Thủ tướng đề nghị Việt - Nga mở rộng không gian hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết phía Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và đẩy mạnh hợp tác trong an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo.
Sáng 15/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và người đồng cấp Nga Mikhail Mishustin đồng chủ trì đối thoại doanh nghiệp cấp cao Việt Nam - Liên bang Nga.
Sự kiện còn có sự hiện diện của các Phó Thủ tướng, đại diện các bộ, ban, ngành của hai nước cùng gần 100 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và Nga, hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, năng lượng, vận tải, logistics, nông nghiệp, xây dựng...
Cuộc đối thoại gồm 3 phiên, tập trung vào 3 lĩnh vực hợp tác quan trọng: Thương mại, đầu tư, nông nghiệp; hợp tác năng lượng (dầu khí và năng lượng hạt nhân); giao thông, logistics.
Thống nhất nâng kim ngạch thương mại song phương
Phát biểu tại đối thoại, Thủ tướng cam kết Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nga phát triển sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Thủ tướng cho rằng, quan hệ kinh tế chưa tương xứng quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước; chưa khai thác được hết tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh trong quan hệ song phương.
Thủ tướng cho biết hai bên đã thống nhất nâng kim ngạch thương mại song phương, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, nhanh chóng cấp phép cho các sản phẩm, hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam thuộc loại cao nhất khu vực, đây cũng là phương thức hợp tác mới.
Thủ tướng đề nghị cần đột phá hơn trong hợp tác năng lượng, mở rộng không gian hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình (gồm đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, ưu đãi tài chính, chuyển giao kinh nghiệm và nâng cao năng lực quản trị, bảo đảm an toàn hạt nhân và truyền thông về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình).
Về logistics, giao thông vận tải, Thủ tướng cho rằng những hướng hợp tác đột phá là đường biển, đường sắt, tàu điện ngầm, gồm kết nối các tuyến đường sắt, hợp tác về công nghệ, quản lý, đào tạo nhân lực, sản xuất toa xe…
Thúc đẩy những lĩnh vực đột phá trong hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Nga
Về phần mình, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết Nga xác định Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực. Việt Nam cũng là nước đầu tiên ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á Âu mà Nga là thành viên.
Thủ tướng Nga đề cao việc thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng logistics, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và khuyến khích các dự án hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Thủ tướng Nga cũng khẳng định mối quan hệ kinh tế song phương sẽ tiếp tục được củng cố, đặc biệt trong các lĩnh vực trọng điểm như năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao và logistics, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững và đóng góp vào lợi ích chung của cả hai quốc gia.
Nhất trí với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nga cho rằng kim ngạch thương mại song phương hiện nay mới khoảng gần 5 tỷ USD là chưa tương xứng với tiềm năng lớn giữa hai nước.
Cho biết phía Nga rất quan tâm tới vấn đề logistics, Thủ tướng Nga đánh giá Việt Nam đã trở thành trung tâm logistics quan trọng. Nga mong muốn và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để đẩy mạnh hợp tác giao thông vận tải; cũng như cung ứng sản phẩm công nghiệp, hợp tác triển khai dự án điện hạt nhân.
Đánh giá cao sự phát triển thương mại điện tử và nỗ lực số hóa quản lý nhà nước của Việt Nam, Thủ tướng Nga cũng cho biết phía Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và đẩy mạnh hợp tác trong an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo.
Tại cuộc đối thoại, các doanh nghiệp hai nước đã thẳng thắn chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hợp tác và phát triển các dự án trên lãnh thổ của nhau, cũng như các biện pháp nhằm tăng trưởng kim ngạch thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong thời gian tới.
Đánh giá các chủ đề đối thoại, đặc biệt là nông nghiệp, năng lượng và giao thông là 3 lĩnh vực mà Nga có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan Việt Nam tiếp tục trao đổi với các đối tác Nga để triển khai hợp tác cụ thể.
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở mỗi nước
Phía Việt Nam, các doanh nghiệp nhấn mạnh một số thách thức như quy trình thông quan tại Nga còn phức tạp, thiếu hụt cơ sở hạ tầng logistics, và nhu cầu cải thiện các chính sách đầu tư.
Tập đoàn TH, đại diện tiêu biểu của Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm triển khai dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Nga. Bà Thái Hương, nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH cho biết TH hiện là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam tại Nga trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đầu tư sang Nga không chỉ là quyết định vì tình nghĩa, mà đó cũng là quyết định nắm bắt "điểm vàng" trong kinh doanh, bởi các chính sách khuyến khích đầu tư nông nghiệp của nước Nga rất minh bạch và hấp dẫn, thống nhất từ Trung ương tới địa phương, khích lệ được các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Đơn cử, dự án của TH hiện đang nhận được các hỗ trợ như hoàn 30% tổng giá trị đầu tư, hỗ trợ 3/4 lãi suất… TH cam kết đầu tư lâu dài tại Nga và mong muốn các chính sách ưu đãi cho các dự án sẽ được bảo lưu.
Về phía doanh nghiệp Nga, các đại diện từ Trung tâm Xuất khẩu Nga, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga cũng đã chia sẻ quan điểm về tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, thương mại, đầu tư với thị trường Việt Nam.
Những lĩnh vực này không chỉ mang tính chiến lược mà còn gắn liền với các mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và phục vụ an sinh xã hội.
Thủ tướng Mikhail Mishustin nhấn mạnh rằng Chính phủ Nga luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động và nắm bắt cơ hội tại Liên bang Nga.
Thủ tướng Nga đề nghị mở rộng phạm vi hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Đặc biệt, đánh giá cao tập đoàn TH đã đầu tư lớn tại Nga, Thủ tướng Nga mời gọi các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư tại Nga trên cơ sở chia sẻ giá trị chung và cùng có lợi, đặc biệt là tại vùng Viễn Đông với nhiều chính sách ưu đãi về đất đai, vận tải, tài chính.
Được biết, năng lượng là một trong những lĩnh vực hợp tác trụ cột trong quan hệ song phương. Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro là liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Liên bang Nga, hiện hoạt động vận hành, khai thác trên thềm lục địa Việt Nam tại các mỏ dầu khí như Mỏ Bạch Hổ, Mỏ Rồng, Cá Tầm, Thiên Ưng...
Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Thủ đô Mátxcơva tháng 9/2024, ông Vitaly Markelov, Phó Chủ tịch Tập đoàn Gazprom – tập đoàn năng lượng mạnh của Nga, mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam và đây là thời điểm thuận lợi để hai bên cùng tiến về phía trước, trong đó có việc cung cấp khí LNG phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam; đồng thời sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác, trong đó có Petrovietnam trong khai thác thăm dò dầu khí.
Ngoài ra, Liên doanh Rusvietpetro ra đời ngày 7/7/2008, trong đó Zarubezhneft tham gia 51%, Petrovietnam tham gia 49%. Liên doanh đã nhận được giấy phép sử dụng tài nguyên dưới lòng đất của 4 lô dầu khí tại Nhenhesky, Liên bang Nga với trữ lượng thu hồi kỹ thuật của 13 mỏ thuộc 4 lô này là 104 triệu tấn.
Tới nay, Rusvietpetro đã khai thác được trên 40 triệu tấn dầu thô, với giá dầu hoà vốn khoảng 25 USD/thùng, Rusvietpetro đã mang lại cho hai phía tham gia khoản lợi nhuận trên 3 tỷ USD.
Riêng phía Petrovietnam, với tổng vốn đóng góp khi chuyển ra nước ngoài để đầu tư vào Rusvietpetro là 533 triệu USD, đến nay dự án đã chuyển lợi nhuận về nước xấp xỉ 1,4 tỷ USD. Từ nay đến hết năm 2028, nếu giá dầu khoảng 70 USD/thùng thì dòng tiền của Rusvietpetro chuyển lợi nhuận về nước không dưới 220 triệu USD/năm.
- Cùng chuyên mục
'Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp'
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
Sự kiện - 15/01/2025 15:36
Hà Nội xin Thủ tướng duyệt gấp dự án 'hồi sinh' sông Tô Lịch vì thủ tục lòng vòng
Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Hà Nội trình Thủ tướng phê duyệt khẩn cấp dự án lấy nước sông Hồng để "hồi sinh" sông Tô Lịch nhưng do nhiều vướng mắc trong luật nên mất rất nhiều thời gian.
Sự kiện - 15/01/2025 11:05
Kêu gọi đầu tư từ Saudi Arabia vào cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khuyến khích các quỹ đầu tư, tập đoàn của Saudi Arabia nghiên cứu, đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng về năng lượng và truyền tải điện, công nghiệp hỗ trợ, hóa chất, sản xuất vật liệu, xây dựng khu công nghiệp…
Sự kiện - 14/01/2025 17:23
Thủ tướng yêu cầu cấp bách 'hồi sinh' các dòng sông chết ở Hà Nội
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội và các địa phương xây dựng và triển khai ngay các đề án, dự án để huy động nguồn lực làm sống lại các dòng sông chết.
Sự kiện - 14/01/2025 14:31
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học
Nhadautu.vn xin giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, sáng 13/1.
Sự kiện - 13/01/2025 13:42
'Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường duy nhất để bứt phá'
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là con đường duy nhất để bứt phá, vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vững mạnh, xã hội văn minh, hiện đại, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.
Sự kiện - 13/01/2025 13:31
'Đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh phát triển khoa học, công nghệ'
"Xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyến đối số", Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị nêu rõ.
Sự kiện - 13/01/2025 11:00
Phải cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
Chiều 12/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì họp Phiên thứ hai của Ban Chỉ đạo
Sự kiện - 13/01/2025 06:52
Kết quả sản xuất kinh doanh của Samsung Việt Nam giảm 10% năm 2024
Dự báo năm 2025, doanh số đạt 34,7 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2024, trong đó có sự kỳ vọng vào dự án mở rộng sản xuất của Samsung Display với tổng số vốn đầu tư 1,8 tỷ USD.
Sự kiện - 13/01/2025 06:30
Dragon Capital: 2 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025
Ở kịch bản cao, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng cao 7,5-9%. Chuyên gia Dragon Capital cũng cho rằng cần mức tăng trưởng tiêu dùng bình quân 10-12%, kết hợp với đà tăng từ đầu tư, nền kinh tế hoàn toàn có thể đạt tốc độ tăng trưởng GDP hai con số.
Sự kiện - 12/01/2025 18:31
Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo
Tại Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương ngày 8/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó đưa ra những chỉ đạo đáng chú ý cho năm 2025 và những năm tiếp theo.
Sự kiện - 12/01/2025 06:58
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Năm 2025, tăng trưởng GDP phải đạt thấp nhất 8%
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, để chuẩn bị nền tảng cho 5 năm tới, xây dựng đất nước giàu mạnh, trong năm 2025, tăng trưởng GDP phải đạt thấp nhất 8%.
Sự kiện - 11/01/2025 20:12
Thủ tướng: Trình cấp thẩm quyền phương án giảm 8 bộ, cơ quan
Sau sắp xếp, Chính phủ dự kiến có 22 bộ, cơ quan, gồm 17 bộ, cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ, cơ quan) và 5 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 3 cơ quan).
Sự kiện - 11/01/2025 20:06
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago