tư xây dựng với tổng vốn đầu tư khoảng 1.678 tỷ đồng. Trên tổng diện tích 20,4 ha, tổng chiều dài 2 bến số 4 và bến số 5 là 540m và có khả năng tiếp nhận các tàu hàng lên đến 70.000 tấn và tàu container lên đến 4.000 TEUS.

Bên cạnh đó, cảng Vsico Huế còn sở hữu hệ thống băng tải kín với chiều dài 1,2km cùng thiết bị hút rót với công suất xuất 2.000 tấn hàng/giờ và nhập 1.000 tấn hàng/giờ tại bến hàng rời, giúp nâng cao năng suất xếp đỡ, giải phóng tàu, giải phóng phương tiện đường bộ, tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa trong cảng, giảm ách tắc, tiết kiệm chỉ phí xe vận chuyền và đảm bảo an toàn môi trường.

cang3

Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo Bộ ngành, địa phương dự lễ khởi công cảng Vsico bến số 4 và bến số 5 (tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ảnh Đức Tài.

Bến container được đầu tư hệ thống cấu hiện đại với công suất xếp dỡ lên tới 60 container/giờ. Hệ thống kho bãi rộng lớn được xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, được áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tạo điều kiện bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp với từng loại hàng hóa.

Ông Vũ Đức Huề, Tổng Giám đốc Điều hành Vsico cho biết, sau khi dự án cảng Vsico Huế bến số 4 và 5 đi vào hoạt động sẽ góp phần rút ngắn thời gian xếp dỡ tại cảng, giải phóng tàu nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách vận chuyến, tăng sản lượng hàng hoá thông qua tại khu vực miền Trung.  

Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng giao thông khu vực, tăng cường giao thương hàng hóa, nâng cao vị thế cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và tỉnh Thừa Thiên - Huế, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn khu vực dự án, tăng nộp ngân sách cho nhà nước, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

"Chúng tôi đặt mục tiêu đến Quý II/2025 sẽ đưa vào hoạt động bến số 4 và đầu năm 2026 bến số 5.  Sản lượng thông qua cảng dự kiến 5.000.000 tấn hàng hoá xuất nhập khẩu mỗi năm. Với các tàu container, sản lượng thông qua cảng dự kiến 80.000 đến 100.000 TEUS mỗi năm", ông Huề nói.

Ông Hoàng Hải Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, việc đầu tư bến số 4 và 5 - Cảng Vsico có ý nghĩa hết sức quan trọng và rất cần thiết. Hiện nay, lượng hàng hóa bằng đường biển ngày càng gia tăng và có thể tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

cang

Ông Hoàng Hải Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phát biểu tại buổi lễ  khởi công. Ảnh: Đức Tài.

Mặc khác, sau thời gian đưa vào hoạt động và phát triển đến nay Cảng Chân Mây đã vượt quá công suất thiết kế 20% so với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 25%. Theo dự báo đến năm 2025, Cảng Chân Mây phải triển khai từ 5-7 cầu cảng với tổng chiều dài lên đến 1.930m, đáp ứng năng lực thông quan cảng từ 7,5-3,8 triệu tấn.

Để dự án sớm được hoàn thành và đưa vào sử dụng, ông Hoàng Hải Minh yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu phải tập trung nguồn lực, tổ chức đảm bảo thi công đúng tiến độ, chất lượng, an toàn cảnh quan môi trường công trình.

Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế tích cực phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư trong quá trình triển khai các bước tiếp theo, đảm bảo đưa dự án hoàn thành và đưa vào khai thác đúng tiến độ đề ra.

Các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương, UBND huyện Phú Lộc, phối hợp, đồng hành cùng chủ đầu tư, tạo điều kiện tối đa để nhà thầu thi công, đưa dự án về đích đúng tiến độ đề ra.

"Dự án này sao khi hoàn thành sẽ góp phần đảm bảo khả năng tiếp nhận tàu hàng, tàu container, tàu chở khách cỡ lớn của thế giới, tăng thời gian khai thác. Tạo động lực, khí thế mới trong Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế", ông Hoàng Hải Minh nhấn mạnh.

Dự án cảng Vsico bến số 4 và bến số 5 do công ty Cổ phần Hàng hải Vsico làm chủ đầu tư. Công ty là hãng tàu container nội địa được thành lập năm 2007, sau 17 năm hoạt động hiện nay Vsico đã và đang triển khai đồng bộ các tuyến khai thác vận tải kết nối giữa ICD cửa khẩu và cảng biển khu vực miền trung đồng bộ, hiện đại, công suất lớn;cùng với việc vận hành hệ thống kho chung, kho tiêu chuẩn nằm tại các vị trí huyết mạch giao thông ở nhiều tinh trên cả nước, cung cấp các đại lý giao nhận và logistics, thực hiện các hoạt động liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và quốc tế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ