Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào TP.HCM giảm 29,3%

Nhàđầutư
Theo Cục Thống kê TP.HCM, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát trở lại từ tháng 4 đến nay đã làm giảm các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào TP.HCM, tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố trong 9 tháng năm 2021 ước thực hiện là 220.324 tỷ đồng giảm 29,3% so với cùng kỳ.
LÝ TUẤN
01, Tháng 10, 2021 | 10:16

Nhàđầutư
Theo Cục Thống kê TP.HCM, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát trở lại từ tháng 4 đến nay đã làm giảm các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào TP.HCM, tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố trong 9 tháng năm 2021 ước thực hiện là 220.324 tỷ đồng giảm 29,3% so với cùng kỳ.

Thông tin từ Cục Thống kê TP.HCM vừa công bố cho thấy, tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố trong 9 tháng năm 2021 ước thực hiện là 220.324 tỷ đồng giảm 29,3% so với cùng kỳ, và chỉ mới hoàn thành được 46,1% so với kế hoạch năm (9 tháng cùng kỳ đạt 70,4%).

Lý giải vấn đề này, Cục Thống kê TP.HCM cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát trở lại từ tháng 4 đến nay đã làm giảm các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

“Vốn quý III/2021 ước thực hiện là 34.688 tỷ đồng, so với quý II bằng 30,2% và so với quý III cùng kỳ năm ngoái chỉ bằng 28,2%.Đây là quý có khối lượng thực hiện thấp nhất trong những năm gần đây”, Cục Thống kê TP.HCM đánh giá.

DJI_0016

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến cho các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào TP.HCM giảm mạnh. Ảnh minh họa: Lý Tuấn

Theo Cục Thống kê, trong quý III/2021, chỉ có ngành Y tế tăng 15,6% do mua trang thiết bị phục vụ chữa trị COVID-19, còn lại các ngành đều giảm. Một số ngành giảm thấp là ngành  công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành giao thông vận tải; ngành hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ. Những ngành giảm mạnh nhất như: ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống; ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí…

Trong khi đó, về tình hình thực hiện vốn ngân sách địa phương trong tháng 9, theo Cục Thông kê TP.HCM, trước ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến cho nhiều dự án phải ngừng hoạt động, chỉ có ít dự án đủ điều kiện “3 tại chỗ” mới được thi công.

Theo đó, trong tháng 9/2021, vốn ngân sách địa phương ước thực hiện 508 tỷ đồng, so với tháng 8 bằng 90,7%, so với kế hoạch đạt 1,4%. Trong tháng khối lượng thực hiện chủ yếu tập trung ở một số dự án sau: xây dựng cầu vượt trước bến xe Miền Đông, dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ, dự án hạ tầng 9 lộ đất tại quận 2, dự án tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên…

Trong quý III, vốn ngân sách thành phố ước thực hiện là 2.405 tỷ đồng, bằng 32,7% so quý II. Trong 9 tháng năm 2021, ước thực hiện 13.769 tỷ đồng, giảm 39,7% so với cùng kỳ.

Báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM cũng cho thấy, vốn đầu tư ngân sách trong 9 tháng được phân theo nguồn vốn như, vốn ngân sách tập trung có tiến độ giải ngân cao nhất, 9 tháng ước thực hiện 11.828,9 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 39,1%;

Đáng chú ý, vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương có tiến độ giải ngân rất chậm, 9 tháng ước thực hiện 434,7 tỷ đồng, đạt 12% so với kế hoạch. Vốn ODA địa phương vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, 9 tháng ước thực hiện 1.505,4 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 16,8%. Vốn khác, 9 tháng ước thực hiện 280,5 tỷ đồng, đạt 14,9% so kế hoạch.

Vốn FDI giảm 27,7%

Theo số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM, từ ngày 1/1 đến ngày 20/9, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thành phố là 2,35 tỷ USD bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 27,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, cấp mới có 404 dự án cấp với vốn đăng ký đạt 380,3 triệu USD, giảm 43,8% về số giấy phép và giảm 6,7% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký vẫn tiếp tục tập trung chủ yếu ở 3 ngành là kinh doanh bất động sản, thương nghiệp và vận tải kho bãi.

Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản chiếm 56% về vốn đăng ký cấp mới, tương đương là 214,1 triệu USD; kế đến là thương nghiệp chiếm 16,2%, vốn đăng ký là 61,5 triệu USD và vận tải kho bãi chiếm 14,4%, vốn đăng ký đạt 54,9 triệu USD.

Cục Thống kê TP.HCM cho biết, hai quốc gia có tỷ trọng vốn cao là Singapore với 62 dự án, vốn 205,3 triệu USD (chiếm 54%) và Hà Lan là 14 dự án, có vốn đăng ký 81,2 triệu USD (chiếm 21,4%).

Theo hình thức đầu tư thì có 373 dự án 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 282,8 triệu USD; liên doanh có 31 dự án, vốn đăng ký là 97,5 triệu USD.

Về điều chỉnh vốn đầu tư có 118 lượt dự án với số vốn tăng thêm là 648,3 triệu USD, giảm 27,6% về số giấy phép, nhưng vốn đăng ký tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn tăng 311 triệu USD (chiếm 48% tổng vốn điều chỉnh); hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là 156,2 triệu USD (chiếm 24,1%) và thương nghiệp là 133,6 triệu USD (chiếm 20,6%).

Đặc biệt, Nhật Bản là nhà đầu tư có vốn điều chỉnh cao nhất, với số vốn tăng là 280,2 triệu USD, chiếm 43,2%; Singapore đạt 98,8 triệu USD (chiếm 15,3%) và Vương quốc Anh với 82,6 triệu USD (chiếm 12,8%).

Bên cạnh đó, góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài có 1.684 trường hợp với tổng vốn đạt 1,32 tỷ USD, giảm 48,4% về vốn so với cùng kỳ.

Ngoài ra, dự án chấm dứt hoặc tạm ngưng hoạt động từ đầu năm đến ngày 20/9/2021 là 89 dự án, với tổng vốn đầu tư là 100,7 triệu USD. Dự án còn hiệu lực hoạt động là 10.287 dự án, với vốn đăng ký là 49,1 tỷ USD (bao gồm vốn cấp mới và điều chỉnh vốn).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ