Thị trường nhà phố cho thuê tại TP.HCM: Khách hàng chiếm thế thượng phong

Nhàđầutư
Sự trở lại của đợt dịch COVID-19 thứ 4 đã khiến thị trường nhà phố cho thuê đối diện với một thử thách lớn chưa bao giờ có, khi chủ nhà không còn là người nắm thế thượng phong, mà thay vào đó khách thuê là người dẫn dắt thị trường khiến giá thuê nhà phố tiếp tục bị lao dốc.
LÝ TUẤN
17, Tháng 06, 2021 | 11:40

Nhàđầutư
Sự trở lại của đợt dịch COVID-19 thứ 4 đã khiến thị trường nhà phố cho thuê đối diện với một thử thách lớn chưa bao giờ có, khi chủ nhà không còn là người nắm thế thượng phong, mà thay vào đó khách thuê là người dẫn dắt thị trường khiến giá thuê nhà phố tiếp tục bị lao dốc.

Khách hàng chiếm thế thượng phong

Sau 3 đợt dịch COVID-19 bùng phát trước đó, từ thời điểm đầu năm 2020, thị trường nhà phố cho thuê tại TP.HCM đã bắt đầu có sự hồi phục nhờ vào việc giảm giá thuê, cũng như dịch bệnh được kiểm soát tốt nên tỷ lệ các mặt bằng nhà phố bước sang năm 2021 đã dần được lấp đầy.

Tuy nhiên, sự quay trở lại của dịch COVID-19 trong đợt 4 này (từ thời điểm tháng 5 đến nay) đã khiến cho loại hình nhà phố cho thuê rơi vào thế “khó chồng khó”. Ở những đợt dịch trước, để tìm kiếm, cũng như giữ chân khách hàng các chủ nhà đã phải giảm giá sâu, kèm với đó là những dịch vụ khuyến mãi, hỗ trợ đi kèm, thì đến thời điểm hiện tại, do thực hiện giãn cách toàn xã hội theo chỉ thị 15 và 16 của chính quyền TP.HCM nhu cầu thuê đã giảm mạnh, thậm chí một số người thuê đã trả lại nhà.

Một số chủ nhà kinh doanh theo loại hình này cho biết, nếu đợt giãn cách quá dài và mức giảm tiền thuê không được thống nhất bởi hai bên, chủ nhà phố cũng đã nghĩ đến giải pháp tìm kiếm khách thuê mới và ưu tiên cho khách thuê văn phòng, trụ sở công ty vì nhóm khách này ít bị ảnh hưởng hơn so với ngành bán lẻ, còn nếu không có người thuê chỉ còn cách đóng cửa vì không thể giảm thêm được nữa.

IMG_7771

Ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 thứ 4 đã khiến giá thuê nhà phố tiếp tục giảm mạnh. Ảnh: Lý Tuấn

Lý giải về vấn đề này, bà Võ Thị Khánh Trang, Giám đốc bộ phận nghiên cứu, Savills TP.HCM cho biết, thị trường đang chuyển sang hướng khách thuê dẫn dắt thị trường, trong khi, chủ nhà đang giảm dần sự lạc quan và đã bắt đầu tiếp nhận việc thương lượng để có thể cho thuê mặt bằng, dẫn đến giá thuê tiếp tục lao dốc.

“Theo khảo sát của chúng tôi để giữ chân khách thuê hiện tại, chủ nhà phải giảm giá thuê; trong khi với các mặt bằng đang chào thuê, chủ nhà phải đối mặt với yêu cầu giảm từ 20-40% giá chào thuê hiện tại. Thời hạn hợp đồng vẫn duy trì ở mức 3-5 năm, tuy nhiên, khách thuê đề xuất không tăng giá thuê trong suốt thời hạn thuê mặt bằng”, bà Trang thông tin.

Ghi nhận thực tế cho thấy, trước ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 thứ 4, một vài mặt bằng dù đã được thuê và chuẩn bị các phương án để kinh doanh nhưng cũng chấp nhận chịu lỗ và tiến hành trả lại để thay đổi chiến lược nhằm thích ứng với đại dịch và đẩy mạnh bán hàng thông qua các trang thương mại điện tử, hay livestream (trao đổi trực tuyến),… từ đó dẫn đến tỷ lệ lấp đầy tăng trưởng chậm trên thị trường bất động sản bán lẻ.

Dù vậy, một số nhà phố căn góc tại những tuyến đường có lưu lượng giao thông cao vẫn có tỷ lệ được thuê tốt hơn, còn những khu vực khác, ngay cả những mặt bằng sầm uất như Hồ Tùng Mậu, Huỳnh Thúc Kháng, Đồng Khởi (quận 1), tỷ lệ lấp đầy cũng bị ảnh hưởng không ít, mặt khác sự chênh lệch cung cầu đang tăng theo diễn biến phức tạp của tình hình đại dịch.

Khách hàng thuê thay đổi “khẩu vị”

Đối diện với tình hình dịch bệnh phức tạp, một số khách hàng thuê mặt bằng kinh doanh đã có xu hướng thay đổi “khẩu vị”, thay vì chọn mặt bằng nhà phố như trước, thì mặt bằng tại các vị trí trong khu trung tâm thương mại đang được khách thuê ưu tiên lựa chọn, đặc biệt là các chuỗi cửa hàng tiện ích, thời trang,…

Dù vậy, các chuyên gia cho biết, về dài hạn, để giảm tổn thất, một số doanh nghiệp đã chuyển đổi kinh doanh sang hình thức trực tuyến khi thương mại điện tử tăng đột biến trong thời gian qua, đồng thời tiến hành trả nhiều mặt bằng kinh doanh không hiệu quả để giảm chi phí thuê mặt bằng và nhân công.

Nhận định về vấn đề này, bà Trần Phạm Phương Quyên, Quản lý mặt bằng thương mại bán lẻ, Savills TP.HCM cho rằng, không chỉ các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, buộc phải đóng cửa hàng loạt dưới tác động của hạn chế du lịch trong và ngoài nước, mà ngành mua sắm thời trang, mỹ phẩm, và ăn uống cũng bị ảnh hưởng không ít, nhưng nhờ tích cực đầu tư nhanh chóng cho kênh online, tỷ lệ doanh thu bán trực tuyến của một số doanh nghiệp đã bù vào sự thiếu hụt doanh thu tạo ra tại cửa hàng. Nhất là ngành ăn uống đang có tỷ trọng kênh online chiếm từ 20-60% tổng doanh thu.

Đồng thời, bà Quyên cũng dự báo, trong ngắn hạn, thị trường nhà phố cho thuê có thể tiếp tục đối mặt với việc trả hoặc giảm bớt diện tích thuê để cắt giảm chi phí từ các khách thuê hiện tại, và khó khăn trong việc tìm kiếm khách thuê mới.

“Chủ nhà sẽ không còn ở thế thượng phong, thay vào đó, khách thuê sẽ chiếm lợi thế với nhiều lựa chọn hơn để đuổi kịp xu hướng thay đổi hành vi của người tiêu dùng, họ có thể lựa chọn các trung tâm thương mại để mở các cửa hàng vật lý tận dụng sự tác động tương hỗ và nguồn khách mua sắm cao, hoặc tăng cường chiến lược tiếp thị và bán hàng trực tuyến khi lưu lượng khách tiêu dùng trên các kênh kinh doanh trực tuyến tăng mạnh trong thời qua và dự báo tiếp tục trong thời gian tới”, đại diện Savills Việt Nam nhận định.

Dù vậy, về dài hạn, bà Quyên cho rằng, thị trường mặt bằng bán lẻ nói chung và thị trường nhà phố cho thuê nói riêng được kỳ vọng sẽ có nhiều tín hiệu tích cực. Các chỉ số vĩ mô vẫn được dự báo tăng trưởng mặc dù có chậm lại; doanh thu bán lẻ hàng hóa tại TP.HCM đã có sự hội phục sau mỗi đợt dịch và đạt các mức tăng trưởng cao.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ