Thêm thủ tục hành chính, doanh nghiệp thủy sản có thể thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng?

THANH THANH
12:10 02/03/2025

Với việc bổ sung thêm các thủ tục hành chính liên quan đến an toàn thực phẩm, theo ước tính, thủ tục tự công bố, thành phần hồ sơ và thời gian tăng lên gây chậm trễ kinh doanh tới ít nhất 3 tháng và mức thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng/năm.

Liên quan đến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP (Nghị định 15) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế đang lấy ý kiến, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có một loạt văn bản gửi lãnh đạo Chính phủ và cơ quan chức năng.

Tại các văn bản này, VASEP khẳng định, trong 7 năm kể từ khi ban hành Nghị định 15, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đánh giá là một mô hình cải cách hiệu quả trong quản lý ATTP, hội nhập theo nguyên tắc quản lý rủi ro mà các quốc gia tiên tiến trên thế giới đang áp dụng, qua đó giúp DN tiết kiệm hàng triệu ngày công và hàng nghìn tỷ đồng/năm.

Thực tiễn cho thấy, ngành thực phẩm đã có sự tăng trưởng cao ngay cả trong đại dịch, đóng góp khoảng 15% vào GDP; 0.38 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong năm 2021; 1 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP năm 2022.

Tuy nhiên, theo Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15 được đăng tải trên website của Bộ Y tế , VASEP có nhiều quan ngại vì nhận thấy trong Dự thảo đang phát sinh thêm những yêu cầu mới, những điểm nghẽn mới, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN trong khi chưa đưa ra được những giải pháp hiệu quả hơn Nghị định 15  để đảm bảo ATTP cho người dân.

Thêm thủ tục gây khó cho doanh nghiệp

Theo VASEP, dự thảo đang bổ sung nhiều yêu cầu và nhiều quy định vào cả 3 nhóm TTHC về tự công bố; đăng ký bản công bố; đăng ký lại bản công bố. Trong đó có nhiều quy định bất hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế, nguy cơ tạo ra nhiều điểm nghẽn mới cho SXKD, khiến rất nhiều sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là hàng thủy sản, rất khó để đáp ứng hoặc không thể thực hiện được. Trong khi đó, nhiều yêu cầu bổ sung vào các thủ tục này của Dự thảo không liên quan gì đến ATTP,

Cụ thể, thủ tục tự công bố, dự thảo đưa ra 7 mục, 31 nội dung, tăng thêm 3 mục (gồm: Thuyết minh sản phẩm, Hồ sơ thông tin sản phẩm, Phương pháp kiểm nghiệm) và tăng thêm 26 nội dung. Trong khi quy định tại Nghị định 15 chỉ có 4 mục, 5 nội dung và không yêu cầu về 3 mục như dự thảo.

Đáng ngại là các nội dung yêu cầu trong từng mục còn bất hợp lý, khó thực hiện, thậm chí có một số yêu cầu không khả thi.

Theo ước tính của VASEP, với thủ tục tự công bố, thành phần hồ sơ và thời gian tăng lên gây chậm trễ kinh doanh tới ít nhất 3 tháng và mức thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng/năm. Ảnh: ITN

Về thời gian xử lý hồ sơ, dự thảo bổ sung yêu cầu trong thời gian 3 tháng sau khi nộp hồ sơ, cơ quan quản lý rà soát hồ sơ và khi phát hiện hồ sơ không đúng quy định thì yêu cầu tổ chức, cá nhân thu hồi hồ sơ, dẫn đến DN không dám SXKD sản phẩm cho đến hết 3 tháng sau khi nộp hồ sơ.

Về thủ tục đăng ký bản công bố, trong khi Nghị định 15 không quy định thì Dự thảo yêu cầu tăng thêm 3 mục hồ sơ tương tự như hồ sơ tự công bố, số lần bổ sung hồ sơ của DN bị hạn chế nhưng không hạn chế số lần yêu cầu bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước.

Theo VASEP, thời gian bổ sung (30 ngày) không thể thực hiện được với thực phẩm nhập khẩu với một số hồ sơ kèm theo (như giấy CFS), trong khi đó, quy trình đăng ký mới có thể khiến cho thời gian đăng ký hồ sơ tăng lên gấp đôi.

Về thủ tục đăng ký lại, dự thảo quy định 15 trường hợp khi có thay đổi phải đăng ký lại (tăng thêm 12 trường hợp so với Nghị định 15), dù là thay đổi lớn hay thay đổi nhỏ - cao hơn cả yêu cầu đối với quản lý dược phẩm. Một số trường hợp yêu cầu đăng ký lại chưa hợp lý, như thay đổi phương pháp kiểm nghiệm cũng phải đăng ký lại.

Ngoài ra, dự thảo đưa thêm các quy định bất hợp lý khác như quy định chuyển tiếp yêu cầu các sản phẩm đã đăng ký và đang lưu hành bình thường trên thị trường cũng phải bổ sung hồ sơ, làm gia tăng TTHC và gây tốn kém về thời gian, tiền bạc cho DN ; hay đưa ra các khái niệm chưa phù hợp như thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra thị trường,…

Theo ước tính của VASEP, với thủ tục tự công bố, thành phần hồ sơ và thời gian tăng lên gây chậm trễ kinh doanh tới ít nhất 3 tháng và mức thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng/năm. Với thủ tục đăng ký bản công bố, thành phần hồ sơ tăng lên có thể gây tốn phí hàng trăm tỷ đồng/năm, số ngày công thực thi tăng thêm chưa thể xác định.

Chúng tôi, cộng đồng DN thủy sản, đặc biệt quan ngại với việc bổ sung các yêu cầu và nội dung kể trên vào thủ tục/mẫu của thủ tục tự công bố kể trên, cũng hoàn toàn không rõ mục đích việc bổ sung những yêu cầu thông tin trên (một số không liên quan ATTP, giống như quản lý thuốc, dược phẩm) để giải quyết thực trạng phát sinh gây mất ATTP nào. Chúng tôi kiến nghị giữ nguyên các yêu cầu thông tin liên quan thủ tục tự công bố giữ nguyên như đã được thiết kế hiệu quả, phù hợp tại Nghị định 15

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng thư ký VASEP

Cần bỏ tư duy "không quản được thì cấm"

Trong văn bản gửi Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan, VASEP thẳng thắn khi cho rằng, dự thảo đang chỉ tập trung vào quản lý chặt về hành chính đối với thực phẩm chế biến bao gói sẵn, trong khi còn chưa đưa ra được các giải pháp phù hợp về chống ngộ độc thực phẩm liên quan đến thức ăn đường phố, thực phẩm tươi sống, bếp ăn tập thể... như thời gian qua đã được nhận diện là những sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ cao gây mất ATTP và là nguyên nhân chủ yếu gây ra ngộ độc thực phẩm thời gian qua.

Trong khi đó, nhiều biện pháp mà dự thảo nêu ra chưa dựa trên nguyên tắc quản lý ATTP của quốc tế, chưa đúng theo chỉ đạo của Tổng Bí Thư Tô Lâm "triệt để cắt giảm TTHC", "tháo gỡ những điểm nghẽn", "từ bỏ tư duy không quản được thì cấm", "chống lãng phí".

Dự thảo đang chỉ tập trung vào quản lý chặt về hành chính đối với thực phẩm chế biến bao gói sẵn. Ảnh: ITN

Đặc biệt, dự thảo cho thấy rõ là chưa phù hợp với Giải pháp xây dựng pháp luật về ATTP nêu tại báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Nghị định 15 của Bộ Y tế (báo cáo 1895/BC-BYT )

Theo đó, chưa đưa ra các quy định để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP; các yêu cầu bổ sung chưa áp dụng triệt để nguyên tắc quản lý rủi ro và chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; chưa có giải pháp đánh giá nguy cơ theo chuỗi và chưa phân cấp, phân quyền triệt để; chưa quy định cụ thể việc áp dụng triệt để các thủ tục (đăng ký, công bố...) trên môi trường điện tử và xây dựng cơ sở dữ liệu trong công tác quản lý ATTP thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Ngoài ra, một số tồn tại và phát sinh trong các quy định về quản lý ATTP mà Nghị định 15 chưa đề cập tới vẫn chưa được đưa vào Dự thảo này cần phải bổ sung như: Quy định thời gian cho phép cơ sở chưa đạt được khắc phục để được cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP chưa công bằng giữa các đối tượng; chưa có quy định về ngưỡng MRPL (giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu), RPA (ngưỡng tham chiếu cho hoạt động) đối với các chất cấm, chất ngoài danh mục được phép sử dụng, dẫn đến việc một số sản phẩm không thể đưa được vào các kênh bán lẻ tại thị trường nội địa trong khi đủ điều kiện xuất khẩu ra các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ với lý do có sự hiện diện của dư lượng một số kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng mặc dù mức dư lượng của các hoạt chất này trong sản phẩm rất thấp đáp ứng EU; chưa có quy định về giấy tờ thay thế giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP đối với các đối tượng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do không phải là mô hình DN; chưa có quy định chuyển mục đích sử dụng cho sản phẩm nhập khẩu để chế biến xuất khẩu, gia công xuất khẩu, sử dụng/sản xuất nội bộ nhưng dư thừa.

Để tiếp tục thúc đẩy cải cách TTHC, tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động SXKD của DN, đồng thời nâng cao ATTP cho người dân, VASEP đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo Bộ Y tế và Ban soạn thảo nghiên cứu các góp ý, xóa bỏ các dự thảo quy định bất hợp lý, bổ sung các biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo xây dựng Nghị định theo đúng các chỉ đạo của Tổng Bí Thư và của Chính phủ, cũng như các giải pháp trong báo cáo 1895/BC-BYT để không tạo ra điểm nghẽn cho SXKD và đảm bảo được ATTP cho nhân dân cũng như nâng cao hiệu quả quản lý.

VASEP cùng đề nghị Chính phủ chủ trì một cuộc họp đối thoại giữa Ban soạn thảo và các Hiệp hội liên quan ngành thực phẩm để xem xét bản dự thảo cuối cùng trước khi trình Chính phủ.

Với việc Chính phủ đang tiến hành sửa Luật ATTP, dự định ban hành vào tháng 10/2025, VASEP cũng đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Luật ATTP trước, sau đó mới sửa đổi Nghị định hướng dẫn thi hành luật.

  • Cùng chuyên mục
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhóm cựu cán bộ bị truy tố tội 'Môi giới hối lộ, nhận hối lộ và rửa tiền'

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhóm cựu cán bộ bị truy tố tội 'Môi giới hối lộ, nhận hối lộ và rửa tiền'

Quá trình điều tra vụ án làm giả giấy tờ đất đai, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện nhóm cán bộ làm trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên và môi trường (TN&MT) có hành vi môi giới hối lộ, nhận hối lộ, rửa tiền.

Pháp luật - 12/03/2025 13:08

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giảm 30% tiền thuê đất phải nộp năm 2024

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giảm 30% tiền thuê đất phải nộp năm 2024

100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với Chính phủ về việc ban hành nghị định quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024, với mức giảm 30%.

Pháp luật - 11/03/2025 14:32

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Việc Việt Nam ký thỏa thuận đa phương về trao đổi báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC MCAA) đảm bảo cho việc triển khai thu Thuế tối thiểu toàn cầu.

Pháp luật - 11/03/2025 06:50

Tiếp tục đề nghị giảm thuế cho cơ quan báo chí xuống 10%

Tiếp tục đề nghị giảm thuế cho cơ quan báo chí xuống 10%

Liên quan tới Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất áp dụng mức thuế từ 20% xuống 10% đối với báo in, còn các loại hình báo chí khác từ 20% xuống 15%. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng 2 mức thuế là không thỏa đáng và đề nghị mức chung là 10%.

Pháp luật - 10/03/2025 18:30

Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề xuất lùi áp Thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, xe bán tải chở hàng

Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề xuất lùi áp Thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, xe bán tải chở hàng

Phương án lùi áp thuế với nước ngọt vẫn "bảo đảm thực hiện được mục tiêu chính sách song có linh hoạt hơn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh".

Pháp luật - 10/03/2025 17:29

Truy nã 'đặc biệt' đối tượng liên quan đến đường dây lừa đảo Mr.Pips

Truy nã 'đặc biệt' đối tượng liên quan đến đường dây lừa đảo Mr.Pips

Đối tượng Trịnh Văn Thái bị truy nã đặc biệt về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", có liên quan đến đường dây Mr.Pips.

Pháp luật - 10/03/2025 17:08

Đề xuất gia hạn nộp thuế 14.100 tỷ đồng trợ lực cho thị trường ô tô

Đề xuất gia hạn nộp thuế 14.100 tỷ đồng trợ lực cho thị trường ô tô

Nếu đề xuất của Bộ Tài chính được chấp thuận, các doanh nghiệp sản xuất ô tô sẽ đước gia hạn khoảng 14.100 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt …

Pháp luật - 10/03/2025 12:54

Hà Nội kiểm tra, giám sát hơn 100 dự án

Hà Nội kiểm tra, giám sát hơn 100 dự án

Năm 2025, UBND TP. Hà Nội sẽ kiểm tra, giám sát với 104 dự án đầu tư của thành phố, trong đó có 9 dự án thuộc lĩnh vực giao thông, văn hóa, nông nghiệp.

Pháp luật - 10/03/2025 06:23

Chuyên gia cảnh báo chiêu trò cắt ghép video 'nóng' để tống tiền

Chuyên gia cảnh báo chiêu trò cắt ghép video 'nóng' để tống tiền

Tội phạm giả vờ có video với những hình ảnh không lành mạnh hoặc sử dụng công nghệ cao để cắt ghép rồi tống tiền nạn nhân.

Pháp luật - 09/03/2025 09:06

Nguyên chủ tịch Tổng công ty Tín Nghĩa bị tuyên 19 năm tù

Nguyên chủ tịch Tổng công ty Tín Nghĩa bị tuyên 19 năm tù

Bị cáo Quách Văn Đức - nguyên chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Tín Nghĩa - bị tuyên 19 năm tù.

Pháp luật - 08/03/2025 09:45

Dỡ 'rào cản' về quy định liên kết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn

Dỡ 'rào cản' về quy định liên kết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn

Nghị định 20/2025/NĐ-CP không chỉ giúp doanh nghiệp (DN) được khấu trừ chi phí lãi vay hợp lý mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn trong tiếp cận vốn, giúp DN có thêm dư địa tài chính để tái đầu tư, mở rộng hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Pháp luật - 08/03/2025 08:59

'Quên' hoặc 'bỏ qua' thông báo tập trung kinh tế bị phạt như thế nào?

'Quên' hoặc 'bỏ qua' thông báo tập trung kinh tế bị phạt như thế nào?

Nhiều trường hợp các bên tham gia M&A đã "quên" hoặc "bỏ qua" nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế (TTKT) dẫn đến việc bị xử phạt lên đến hàng tỷ đồng.

Pháp luật - 07/03/2025 23:33

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Triệu Nụ Cười tội lừa đảo về đồng tiền QFS TNCVN

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Triệu Nụ Cười tội lừa đảo về đồng tiền QFS TNCVN

Ông Hồ Quốc Thân , Tổng giám đốc Công ty cổ phần Triệu Nụ Cười - bị Cơ quan an ninh điều tra khởi tố bị can với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội tàng trữ tiền giả.

Pháp luật - 07/03/2025 07:22

Người cầm đầu vụ 'thổi giá' đất tới 30 tỷ đồng/m2 lĩnh án 3 năm tù

Người cầm đầu vụ 'thổi giá' đất tới 30 tỷ đồng/m2 lĩnh án 3 năm tù

Theo bản án, các bị cáo trong vụ "thổi giá" đất tới 30 tỷ đồng/m2, gây rối loạn thị trường bất động sản, gây bức xúc, bất bình trong xã hội

Pháp luật - 06/03/2025 17:17

Livestream TikTok, 'mỏ vàng' khiến ai cũng bất chấp

Livestream TikTok, 'mỏ vàng' khiến ai cũng bất chấp

Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục... hàng loạt KOLs nổi tiếng vấp phải chỉ trích quảng cáo sai sự thật khi livestream quảng cáo trên TikTok cho thấy một sự thật về mỏ vàng mà ai cũng muốn lao vào.

Pháp luật - 06/03/2025 15:35

Nguyên Chủ tịch HĐTV Vicem Lê Văn Chung bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch HĐTV Vicem Lê Văn Chung bị khởi tố

Cơ quan CSĐT Bộ Công an cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Ngọc Anh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xi măng (Vicem), bắt bị can để tạm giam đối với Lê Văn Chung, nguyên Chủ tịch HĐTV Vicem và 2 bị can còn lại.

Pháp luật - 05/03/2025 17:56