Thủ tướng yêu cầu không để tái diễn vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng

PV
16:59 01/11/2018

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị sửa lại nghị định 96 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

  • 16h15 Rút kinh nghiệm sâu sắc vụ phạt 90 triệu đồng khi đổi 100 USD

    Trong phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng đề nghị rút kinh nghiệm sâu sắc và không để tái diễn vụ việc Con Cưng hay gần đây là vụ phạt tiền 90 triệu đồng đối với hành vi đổi 100 USD không đúng quy định...

    Ông cũng đề nghị sửa lại nghị định 96/2014/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

    Trước đó trong phiên làm việc của Quốc hội chiều 27/10, ông Nguyễn Chiến – Phó chủ tịch Liên đoàn luật sư cho rằng, phải xem xét lại mức phạt trong Nghị định vì đổi 10 USD, 100 USD hay 1.000 USD, 100.000 USD đều phạt 80 triệu đến 100 triệu đồng là không phù hợp.

    “Cơ chế thị trường có cung ắt có cầu, thị trường mua bán chuyển đổi ngoại tệ đen ngày đêm vẫn hoạt động công khai hầu như không được kiểm soát và xử phạt. Thiết nghĩ nhà nước phải thu hẹp thị trường này trước để người dân không còn vi phạm như anh thợ điện”, ông Chiến nói.

  • 16h14

    "Nhu cầu của chúng ta không chỉ là ăn ngon mặc đẹp”

    Thủ tướng cho rằng, nhu cầu, mong muốn và sự quan tâm của người dân là rất đa dạng và không ngừng phát triển, từ những điều rất cơ bản như ăn-ở-đi lại cho đến nhu cầu được giáo dục, học hành và chữa bệnh; người dân muốn có cuộc sống an vui và khỏe mạnh, có việc làm, thu nhập và sự nghiệp...

    "Khi chúng ta còn nghèo thì nhu cầu có thể chỉ là “ăn no mặc ấm” nhưng xã hội khá giả hơn, nhu cầu của chúng ta không chỉ là “ăn ngon mặc đẹp”, mà còn là không gian phát triển ngày càng rộng mở hơn, hội nhập hơn với xu thế tiến bộ toàn cầu", ông nói.

  • 16h02

    "Sức mạnh của tinh thần dân tộc"

    Nhìn lại chặng đường đổi mới hơn 30 năm qua, theo Thủ tướng, "không phải chỉ để thấy niềm tin và tự hào mà quan trọng hơn là giúp chúng ta định hình cho chặng đường 30 năm tới và xa hơn nữa".

    Ông nói, chặng đường phía trước sẽ không hề dễ dàng, thậm chí còn khó khăn và phức tạp hơn chặng đường đã đi qua. Với tốc độ tăng trưởng tương tự như mức tăng trung bình của 3 thập niên qua thì đến năm 2045 – mốc lịch sử 100 năm Việt Nam được độc lập (1945 – 2045), quy mô GDP nước ta ước tính sẽ đạt mức khoảng 2.500 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng gần 18.000 USD.

    "Mục tiêu trên là một thách thức rất lớn vì khi thu nhập ngày càng cao, việc đạt thêm % tăng trưởng sẽ càng khó khăn hơn. Nhưng chúng ta và các thế hệ tiếp theo phải luôn nuôi dưỡng khát vọng và không ngừng phấn đấu nhằm hiện thực hóa mục tiêu này. Thế hệ chúng ta hôm nay cần ý thức sâu sắc trách nhiệm nặng nề, đó là lát một viên đá trên con đường lịch sử hướng đến sự thịnh vượng cho dân tộc", Thủ tướng nhấn mạnh.

    Ông kêu gọi, "trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ở bất kỳ giai đoạn khó khăn hay thuận lợi nào, tinh thần dân tộc phải là sức mạnh hạt nhân của thể chế và toàn bộ hệ thống chính trị, là yếu tố quyết định ý Đảng, lòng dân, là chất keo làm nên tinh thần đoàn kết, nhất trí một lòng, là ý chí của “Con Lạc Cháu Hồng” đã từng tạo ra biết bao kỳ tích lịch sử và sẽ tiếp tục tạo ra những kỳ tích mới cho chặng đường phát triển phía trước của dân tộc ta".

  • 15h57

    "Quy mô nền kinh tế hiện đứng thứ 44 thế giới theo GDP danh nghĩa"

    Thủ tướng cho biết, mặc dù có những giai đoạn thăng trầm như bất kỳ quốc gia nào khác, song về tổng thể, so với mặt bằng chung của thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ba thập niên kể từ khi Đổi Mới là rất ấn tượng.

    Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1986- 2017 đạt 6,63%/năm. 20 năm gần nhất tăng bình quân 6,3%/năm, 10 năm gần nhất tăng 6%/năm, riêng năm 2017 tăng 6,81%, năm 2018 dự kiến tăng trên 6,7%. Việt Nam đã chuyển từ nhóm thu nhập thấp sang thu nhập trung bình, tỷ lệ nghèo giảm từ mức trên 60% xuống còn khoảng 7%, và quy mô nền kinh tế hiện đứng thứ 44 thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ 34 khi tính theo sức mua tương đương quốc tế.

  • 15h55

    Thủ tướng phát biểu trước Quốc hội

    Từ 15h50 đến 16h35 hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trả lời một số chất vấn của đại biểu Quốc hội.

    "Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội, dù tín nhiệm cao hay tín nhiệm thấp đều có chung ý nghĩa thôi thúc Chính phủ trong việc thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ phát triển đất nước còn rất nhiều thách thức ở phía trước", ông nói vào đầu bài phát biểu.

  • 15h10

    Số lượng đại biểu chất vấn đạt kỷ lục

    Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, thời gian dành cho phần trả lời chất vấn của các Bộ trưởng, Trưởng ngành chỉ còn hơn 20 phút nhưng số lượng câu hỏi quá nhiều.

    Bà Ngân đề nghị đại biểu cho phép Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời bằng văn bản những vấn đề chưa trả lời hết trên nghị trường.

    “Chưa có lần nào số đại biểu chất vấn và tranh luận đạt kỷ lục như lần này. Danh sách chất vấn gồm 142 đại biểu, hơn 80 lượt đại biểu tranh luận”, Chủ tịch Quốc hội nói.

  • 14h35

    45 người bị phạt tù vì trục lợi chính sách người có công

    Trả lời đại biểu Mai Thị Kim Nhung về thực hiện chính sách với người có công, Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, việc giải quyết hồ sơ tồn đọng lĩnh vực này vừa qua được thực hiện quyết liệt, nhiều địa phương đưa thành văn hoá trong triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì đã xuất hiện nhiều tiêu cực. Bộ và các địa phương đã phát hiện và đình chỉ thực hiện chính sách đối với hơn 6.500 trường hợp bao gồm thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

    Qua thanh tra toàn bộ hồ sơ thương binh được lập trong giai đoạn 2015 đến 2018 với tổng số hơn 66.000 hồ sơ, đến nay Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội đã quyết định đình chỉ chính sách gần 2.300 trường hợp, do hưởng chính sách không đúng như khai man, giả mạo; kiến nghị thu hồi hơn 194 tỷ đồng.

    "Các cơ quan chức năng cũng như tòa án đã truy tố 49 vụ, trong đó có 171 bị cáo, phạt tù 45 người, án treo 124 người. Vừa qua, dịp 27/7 một số trường hợp sai phạm đã tự nguyện trả lại", Bộ trưởng Lao động cho hay.

  • 14h30

    "Thị trường vàng đã ổn định"

    Ông Nguyễn Văn Dành chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng về quản lý thị trường vàng và giải pháp cụ thể huy động nguồn vốn này.

    Trả lời đại biểu, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết Chính phủ nhất quán trong việc giữ ổn định vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh để người dân, doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh; củng cố niềm tin người dân gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng thay vì nắm giữ vàng, ngoại tệ.

    Lượng tiền gửi VND khu vực dân cư tăng mạnh 3 năm qua, tiền gửi ngoại tệ giảm. Nguồn lực ngoại tệ đã chuyển hoá sang đồng Việt Nam, minh chứng là dự trữ ngoại hối tăng mạnh và một phần trong số này đến từ việc chuyển hoá ngoại tệ từ nguồn lực trong dân.

    "Nhiều năm trở lại đây Việt Nam đã không tốn ngoại tệ nhập khẩu vàng, thị trường vàng ổn định và không gây bất ổn vĩ mô. Điều này cho thấy những bước đi của Ngân hàng Nhà nước là đúng hướng, thời gian tới chúng tôi kiên định thực hiện các giải pháp này", ông Hưng khẳng định.

    • 14h25

      Xử lý nghiêm việc kê đơn thuốc không đúng

      Trước chất vấn của đại biểu Trần Văn Tiến về thực trạng sai sót trong kê đơn thuốc, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận "có thực tế trên". Bộ Y tế đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội phát hiện ra hiện tượng này.

      Theo Bộ trưởng Y tế, quy chế kê đơn thuốc rất chặt chẽ. Trong đơn thuốc có nhiều yêu cầu thông tin như tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, hàm lượng, cách dùng và phải thông qua hệ thống đơn thuốc điện tử.

      "Tuy nhiên vẫn còn những đơn thuốc sai sót như tên không chính xác, hàm lượng không đủ liều, nhiều biệt dược trùng nhau, có thuốc đắt tiền không cần thiết, nhiều thuốc vitamin...", bà Tiến thông tin.

      Giải pháp để khắc phục, lãnh đạo ngành Y tế cho hay, đã có thông tư về quy chế kê đơn, quy chế sử dụng thuốc hợp lý. Bên cạnh đó là điện tử hoá tất cả các đơn thuốc; ngành Y tế cũng thống nhất với Bảo hiểm xã hội nhất quyết không thanh toán đơn thuốc không hợp lý.

      "Những bác sỹ kê đơn không đúng sẽ bị xử lý nghiêm" bà Tiến nhấn mạnh.

    • 14h20

      "Giảm phiền hà trong cấp căn cước công dân"

      Đại biểu Trần Kim Yến bày tỏ, vì yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, nhiều người dân đồng tình khi chuyển đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân trong những năm gần đây. Tuy nhiên, quá trình này đã xuất hiện "nhiều phiền toái trong giao dịch khi sử dụng căn cước công dân".

      "Vừa qua, Bộ Công an đã ban hành thông tư 33 để công bố mẫu căn cước công dân mới, nhưng mẫu mới chỉ thay đổi tên cơ quan cấp do Bộ cơ cấu lại tổ chức mà vẫn chưa quan tâm để tháo gỡ, giảm sự phiền hà cho người dân. Xin được chuyển tâm tư này của cử tri đến với Bộ trưởng Tô Lâm", bà Yến nói.

      Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, ngày 10/10, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 33 sửa đổi một số điều của Thông tư số 61 năm 2016, quy định mẫu thẻ căn cước công dân. Thông tư 33 này chỉ điều chỉnh về mẫu thẻ căn cước công dân chứ không điều chỉnh về quy trình, thủ tục cấp căn cước công dân. Chính vì vậy, nội dung thông tư không có quy định các vấn đề mà đại biểu đã nêu.

      Theo Thượng tướng Tô Lâm, các quy định về quy trình, thời gian, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân có trong Thông tư số 07 năm 2016 và Nghị định số 137 năm 2015 của Chính phủ. Trong quá trình triển khai thực hiện thông tư, Bộ Công an đã tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp thống nhất hướng dẫn giải quyết các vướng mắc để giảm phiền hà cho công dân, như việc cấp giấy xác nhận số CMND; giao cho cơ quan làm thủ tục cấp căn cước công dân có trách nhiệm xác minh nội dung thông tin cá nhân ghi trên sổ hộ khẩu chưa đúng với giấy tờ khác của công dân; giải quyết vướng mắc khi các giấy tờ của công dân không có ngày sinh, tháng sinh hoặc số CMND chưa đúng thì bổ sung...

      Bộ trưởng Công an nói, đến nay qua 3 năm thực hiện công tác cấp căn cước công dân vẫn còn một số điểm cần phải điều chỉnh theo hướng cải cách hành chính, giảm phiền hà cho công dân. Tiếp thu ý kiến đại biểu, thời gian tới Bộ Công an sẽ sửa đổi thông tư số 07 và các thông tư hướng dẫn thực thi Luật căn cước công dân trong quý I năm 2019.

      "Trong quá trình sửa đổi thông tư nêu trên thì Bộ Công an sẽ điều chỉnh, bổ sung các nội dung liên quan đến cải cách hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân như ý kiến của đại biểu đã nêu", Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định

    • (Theo VnExpress)

  • Cùng chuyên mục
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Đề án là định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội theo giai đoạn; trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của Thủ đô vào năm 2025.

Sự kiện - 19/11/2024 17:48

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24