Thị trường nước mắm đang có sự ganh đua của những ‘ông lớn’ nào?
Sức hấp dẫn của thị trường nước mắm đã thu hút nhiều 'ông lớn' như Chinsu, Nam Ngư (Masan), Kabin, Thái Long (Ngọc Nghĩa), 584 Nha Trang (PAN Group)...
Một báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết, thị trường gia vị, nước chấm của Việt Nam sẽ tăng trưởng bình quân mỗi năm từ 25 - 32% cho đến năm 2022, trong đó nước mắm sẽ là mặt hàng có mức cạnh tranh cao nhất.
Sức hấp dẫn của thị trường nước mắm đã thu hút nhiều 'ông lớn' tham gia như Chinsu, Nam Ngư (Masan), Maggi (Nestlé), Knorr Phú Quốc (Unilever), 584 Nha Trang (PAN Group), Đệ Nhất (Acecook), Thuận Phát (ICP), Kabin, Thái Long (Ngọc Nghĩa),...
Knorr Phú Quốc - Unilever
Năm 2002, Unilever chính thức tấn công thị trường nước mắm Việt Nam bằng việc khánh thành nhà máy sản xuất và đóng chai Quốc Dương, đặt tại thị trấn Dương Đông, Phú Quốc với công suất lên tới 6 triệu lít/năm, bằng 50% tổng công suất các nhà thùng tại Phú Quốc khi đó gộp lại.
Với thương hiệu nước mắm Knorr Phú Quốc, Unilever là doanh nghiệp đầu tiên định hình sản xuất và kinh doanh nước mắm theo hướng dây chuyền công nghiệp.

Tuy nhiên, do định vị sản phẩm ở phân khúc cao cấp nên mức giá không rẻ. Đó cũng một trong những nguyên nhân khiến nước mắm mang thương hiệu này chưa tạo nên một cuộc cách mạng trên thị trường.
Sự có mặt của Unilever chưa đủ tạo sóng cho thị trường nước mắm Việt. Thị trường chỉ thực sự biến động khi Masan bước chân vào cuộc chơi.
Chinsu, Nam Ngư - Masan
Masan bắt đầu tấn công vào lĩnh vực nước mắm từ năm 2007 với thương hiêu Chinsu và sau đó ra đời Nam Ngư năm 2008. Xâm nhập vào thị trường, các nhãn hàng nước mắm đóng chai của Masan đã có cuộc lật đổ ngoạn mục, soán vị trí số 1 của Knorr Phú Quốc (Công ty Unilever Việt Nam) để chiếm hơn 70% thị phần thị trường nước mắm.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 của Masan, doanh thu từ nhóm hàng gia vị đạt 6.958 tỷ đồng, tăng 35% (chủ yếu đến từ các sản phẩm nước mắm Nam Ngư, nước tương Chin Su) với sản lượng tiêu thụ tăng 30% và giá bán tăng 3,8% trong năm 2018.
Tuy nhiên, "mặn nhạt có thời", trong quá khứ, đối thủ của Masan đa phần là những tập đoàn đa quốc gia, như nước mắm Knorr Phú Quốc của Unilever, nhưng giờ đây Masan còn cạnh tranh với chính các nhà sản xuất rất mạnh ở thị trường trong nước, nhất là những đối thủ nhiều tham vọng mới nổi lên.
Theo báo cáo thường niên năm 2015 của Masan Consumer, hai nhãn hiệu nước mắm công nghiệp Chinsu và Nam Ngư của doanh nghiệp này nắm giữ 65% thị phần nước mắm, giảm đáng kể so với mức thị phần 70% năm 2014 và 80% năm 2012. Năm 2017, thị phần nước mắm của Masan chiếm 66%.
Maggi - Nestlé
Tháng 7/2018, Nestlé Việt Nam đã tung ra sản phẩm nước mắm Maggi. Đại diện Nestlé Việt Nam cho biết thị trường nước mắm tại Việt Nam ước đạt hơn 8.000 tỷ đồng. Do đó, Việt Nam là một thị trường khá lớn và nhiều tiềm năng để Nestlé tham gia vào cuộc đua nước mắm.

Nestlé giới thiệu sản phẩm nước mắm Maggi được làm từ nguyên liệu tự nhiên có thành phần từ 90% tinh cốt cá cơm than Phú Quốc kết hợp muối Bà Rịa, và hoàn toàn không thêm chất bảo quản, đạt chất lượng an toàn cao cho người dùng.
Nestlé Việt Nam cũng vừa chính thức khánh thành trung tâm phân phối Nestlé Bông Sen tại tỉnh Hưng Yên. Được biết, đây sẽ là trung tâm phân phối lớn nhất của công ty này tại khu vực phía Bắc.
584 Nha Trang - PAN Group
Tháng 4/2016, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã quyết định nhảy vào thị trường nhiều tiềm năng nhưng cũng đầy cạnh tranh này khi thông qua công ty con là PAN Group chi 14,7 tỷ đồng mua 22,35% cổ phần của Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang - một thương hiệu nước mắm truyền thống.

Thủy sản 584 Nha Trang được thành lập đến nay đã hơn 40 năm, là một đơn vị thuộc Bộ Thủy sản, đến năm 2006 được cổ phần hóa.
Thời điểm cuối năm 2015, cơ cấu cổ đông 584 Nha Trang có Công ty Thủy sản miền Trung với tỷ lệ sở hữu 22,35% - đúng bằng với số cổ phần PAN Group mua lại.
Hiện Thủy sản 584 Nha Trang sở hữu 3 cơ sở sản xuất tại cảng cá Cà Ná (tỉnh Ninh Thuận), huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) và Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
Đầu năm 2018, tỷ lệ sở hữu của PAN Group tại 584 Nha Trang đã được nâng lên 31,86%; đến cuối năm 2018, con số này là 43,23%, tương đương giá trị đầu tư của PAN Group vào 584 Nha Trang là 76,68 tỷ đồng.
Trong năm 2016, 584 Nha Trang đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 214 tỷ đồng và 15 tỷ đồng, tăng 23% và 36% so với cùng kỳ năm 2015. Lợi nhuận của 584 Nha Trang năm 2016 đã đóng góp 2,5% vào lợi nhuận của PAN.
Năm 2017, 584 Nha Trang đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 270 tỷ đồng và 14 tỷ đồng. Công ty đã xuất được chuyến hàng đầu tiên sang Canada vào tháng 11/2017, theo PAN Group.
Dù vậy, khi so với ngành hàng nước mắm nói chung, thị phần của 584 Nha Trang ước chỉ quanh mức 1%, còn khiếm tốn so với thị trường.
Kabin, Thái Long - Ngọc Nghĩa
Khi mới dấn bước vào ngành thực phẩm (năm 2009), Nhựa Ngọc Nghĩa - đơn vị dẫn đầu trong ngành chai nhựa PET cũng chọn đầu tư vào nước chấm thông qua thành lập Công ty Cổ phần Thực phẩm Hồng Phú và cho ra mắt 2 thương hiệu nước chấm Kabin, Thái Long vào năm 2012.
Tham vọng lúc bấy giờ của công ty là mảng nước chấm sẽ liên tục tăng trưởng với doanh thu nền tảng tương đương 30% thị phần vào năm 2018, cạnh tranh trực tiếp với "ông lớn" Masan.
Để đạt tham vọng này, từ buổi ban đầu, Ngọc Nghĩa đã không ngần ngại đầu tư nhà máy lớn nhất Việt Nam với giá trị 20,6 triệu USD. Công ty cũng chi bạo tiền cho marketing, bán hàng... nhằm tìm chỗ đứng trong sân chơi tốn kém này.
Tuy nhiên kết quả đến năm 2016, Hồng Phú thua lỗ gần 73 tỷ, trong khi thị phần so với Masan lúc bấy giờ vẫn tương đối nhỏ bé.
Đầu tháng 1/2018, Nhựa Ngọc Nghĩa đã ra thông báo chuyển nhượng toàn bộ 8,1 triệu cổ phần tại Hồng Phú cho một cá nhân với tổng giá trị vỏn vẹn 810 triệu đồng.
Cùng với Ngọc Nghĩa, nhiều đơn vị cùng ngành đã quyết định rút lui khỏi mảng nước mắm. Sau 3 năm làm nước mắm Đệ Nhất (2010-2013), Acecook đã bỏ cuộc, chuyển nhượng lại cho Nam Phương. Thuận Phát cũng quyết định bán nước mắm Phú Quốc cho ICP.
Trong cuộc chiến nước mắm này, Masan vẫn đang làm chủ cuộc chơi với hơn 60% thị phần nước mắm. Dù chưa có thống kê chi tiết về thị phần của các thương hiệu còn lại nhưng cán cân trên thị trường vẫn đang nghiêng hẳn về nước chấm công nghiệp.
Thông tin từ Hội Lương thực thực phẩm TPHCM đưa ra hồi tháng 6/2018 cho biết, trung bình mỗi năm Việt Nam tiêu thụ 250 triệu lít nước mắm. Tuy nhiên, lượng nước mắm tự nhiên chỉ chiếm khoảng 60 triệu lít. Còn nước chấm công nghiệp (nước mắm tự nhiên pha loãng và thêm hương vị) chiếm trên dưới 190 triệu lít, tương đương 70% thị phần nội địa.
- Cùng chuyên mục
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.
Đầu tư - 26/03/2025 14:49
Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật
Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 14:19
Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.
Đầu tư - 26/03/2025 11:34
Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp
Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…
Bất động sản - 26/03/2025 11:00
Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?
Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 09:43
Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?
Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.
Đầu tư - 26/03/2025 09:39
Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế
Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 25/03/2025 20:29
Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đầu tư - 25/03/2025 15:46
Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đầu tư - 25/03/2025 15:18
Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.
Đầu tư - 25/03/2025 10:00
Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đầu tư - 25/03/2025 07:02
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
Sáp nhập các tỉnh thành có thể tạo "cú hích" lớn cho thị trường bất động sản, là cơ hội cho những nhà đầu tư muốn đặt cược vào thị trường. Nhưng, "cuộc chơi" này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, để lại những thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.
Đầu tư - 24/03/2025 13:03
Đà Nẵng hoàn thành chung cư xã hội hơn 220 tỷ cho người có công
Chung cư xã hội cho người có công với cách mạng tại đường Vũ Mộng Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 223 tỷ đồng, đã hoàn thành và đang thực hiện các thủ tục để bàn giao đưa vào sử dụng.
Đầu tư - 24/03/2025 10:27
Khi Việt Nam là đích đến của các nhà đầu tư nước ngoài
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là "đích đến". Nhưng quan trọng là làm sao để các kế hoạch đó được hiện thực hóa, qua đó tiếp thêm động lực tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam.
Đầu tư - 24/03/2025 09:05
3 động lực giúp thị trường bất động sản bước vào chu kỳ tăng trưởng mới
Tiếp nối đà phục hồi từ năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) năm 2025 được dự báo dần thiết lập một chu kỳ tăng trưởng mới nhờ trợ lực từ 3 động lực chính: Kinh tế phục hồi; Môi trường pháp lý được cải thiện; Đầu tư công tăng mạnh...
Bất động sản - 24/03/2025 06:45
Hưng Yên đấu giá 178 suất đất, cao nhất 30 triệu đồng/m2
178 suất đất tại huyện Yên Mỹ và Tiên Lữ sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng trong tháng 4 tới. Giá khởi điểm cao nhất 30 triệu đồng/m2 và thấp nhất 10 triệu đồng/m2.
Đầu tư - 23/03/2025 15:06
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago