Thủ tướng: Bộ Công Thương đã biết gạt bỏ những lợi ích cục bộ, vượt lên chính mình

Nhàđầutư
Thủ tướng biểu dương Bộ Công Thương đã biết gạt bỏ những lợi ích cục bộ, vượt lên chính mình, là bộ tiên phong trong đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
NGUYỄN HỒNG
15, Tháng 01, 2018 | 16:07

Nhàđầutư
Thủ tướng biểu dương Bộ Công Thương đã biết gạt bỏ những lợi ích cục bộ, vượt lên chính mình, là bộ tiên phong trong đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

26938099_1258223730987634_1305751310_o

Sáng 15/1, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu chỉ đạo 

Thương vụ Sabeco là bài học kinh nghiệm sâu sắc trong cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước

Sáng 15/1, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, ngành Công Thương đã hoàn thành xuất sắc và toàn diện nhiệm vụ của năm 2017.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành Công Thương đối với việc phát triển của nền kinh tế đất nước, đây vừa là vinh dự và cũng là trách nhiệm của ngành đối với vận mệnh quốc gia của dân tộc, đóng góp vào sự hưng thịnh của đất nước.

Thủ tướng còn chỉ rõ, trong điểm sáng tăng trưởng của ngành công nghiệp, nổi bật là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng cao với tăng 14,5 mức tăng cao nhất trong 7 năm qua trong khi khai khoáng giảm đây là động lực chính cho tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp trong năm 2017.

Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng công nghiệp có sự chuyển đổi rõ nét và tích cực dựa trên tăng ngành chế biến và chế tạo, giảm dần nhập khẩu. Nguyên nhân là sản phẩm trung gian trong sản xuất công nghiệp có hướng thay nhập khẩu, nhiều sản phẩm công nghiệp cấp 2 từ da giày, vi tính, quang học, cao su, kim loại, sắt thép, ti vi, phân bón… tăng sản xuất và thay thế cho nhập khẩu.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, nhiều địa phương đã có đóng góp lớn trong phát triển công nghiệp, điển hình như Bắc Ninh 37%, TP.Hồ Chí Minh 7,9%, Quảng Nam 8,1%, và cũng nhờ đầu tư phát triển công nghiệp, một số địa phương đã thoát nghèo…

“Ngành Công Thương có tầm quan trọng với một quốc gia. Không có công nghiệp, thương mại thì không thể nào có tăng trưởng. Năm 2017, doanh nghiệp trong nước đều cố gắng vượt khó, khi nhìn vào các dự án đầu tư đều có nhân tố mới”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng nêu dẫn chứng, trong lĩnh vực ô tô, đã xuất hiện thêm nhiều dự án mới, như Tập đoàn Vingroup với Dự án sản xuất VinFast, Trường Hải, Thành Công... cần phải khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân để có thêm các dự án đầu tư.

Dầu khí, than, khoáng sản tổng quát ứ đọng tiêu thụ, nhưng nhìn chung có lãi như TKV, hay Tập đoàn Hóa chất có 4 đơn vị khó khăn nhưng 18 đơn vị còn lại có lãi, dệt may khó khăn nhưng tăng trưởng cao nhất.

Xuất khẩu giày dép, túi xách 18 tỷ USD, dệt may cũng 32 tỷ USD, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt cũng không hề đơn giản.

Thủ tướng cũng biểu dương thương vụ Sabeco, cho rằng đây là một hình mẫu, một khuôn khổ cho cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.

"Vụ Sabeco bán vốn nổi tiếng nhất, thương vụ bán vốn lớn nhất toàn cầu vào cuối năm là bài học kinh nghiệm sâu sắc trong cổ phần hóa, thoái vốn. Nếu ta bán vốn vào đầu năm hoặc giữa năm, chưa chắc đã đạt được con số 110.000 tỷ đồng", Thủ tướng nói.

Tại hội nghị, Thủ tướng biểu dương Bộ Công Thương đã “biết gạt bỏ những lợi ích cục bộ, vượt lên chính mình;” là bộ tiên phong trong đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bộ đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về cơ cấu lại bộ máy, tổ chức, tích cực xử lý 12 dự án thua lỗ, cắt bỏ 5 đầu mối thuộc bộ.

Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại, yếu kém và đề nghị ngành Công Thương cần khẩn trương khắc phục trong năm 2018, Thủ tướng cho rằng, vẫn còn một số chính sách kìm hãm sự phát triển mà chưa “thoát ra được.” Dự báo cung cầu còn yếu, chưa gây dựng được hạt nhân dẫn dắt và cơ chế liên kết giữa sản xuất và thị trường để giảm rủi ro. Xuất khẩu ở Việt Nam chủ yếu vẫn tập trung ở khối FDI. Nguyên, phụ liệu cho sản xuất vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu.

Quản lý thị trường trong nước và biên mậu vẫn còn nhiều bất cập, buôn lậu, gian lận thương mại chưa được ngăn chặn quyết liệt và hiệu quả, nhất là vật tư nông nghiệp giá cao, chất lượng kém. Vấn đề sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý những vấn đề thực tiễn phát sinh

Về những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai trong năm 2018, Thủ tướng đề nghị ngành Công Thương cần lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, ngành Công Thương cần tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19, Nghị quyết 35. Đặc biệt là Nghị quyết 01 năm 2018 của Chính phủ ngay từ những ngày đầu. Như trong báo cáo, các đồng chí đã xây dựng Chương trình hành động để thực hiện các Nghị quyết này, đã xác định nhiệm vụ cụ thể, phân giao cho từng đơn vị, từng đồng chí Lãnh đạo Bộ theo dõi, chỉ đạo nhưng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý những vấn đề thực tiễn phát sinh. Lấy doanh nghiệp làm đối tượng, lấy nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho hàng hóa Việt Nam làm tiêu chí để triển khai thực hiện.

Đặc biệt là khẩn trương và tích cực tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước nhất là Tập đoàn, Tổng Công ty trong các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế để khơi thông nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các ngành công nghiệp trọng điểm quốc gia. Bởi đây vừa là giải pháp mang tính trước mắt nhằm tiết giảm chi phí quản trị, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, vừa là giải pháp lâu dài để đẩy mạnh tái cơ cấu, bảo đảm tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong những năm tiếp theo.

Thứ hai, phải nỗ lực tập trung để đẩy nhanh quá trình thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu trong ngành Công Thương gắn với Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư. Trong đó lấy chất lượng, phải đi vào chiều sâu của tái cơ cấu là nguyên tắc căn bản của tái cơ cấu.

Thứ ba, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đây là vấn đề cốt lõi để chúng ta có thể nâng cao được giá trị giá tăng của sản phẩm, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ tư, các cân đối vĩ mô cần phải được đảm bảo, trong trung và dài hạn, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, không để tình trạng thiếu điện, thiếu hàng hóa. Phải làm sao chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng được nâng cao hơn nữa, có nhiều hàng hóa trở thành những thương hiệu mạnh nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu tầng lớp nhân dân. Điều này vừa thúc đẩy sản xuất phát triển, vừa hạn chế được nhập khẩu.

Thứ năm, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, làm trụ đỡ cho tăng trưởng kinh tế, trong đó chú trọng hoàn thiện hệ thống phân phối. Triển khai khẩn trương việc tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường theo mô hình mới gắn với thay đổi phương thức hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng quản lý thị trường.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ