Thị trường khách sạn TP.HCM trên đà tăng trưởng trở lại

Nhàđầutư
Quý III, thị trường khách sạn TP.HCM ghi nhận nguồn cung tăng 2% theo quý và 49% theo năm, lên 15.500 phòng từ 110 dự án; có 2 khách sạn 4 sao và 3 khách sạn 3 sao đã mở cửa trở lại. Giá phòng bình quân đạt 1,7 triệu đồng/phòng/đêm, tăng 22% theo quý và 50% theo năm.
VŨ PHẠM
16, Tháng 10, 2022 | 07:25

Nhàđầutư
Quý III, thị trường khách sạn TP.HCM ghi nhận nguồn cung tăng 2% theo quý và 49% theo năm, lên 15.500 phòng từ 110 dự án; có 2 khách sạn 4 sao và 3 khách sạn 3 sao đã mở cửa trở lại. Giá phòng bình quân đạt 1,7 triệu đồng/phòng/đêm, tăng 22% theo quý và 50% theo năm.

Nguồn cung tăng trưởng

Báo cáo thị trường của Savill Việt Nam cho thấy, trong quý III, thị trường khách sạn TP.HCM có nguồn cung tăng 2% theo quý và 49% theo năm lên 15.500 phòng từ 110 dự án. Thị trường ghi nhận sự mở cửa trở lại của 2 khách sạn 4 sao và 3 khách sạn 3 sao. Dự án mới Fusion Original đã đi vào hoạt động, cung cấp 146 phòng tiêu chuẩn 5 sao tại quận 1.

Trong quý IV, khách sạn 5 sao Hilton Saigon tại quận 1 dự kiến khai trương, cung cấp 312 phòng. Được biết, Hilton Sài Gòn do Công ty CP Đầu tư Sản xuất Kinh doanh Sài Gòn Cửu Long làm chủ đầu tư, với vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, đây là tòa nhà cao thứ 3 tại TP.HCM sau Bitexco và The Landmark 81.

Bên cạnh đó, thị trường khách sạn có tỷ lệ lấp đầy trung bình 58%, tăng 19% theo quý. Phân khúc 4 sao cải thiện 21%, 5 sao tăng 24% và 3 sao có mức cải thiện 9% theo quý. Giá phòng bình quân đạt 1,7 triệu đồng/phòng/đêm, tăng 22% theo quý và 50% theo năm, sau khi các khách sạn 5 sao tăng giá trung bình 21% theo quý và 68% theo năm.

hilton-saigon

Dự án khách sạn 5 sao Hilton Saigon tại quận 1 dự kiến khai trương trong quý IV, cung cấp cho thị trường 312 phòng. Ảnh: Nguyễn Vũ Phước

Trong 4 năm trở lại đây, năm 2019 là năm đỉnh cao của thị trường khách sạn TP.HCM khi ghi nhận tổng nguồn cung 6.500 căn với mức giá thuê trung bình khoảng 580 nghìn đồng/m2/tháng. Trong đó, số lượng căn đã thuê khoảng 5.300 căn, số căn trống là 1.200 căn. Năm 2018, tổng nguồn cung khoảng 5.900 căn, giá thuê khoảng 570 nghìn đồng/m2/tháng, số căn đã thuê khoảng 4.600 căn, số căn trống 1.300 căn.

Năm 2020, tổng nguồn cung tương đương với năm 2019, nhưng giá thuê đã giảm còn 540 nghìn đồng/m2/tháng, số lượng căn đã thuê đạt 4.100 căn, số lượng căn trống lên đến 2.400 căn. Đến năm 2021, tổng nguồn cung ghi nhận khoảng 6.100 căn, với mức giá thuê xuống 490 nghìn đồng/m2/tháng, số căn đã thuê đạt 3.900 căn, số căn trống là 2.200 căn.

"TP.HCM vẫn là điểm đến phổ biến nhất ở Việt Nam, chiếm 45% lượng khách cả nước. Thành phố đã đón hơn 10 triệu lượt khách nội địa, tăng 69% theo quý", chuyên gia Savills nói và cho biết, khách nội địa chính là động lực của thị trường.

Trong quý III, dù thời gian miễn thị thực vẫn ngắn và chỉ áp dụng cho một số quốc gia nhất định, nhưng lượng khách nước ngoài đến TP.HCM đạt 1,6 triệu, tăng 240% theo quý và bằng 80% lượng khách trong quý III/2019.

9 tháng, doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống ở TP.HCM đạt 70 nghìn tỷ đồng. Trong quý III, doanh thu tăng 15% theo quý lên gần 24 nghìn tỷ đồng, tương đương 80% doanh thu quý III/2019.

Cuối năm chính là mùa cao điểm của thị trường khách sạn tại TP.HCM, với nguồn khách chính là khách nước ngoài và khách MICE (khách thuộc nhóm hội họp; khen thưởng; hội nghị, hội thảo; sự kiện, triển lãm). Triển lãm Du lịch Quốc tế TP.HCM năm 2022 (ITE HCMC 2022) trở lại sau 2 năm, đã thu hút đại diện của 45 tỉnh, thành phố trên khắp Việt Nam và 28 quốc gia.

Trong khi đó, Sở Du lịch TP.HCM cho biết, quý IV, TP.HCM kỳ vọng đón hơn 20 triệu lượt khách, gồm 2 triệu khách quốc tế.

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho rằng, bất chấp những khó khăn kinh tế và gia tăng nguồn cung, công suất và giá phòng vẫn tăng. Khách MICE, khách nước ngoài và khách công tác sẽ thúc đẩy nhu cầu trong quý IV.

Cạnh tranh gay gắt căn hộ dịch vụ

Bên cạnh thị trường khách sạn, thị trường căn hộ dịch vụ đang dần phục hồi. Tuy nhiên, nguồn cung giảm 2% theo quý và 4% theo năm còn 6.071 căn từ 102 dự án. Trong quý chỉ có 1 dự án mới tại quận 2 cung cấp 54 căn. Đến 2025, thị trường dự kiến sẽ đón nhận 840 căn từ 10 dự án nằm ở sáu quận; trong đó quận 1 chiếm 38%, quận2 chiếm 29% và quận 7 chiếm 15%.

Tình hình hoạt động cải thiện trong bối cảnh thị trường đang dần phục hồi. Giá thuê trung bình đạt 521 nghìn đồng/m2/tháng, tăng 5% theo quý và 11% theo năm. Giá thuê phục hồi sau khi các dự án chấm dứt các chương trình ưu đãi nhưng vẫn thấp hơn so với quý III/2019 khoảng 7%.

Công suất thuê đạt 78%, tăng 4% theo quý và 16% theo năm. Hạng B tăng nhiều nhất với 6% theo quý và 14% theo năm, chủ yếu nhờ sự trở lại của các chuyên gia nước ngoài, ưa chuộng loại căn 1PN, 2PN.

Trong 9 tháng, thị trường ghi nhận lượng tiêu thụ tích cực với 813 căn sau khi lượng tiêu thụ âm do ảnh hưởng của đại dịch suốt 2 năm qua. Nguồn cầu từ khách thuê dài hạn phục hồi, chủ yếu là các chuyên gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Khu vực trung tâm chiếm 38% lượng tiêu thụ, tiếp đến là quận 7 chiếm 26% và quận 2 chiếm 17%.

Mặt khác, số liệu của Cục Thống kê TP.HCM cho thấy, 9 tháng, TP.HCM có 567 dự án FDI mới với vốn đăng kí mới đạt 348 triệu USD. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất, tiếp đến là Nhật Bản và Hàn Quốc. Sự tăng trưởng FDI là tín hiệu tích cực cho thị trường căn hộ dịch vụ khi nhu cầu chủ yếu được thúc đẩy bởi các chuyên gia.

Dẫu vậy, thị trường căn hộ dịch vụ đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ nguồn cung khá lớn của căn hộ chung cư cho thuê và khách sạn. Giá thuê của căn hộ dịch vụ cao hơn so với giá thuê trung bình của căn hộ cho thuê 56%, điều này có thể tạo áp lực đối với thị trường căn hộ dịch vụ.

Đến năm 2025, nguồn cung tương lai của căn hộ dịch vụ ước tính chỉ bằng 3% tổng số căn hộ chung cư sẽ bàn giao.

Bà Thanh Hương, Quản lý nghiên cứu thị trường Savills TP.HCM nhận định, hoạt động thị trường dần phục hồi về mức trước đại dịch nhờ sự trở lại của khách dài hạn. Dự án mới và việc cải tạo các dự án cũ là dấu hiệu tích cực để tăng lợi thế cạnh tranh so với khách sạn và chung cư cho thuê.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ