Thị trường lao động TP.HCM cần khoảng 65.000 chỗ làm việc trong những tháng cuối năm

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, những tháng cuối năm thành phố sẽ có nhiều chuyển biến tích cực về cơ hội việc làm. Nhu cầu nhân lực sẽ cần khoảng 62.000 - 65.000 chỗ làm việc, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh - thương mại, vận tải, phục vụ, tài chính....
NGUYÊN VŨ
28, Tháng 10, 2020 | 16:06

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, những tháng cuối năm thành phố sẽ có nhiều chuyển biến tích cực về cơ hội việc làm. Nhu cầu nhân lực sẽ cần khoảng 62.000 - 65.000 chỗ làm việc, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh - thương mại, vận tải, phục vụ, tài chính....

Với mục tiêu phát triển của TP.HCM trong 6 tháng cuối năm, thành phố đã thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 bùng phát đợt 2 với nhiều diễn biến phức tạp, đồng thời vẫn đảm bảo duy trì các biện pháp phát triển kinh tế xã hội.

Thị trường lao động quý III/2020 có nhiều dấu hiệu phục hồi so với quý II tập trung nhiều ở khu vực dịch vụ. Bên cạnh đó, nhóm nghề dệt may, da giày cũng có dấu hiệu khởi sắc, tạo điều kiện thuận lợi về việc làm đối với sinh viên mới tốt nghiệp và người lao động chuyển đổi nghề nghiệp, dịch chuyển lao động.

Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 là rất lớn, nhiều doanh nghiệp phải hoạt động với công suất rất thấp, nguồn tài chính khó khăn, buộc phải cho lao động làm việc luân phiên, nghỉ không hưởng lương, chấm dứt hợp đồng lao động, cho lao động thôi việc hoặc chuyển đổi ngành, lĩnh vực hoạt động phù hợp với xu thế.

24-05-2020-tphcm-thi-truong-lao-dong-viec-lam-con-tram-lang-19B72456

Ảnh minh họa: Đảng bộ TP.HCM

Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, qua khảo sát nhu cầu nhân lực quý III/2020 cần 53.380 chỗ làm việc và 33.338 người có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Nhu cầu nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành có xu hướng tăng so với quý II, tăng 13,57% và giảm 33,61% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, tập trung chủ yếu ở khu vực dịch vụ chiếm 78,02%, khu vực công nghiệp chiếm 21,92%, khu vực nông nghiệp chiếm 0,06%. Một số ngành, lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao bao gồm: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 26,05% tổng nhu cầu nhân lực...

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chiếm 9,58% tổng nhu cầu nhân lực, chủ yếu tuyển dụng ở các ngành: hoạt động trung gian tiền tệ khác, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, hoạt động dịch vụ tài chính khác.

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ chiếm 8,03% tổng nhu cầu nhân lực, tuyển dụng tập trung ở các ngành: đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm, cung ứng lao động tạm thời, tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, hoạt động bảo vệ tư nhân...

Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 6,43% tổng nhu cầu nhân lực, tuyển dụng nhiều ở ngành: Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất, kinh doanh bất động sản...

Dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 3,83% tổng nhu cầu nhân lực, tập trung tuyển dụng ở các ngành: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động, dịch vụ lưu trú ngắn ngày...

Đối với nhu cầu nhân lực của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 9 ngành kinh tế dịch vụ chiếm 67,91% tổng nhu cầu nhân lực. Trong đó, nhu cầu nhân lực của 4 ngành công nghiệp trọng yếu chiếm 14,36% tổng nhu cầu, tăng 2,29% so với quý II, giảm 9,46% so với cùng kỳ năm 2019. Còn nhu cầu nhân lực 9 ngành kinh tế - dịch vụ chiếm 53,55% tổng nhu cầu nhân lực, giảm 5,23% so với quý II, giảm 11,03% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngoài ra, quý III/2020, nhu cầu tìm kiếm việc làm tập trung nhiều ở các nhóm nghề: Kinh doanh thương mại chiếm, hành chính văn phòng, tài chính – kế toán, nhân sự, vận tải – logistics, marketing chiếm, dịch vụ tư vấn – chăm sóc khách hàng chiếm...

Với những tín hiệu lạc quan từ việc khống chế dịch bệnh COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh dần trở lại bình thường, xuất – nhập khẩu đang được cải thiện nhờ các nỗ lực mở cửa, phục hồi kinh tế của thị trường trọng điểm như EU, Hoa Kỳ.

Đồng thời, hiệp định EVFTA vừa có hiệu lực, mở ra cơ hội lớn để Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng tiếp cận thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động mới để phục vụ cho đợt sản xuất cao điểm cuối năm.

Thị trường lao động thành phố trong những tháng cuối năm sẽ có nhiều chuyển biến tích cực kể cả khu vực chính thức và phi chính thức. Đây là cơ hội việc làm đối với sinh viên mới ra trường, người lao động bị mất việc vì dịch bệnh COVID-19 và dịch chuyển lao động. 

Nhu cầu nhân lực quý IV/2020 cần khoảng 62.000 - 65.000 chỗ làm việc, tập trung ở các nhóm nghề: Kinh doanh - thương mại, dịch vụ phục vụ, tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm... Nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85,26%, trong đó đại học chiếm 20%, cao đẳng chiếm 20%, trung cấp chiếm 31%, sơ cấp chiếm 14,26%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ