Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy các dự án FDI lớn đi vào hoạt động
Theo Thủ tướng, trong thời gian tới, phải tăng cường xúc tiến, thu hút dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, thúc đẩy các dự án FDI lớn đi vào hoạt động.
Tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 là nhiệm vụ khả thi
Ngày 21/2, phát biểu kết luận tại hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025 đã được "Đảng chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội ủng hộ, nhân dân đồng tình, Tổ quốc mong đợi, do đó chỉ bàn làm, không bàn lùi".
Thủ tướng cho hay, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong bối cảnh tình hình khó khăn, thách thức và thời cơ, thuận lợi đan xen, song khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.
Do đó, đòi hỏi tất cả các cấp, ngành, địa phương phải có tư duy đổi mới, đột phá với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt phải có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp, ngành, địa phương, cùng sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

Thủ tướng hoan nghênh các bộ, ngành đã phân tích và đánh giá mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 là nhiệm vụ khả thi, hoàn toàn có khả năng thực hiện, góp phần tạo đà, tạo lực, tạo khí thế mới để cả nước bước vào giai đoạn 2026-2030.
Đồng thời, phân tích điều kiện, năng lực để quyết tâm, tự tin thực hiện các mục tiêu, Thủ tướng chỉ rõ, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song sau gần 40 năm đổi mới, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Thủ tướng lưu ý, mặc dù đạt nhiều thành tựu rất đáng trân trọng, song không lơ là, chủ quan, không "ngủ quên trên vòng nguyệt quế", mà tiếp tục "nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn", quyết tâm thúc đẩy phát triển đất nước nhanh, bền vững để xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nhấn mạnh "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân", Thủ tướng yêu cầu phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí bất khuất, bản lĩnh kiên cường, vượt qua chính mình, tinh thần vượt khó, thông minh, sáng tạo, hiếu khách, yêu chuộng hòa bình; đổi mới, phát triển tư duy kinh tế, đổi mới cách nghĩ, cách làm, cách tiếp cận để tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Chỉ rõ các bài học kinh nghiệm, Thủ tướng yêu cầu thời gian tới, phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội, giữ gìn môi trường. Việc tăng trưởng kinh tế phải dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nguồn nhân lực chất lượng cao, coi là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Đồng thời khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; tăng trưởng kinh tế phải hướng tới tăng trưởng xanh, bền vững, bao trùm, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người dân.
Thủ tướng yêu cầu bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng, để cụ thể hóa thành kế hoạch, lộ trình thực hiện của từng cấp, ngành, địa phương; phát huy tính chủ động, tích cực, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, bảo đảm giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc và phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp.
Cùng với đó, các bên liên quan nắm chắc tình hình, nâng cao năng lực phân tích, dự báo; bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; xử lý công việc có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, thực chất, tránh phô trương, hình thức, không đầu tư dàn trải; tập trung vào các vùng động lực, cực tăng trưởng; phát huy tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương.
Thúc đẩy các dự án FDI lớn đi vào hoạt động
Về nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, phấn đấu năm 2025 đạt tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá" và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số; tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
Đẩy mạnh đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư. "Vốn đầu tư công còn lại chưa phân bổ thì dứt khoát phải phân bổ ngay trong quý 1/2025. Nếu chưa xong thì kiên quyết thu hồi, điều chuyển cho nơi khác", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu, phải tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thuận lợi, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế; tăng cường xúc tiến, thu hút dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, thúc đẩy các dự án FDI lớn đi vào hoạt động. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Yêu cầu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng chỉ rõ, phải điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Cùng với đó là phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng; tận dụng dư địa về nợ công để đề xuất huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai kịp thời Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư; tập trung tháo gỡ ngay các điểm nghẽn đối với thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; sớm nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm 2025.Cùng với đó là có cơ chế khai thác hiệu quả các dòng vốn đầu tư gián tiếp, các quỹ đầu tư quốc tế; bảo đảm đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống; thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh và các dự án công nghiệp, thương mại lớn của các thành phần kinh tế; thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo, điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi; sửa đổi và triển khai hiệu quả Quy hoạch điện VIII…
Các bộ, ngành, địa phương phải đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2025 đạt tối thiểu 95%; phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của 7 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và 26 đoàn công tác của thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương và tổ công tác đặc biệt của các địa phương, để kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, "không để ai bị bỏ lại phía sau", đặc biệt là xây dựng nhà ở xã hội, xoá nhà tạm, nhà dột nát; giữ gìn môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
Đồng thời, phải tăng cường phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là ở cơ sở; tiếp tục giữ vững và củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế; thông tin, truyền thông, chú trọng truyền thông chính sách, nhất là thông tin vĩ mô, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, gương điển hình, tiên tiến, góp phần tạo đồng thuận xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; tập trung chỉ đạo xây dựng, thực hiện nghiêm các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể triển khai các Nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng; thường xuyên, trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện và xử lý những vấn đề phát sinh. Lưu ý quyết tâm hoàn thành mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025…
Chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp, giải quyết kiến nghị, đề xuất để thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, mang tính quyết định đến sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
"Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, phải phát huy trách nhiệm với lịch sử, với Đảng, Nhà nước, với Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc, ấm no của Nhân dân", Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu các bộ ngành khẩn trưởng, tích cực chủ động xử lý các đề xuất, kiến nghị của các địa phương theo tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm".
- Cùng chuyên mục
Hà Nội, TP.HCM làm gì để đóng góp tăng trưởng GDP trên 8%?
Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế của Hà Nội năm nay phải đạt 1,6 triệu tỷ đồng (tăng khoảng 130.000 tỷ đồng so với năm 2024), chiếm 12,6% GDP cả nước. Trong khi đó, TP.HCM xác định mục tiêu tăng trưởng ít nhất 10% là nhiệm vụ khó khăn nhưng không thể không làm.
Sự kiện - 21/02/2025 13:47
Quảng Trị hỗ trợ công chức nghỉ hưu theo nguyện vọng thế nào?
Mỗi công chức có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi tại Quảng Trị được hỗ trợ 0,55 tháng tiền lương, nhưng không quá 200 triệu đồng.
Sự kiện - 21/02/2025 09:57
Bình Định, Quảng Nam bổ nhiệm loạt lãnh đạo chủ chốt sau sắp xếp
Tỉnh Bình Định, Quảng Nam đã công bố quyết định bổ nhiệm loạt lãnh đạo chủ chốt sau khi sắp xếp bộ máy.
Sự kiện - 21/02/2025 08:03
Tăng cường hợp tác kinh tế giữa Quảng Ninh và Quảng Tây - Trung Quốc
Cuộc hội kiến giữa ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh (Việt Nam) và ông Trần Cương, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra trong khuôn khổ chương trình gặp gỡ đầu Xuân 2025 tại Quảng Ninh, là dấu mốc quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh.
Sự kiện - 21/02/2025 07:02
Các tỉnh, thành nào có thể vào diện sáp nhập khi không đủ tiêu chuẩn đơn vị hành chính?
Trước yêu cầu về định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra, việc sắp xếp sẽ dựa trên tiêu chí, tiêu chuẩn nào?
Sự kiện - 20/02/2025 19:11
Chân dung tân Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được
HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2026 với đại đa số các đại biểu tán thành.
Sự kiện - 20/02/2025 18:05
Thành lập đoàn kiểm tra đối với Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội
Ngày 20/2, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định thành lập các đoàn kiểm tra năm 2025 đối với Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội.
Sự kiện - 20/02/2025 15:52
Đà Nẵng, Quảng Ngãi bổ nhiệm lãnh đạo các sở mới thành lập
Đà Nẵng và Quảng Ngãi bổ nhiệm nhiều nhân sự quan trọng nhằm kiện toàn bộ máy lãnh đạo tại các sở mới thành lập.
Sự kiện - 20/02/2025 14:12
Một chuyên viên tại TP.HCM nhận gần 2,7 tỷ đồng sau tinh giản
TP.HCM có một chuyên viên, bậc lương 9, hệ số 4,98, phụ cấp 30%, đã đóng bảo hiểm xã hội 30 năm và còn 5 năm đến tuổi hưu nhận mức hỗ trợ gần 2,7 tỷ đồng.
Sự kiện - 20/02/2025 09:14
Quyết định đột phá và mang tính lịch sử của Quốc hội
Hàng loạt quyết sách nơi nghị trường tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV cho thấy sự đột phá, thậm chí mang tính lịch sử, từ đổi mới tư duy lập pháp đến quyết định vấn đề quan trọng của đất nước, trên tinh thần biến thể chế từ "điểm nghẽn của điểm nghẽn" thành "đột phá của đột phá".
Sự kiện - 20/02/2025 09:00
Ông Nguyễn Văn Được làm Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM
Ông Nguyễn Văn Được được Bộ Chính trị điều động giữ chứ Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM chỉ định ông giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025 và nhiệm kỳ 2025-2030.
Sự kiện - 19/02/2025 18:59
Chính sách đặc thù mới làm dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế - Tài chính Phạm Thị Hồng Yến, có những điểm mới trong cơ chế, chính sách đặc thù trong Nghị quyết chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Sự kiện - 19/02/2025 17:30
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện
Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ đơn vị hành chính cấp huyện và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Sự kiện - 19/02/2025 15:50
'Thị trường bất động sản đứng trước nhiều động lực tăng trưởng'
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và đang đứng trước nhiều động lực tăng trưởng
Sự kiện - 19/02/2025 15:00
Ông Dương Tất Thắng giữ chức Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh
Ông Dương Tất Thắng, Bí thư Thành ủy TP. Hà Tĩnh vừa được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 19/02/2025 13:10
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 3 week
Hãy mở cánh cửa để bước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện - Update 2 week ago
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 2 month ago