Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đến 2025 tăng gấp đôi năm 2020?

Nhàđầutư
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã nêu rõ mục tiêu của Đề án tổng thể đầu tư phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn trong đó có việc tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số lên gấp 2 lần so với năm 2020.
ĐỨC HUY
22, Tháng 10, 2019 | 09:44

Nhàđầutư
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã nêu rõ mục tiêu của Đề án tổng thể đầu tư phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn trong đó có việc tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số lên gấp 2 lần so với năm 2020.

Ngày 21/10, trước Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.

Ông Đỗ Văn Chiến cho biết, nước ta có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 14 triệu người, gần 3 triệu hộ, cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới, chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích cả nước.

Theo ông, đây là vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản, có hệ sinh thái động, thực vật phong phú đa dạng; có trên 14 triệu ha rừng, là đầu nguồn nước cung cấp cho khu vực đồng bằng.

Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc đã được nâng lên rõ rệt, nhưng hiện nay vẫn là nơi khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, KTXH phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

Từ tình hình trên, rất cần thiết phải xây dựng “Đề án tổng thể phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn” nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

Đề án tổng thể phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS & MN, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; hầu hết các bộ, ngành, địa phương và đồng bào các DTTS đồng tình, ủng hộ. Đề án sẽ tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo nhanh, bền vững; giải quyết căn cơ một số yêu cầu bức thiết về đời sống của đồng bào các dân tộc.

Đề án cũng góp phần tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; thu hẹp dần khoảng cách với vùng phát triển; xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Dự thảo Đề án gồm 6 phần, với các nội dung: Sự cần thiết và căn cứ xây dựng Đề án; thực trạng KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS& MN); quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đầu tư phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS& MN; đánh giá tác động của Đề án; tổ chức thực hiện; kết luận và kiến nghị.

bt

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến nêu rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2025 gồm 11 chỉ tiêu trong đó có việc tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số lên gấp 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 3% đến 5%; hỗ trợ giải quyết 70% số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, còn ở nhà tạm so với cuối năm 2020,…

Cùng với đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 bao gồm việc phấn đấu tỷ lệ độ che phủ rừng duy trì 42%; tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 50%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ từ 10-15%; tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi trên 98%,…

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết đề án sẽ thực hiện ở địa bàn các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (không bao gồm xã thuộc vùng bãi ngang ven biển và hải đảo) giai đoạn 2021 - 2030.

Về tên gọi của Đề án, Chính phủ trình Quốc hội cho phép điều chỉnh lại tên Đề án là: “Đề án tổng thể phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Về sản phẩm Đề án, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, mục đích của việc xây dựng Đề án là phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra trong quá trình tổng kết, trọng tâm là giải quyết một số khó khăn, bức xúc của người dân; điều chỉnh, tích hợp chính sách cho phù hợp với thực tiễn, do vậy, Chính phủ đề nghị Quốc hội phê duyệt Đề án và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030.

Về kinh phí thực hiện Đề án, Chính phủ đề nghị Quốc hội phê duyệt chủ trương và các nội dung chủ yếu của Đề án, khi xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ sẽ chỉ đạo thẩm định, tổng hợp, cân đối và trình Quốc hội theo quy định của Luật đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.

Liên quan đến việc tổ chức thực hiện, Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết chuyên đề giao nhiệm vụ cho Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương thực hiện; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát quá trình thực hiện.

Ngoài ra, về công tác phối hợp, Chính phủ đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp, giám sát, kiểm tra để thực hiện hiệu quả Đề án.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ