Thế hệ trẻ hiện nay liệu có trở thành thế hệ giàu có nhất hay không?
Nếu thế hệ sinh sau Thế chiến II trở thành thế hệ giàu chưa từng có, thì thế hệ thiên niên kỷ hiện nay (lớp người 20-35 tuổi) sẽ trở nên giàu qua thừa kế. Nguyên tắc thì như vậy nhưng thực tế thì phức tạp hơn nhiều.
Nếu nói về tiền bạc thì dường như thế hệ thiên niên kỷ (những người sinh ra cuối thế kỷ trước) đang là những người khá vất vả.
Họ đang phải nợ món nợ kỷ lục cho việc học hành, riêng giới trẻ ở Anh nợ cỡ 1 nghìn tỷ bảng Anh (1,27 nghìn tỷ USD) trong vòng chỉ 25 năm tới. Và họ còn phải vận lộn với cuộc sống vì phải trả tiền thuê nhà giá cao trong khi giá cả sinh hoạt ngày càng tăng và nhận lương thì thấp.

Ảnh minh họa Getty Images
Sự thịnh vượng từ thế hệ trước sang thế hệ này dường như đã bị giảm bớt và giới trẻ ngày nay đang trong tình trạng tài chính khốn khó hơn thế hệ trước.
Dẫu vậy thì cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Từ nhiều năm nay, chúng ta đều biết là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào năm 2008 đã giáng một đòn rất mạnh lên thế hệ trẻ ngày nay, hậu quả là nhiều người trẻ tuổi vừa tốt nghiệp ra trường rơi ngay vào tình trạng kinh tế suy thoái toàn cầu, mà nhiều nước đến nay dù đã rất nỗ lực vẫn chưa phục hồi hoàn toàn trở lại.
Với mức tiền lương tăng chậm, chi phí sinh hoạt đắt đỏ cùng khả năng dành dụm được ít hơn cho tuổi già, giới trẻ còn vất vả để có thể theo kịp mức độ giàu có của thế hệ trước khi họ về hưu.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới dự đoán vào năm 2050, khi giới trẻ ở 8 thị trường lương hưu lớn nhất thế giới bắt đầu nghỉ hưu, thì khoản tiền tiết kiệm hưu trí thiếu hụt sẽ vào khoảng 427 nghìn tỷ USD. Nghĩa là hơn gấp 6 lần con số này của năm 2015 (67 nghìn tỷ USD). Lý do dẫn tới việc thiếu hụt này chủ yếu là do tuổi thọ kéo dài hơn, môi trường tăng trưởng dài hạn kém đi và tỷ lệ tiết kiệm ít ỏi, cộng thêm với đó là mức độ hiểu biết về tài chính thấp.
Điều này không vẽ nên một bức tranh đầy hy vọng cho tương lai nhưng có lẽ lại đem đến một kịch bản không quá ảm đạm. Liệu một vận may bất ngờ từ thế hệ giàu nhất, thế hệ sinh sau Thế chiến II liệu có giúp đảo ngược được tình trạng tài sản của lớp trẻ kế cận này hay không?
Hầm trú bão
Trái ngược với thế hệ thiên niên kỷ hiện nay, thế hệ được sinh ra bùng nổ sau Thế chiến II cho đến nay là thế hệ giàu có nhất trong lịch sử và tình trạng này còn kéo dài đến khoảng năm 2030.
Theo một báo cáo về tình hình chuyển nhượng tài sản của Ngân hàng Hoàng gia Canada (Royal Bank of Canada), khi nhóm người thuộc thế hệ sinh sau Thế chiến II chuyển nhượng tài sản cho con cháu thì các chuyên gia ước tính chỉ riêng ở Anh và khu vực Bắc Mỹ, số tiền họ để lại cho thế hệ sau sẽ vào cỡ 4 nghìn tỷ USD.
Như vậy, thế hệ thiên niên kỷ, với sự bùng nổ của việc thừa kế, sẽ nhận được khối lượng tài sản thừa kế kỷ lục từ thế hệ sinh sau Thế chiến II trước đó.

Do tuổi thọ cao, nhiều người sinh sau Thế chiến II đã tiêu quá những gì họ tiết kiệm được. Ảnh Alamy
Như vậy có phải là thế hệ trẻ hiện nay sẽ giải quyết được nỗi buồn thiếu tiền bằng cách chờ cho thế hệ đi trước ra đi hoặc chờ được chuyển nhượng quyền thừa kế?
Đó chính là lập luận của nhà kinh tế Paul Donovan, chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ quản lý UBS Wealth Management. Ông cũng chính là người vào đầu năm ngoái đã dự đoán rằng thế hệ thiên niên kỷ thực tế sẽ trở thành thế hệ giàu nhất trong lịch sử.
Khi nói chuyện với báo Business Insider, ông lập luận rằng giá trị tài sản không bốc hơi khỏi nền kinh tế. Và, vì thế hệ sinh sau Thế chiến Hai là đông hơn so với lứa thiên niên kỷ, tài sản sẽ được củng cố khi chuyển qua các thế hệ. Đơn giản là: ít người hơn cho cùng một lượng tài sản được phân phối.
Tất cả trong gia đình
Không đơn giản như vậy, Moritz Schularick, giáo sư kinh tế tại Đại học Bonn (Đức) nói. Ông nói rằng mô hình chuyển giao tài sản giữa các thế hệ trong đó thế hệ thiên niên kỷ trở thành giàu nhất được ghi nhận chỉ là một "mô hình 1% hàng đầu trên toàn cầu".
"Nó áp dụng cho những người có rất nhiều tiền và họ không bao giờ có thể tiêu xài hết của cải của họ," ông nói. "Những người bình thường và các mô hình kinh tế tiêu chuẩn cho rằng người ta tiết kiệm phòng tuổi già và sau đó sử dụng tiền tiết kiệm và tài sản của họ để chi trả cho những thứ khi mà họ không còn thu nhập nữa. Vào cuối đời họ có một số của thừa kế, nhưng không nhiều đến thế.
Lowell R. Ricketts, nhà phân tích chính của Ngân hàng Dự trữ Liên bang cũng đồng ý về điều này. Ông nói rằng chỉ có một số ít các gia đình thuộc thế hệ sinh sau Thế chiến II là thừa kế lại "giá trị đáng kể về tài sản". (Số liệu tháng 6/2018 từ Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ xác nhận điều này: từ 1995 đến 2016, chỉ có 2% di sản, tương đương 1.000.000 USD được thừa kế, tuy nhiên số tiền này đã chiếm 40% giá trị tài sản được chuyển).

Trong khi chờ dài cổ để được thừa kế, cách tốt nhất đối với thế hệ trẻ là "tự thân vận động". Ảnh Alamy
Mặc dù một số tài sản về bản chất vẫn giữ được giá trị hoặc thậm chí tăng giá trị, nhưng Ricketts nói, chúng tôi không nghĩ rằng những người sinh sau Thế chiến II vẫn sẽ nắm giữ tài sản cho đến khi truyền lại. "Một ngôi nhà và đất đai có thể được thanh lý khi nghỉ hưu để duy trì mức sống khá giả. Do đó, ngay cả khi những tài sản đó không biến mất khỏi nền kinh tế, chúng có thể không được giữ lại và truyền lại cho con cháu".
Kế hoạch B đã đúng
Ngay cả khi việc chuyển nhượng tài sản có xảy ra và ảnh hưởng đáng kể đến sự giàu có của lớp trẻ, nhưng thời điểm chuyển nhượng mới là một yếu tố quan trọng, Ricketts nói.
Trong bản tóm tắt về thống kê nhân khẩu của St. Louis Fed, các nhà nghiên cứu viết các giá trị tích lũy ở Mỹ cho những hộ do người đứng đầu sinh vào những năm 1980 là dưới mức mong đợi tới 34%.
"Những gia đình này đang sắp tiến tới các mốc tài chính quan trọng (phải mua nhà, nuôi dạy con, gửi tiết kiệm cho nghỉ hưu) mà tiền tích lũy thì rất hạn chế." Ricketts nói.
Theo ông, "một vận may bất ngờ trong tương lai sẽ không giúp được những gia đình này đáp ứng những trách nhiệm tài chính hiện tại của họ. Nói cách khác, lời hứa có được sự chuyển nhượng trong tương lai sẽ không giúp đáp ứng được việc phải thanh toán ngay khoản tiền mặt yêu cầu để thế chấp".
Nếu bạn nằm trong số người của thế hệ thiên niên kỷ đang cầu mong một khoản tiền mặt bất ngờ tới, thì mô hình Donovan nói trên có thể không áp dụng cho bạn. Chờ đợi 'lộc bất ngờ' không thể là kế hoạch A của bạn, và thậm chí, để có nó bạn có thể phải chờ đợi quá lâu.
Trong khi các thế hệ cao tuổi tiếp tục dành dụm tiền tiết kiệm cho hưu trí và sống lâu hơn và chi tiêu ít hơn, thì những người thuộc lớp trẻ tìm cách tiết kiệm cho hưu trí có thể sẽ muốn tiếp tục áp dụng lựa chọn đã thử và thấy là đúng: gửi tiền vào nơi an toàn với các phương tiện có độ biến động thấp.
Tất nhiên, khả năng có lãi suất cao trong nền kinh tế này gần như không gây xúc động bằng món lộc thừa kế từ chỗ nào đó đến. Nhưng thực tế thì lớp người trẻ ngày nay vẫn thường chọn đúng thứ mà họ có thể có được.
(Theo BBC Capital)
- Cùng chuyên mục
Thêm một doanh nhân Việt rời danh sách tỷ phú USD
Một doanh nhân Việt vừa ra khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes do tài sản giảm nhanh theo biến động giá cổ phiếu.
Phong cách - 05/04/2025 08:27
Tỷ phú thế giới mất 208 tỷ USD trong một ngày vì thuế quan Trump
500 người giàu nhất thế giới đã chứng kiến tổng tài sản của họ giảm 208 tỷ USD vào hôm thứ năm sau khi Tổng thống Donald Trump công bố thuế quan đối ứng khiến thị trường toàn cầu lao dốc.
Phong cách - 04/04/2025 09:42
Tiền bạc không mua được hạnh phúc, vì sao?
Han Jung-soo đạt được sự độc lập về tài chính và nghỉ hưu ở độ tuổi 20. Nhưng tiền 'không tự động dẫn đến một kết thúc có hậu', anh nói.
Phong cách - 04/04/2025 06:42
Thế giới có 3.028 tỷ phú, nắm giữ nhiều của cải hơn hầu hết các quốc gia
Theo bảng xếp hạng mới nhất của Forbes, hiện đã có 3.028 tỷ phú trên thế giới và tổng tài sản của họ là 16,1 nghìn tỷ USD, ngang ngửa với nhiều quốc gia lớn.
Phong cách - 03/04/2025 07:34
Thế giới chỉ có 2 tỷ phú tự thân dưới 30 tuổi
Tạp chí Forbes mới đây công bố danh sách "Những tỷ phú trẻ nhất thế giới năm 2025", bao gồm 21 cá nhân siêu giàu dưới 30 tuổi. Trong đó, chỉ có 2 người là tỷ phú tự thân.
Phong cách - 02/04/2025 13:42
Ông Trump và Musk sa thải diện rộng nhân viên công quyền, ai bị ảnh hưởng?
Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk đang tiến hành một chiến dịch toàn diện nhằm cắt giảm quy mô lực lượng lao động dân sự gồm 2,3 triệu người của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phong cách - 02/04/2025 05:08
Lần đầu tiên Honda Việt Nam có nữ Tổng Giám đốc
Bà Sayaka Hattori vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc mới của Công ty Honda Việt Nam (HVN) kể từ ngày 01/ 04/2025. Đây là lần đầu tiên HVN có nữ Tổng giám đốc sau gần 20 năm có mặt tại Việt Nam
Phong cách - 01/04/2025 17:01
Nhiều ngôi sao quốc tế chuộng đầm của nhà thiết kế Việt
Nhiều nghệ sĩ quốc tế như Sasheer Zamata, Sherry Cola, Saffron Burrows, Skye Aurelia, Margarita Vishniakova chuộng đầm của nhà thiết kế Việt, dự những sự kiện quan trọng.
Phong cách - 01/04/2025 07:16
Cơ quan giám sát Thái Lan lo ngại về tòa nhà bị sập do động đất
Cơ quan giám sát chống tham nhũng Thái Lan nhấn mạnh những bất thường trong quá trình xây dựng tòa nhà chọc trời ở Bangkok bị sập trong trận động đất tuần trước và khiến ít nhất 11 người thiệt mạng.
Phong cách - 31/03/2025 18:08
Chiến lược đầu tư để lọt vào top 1% người giàu nhất nước Mỹ
Nếu bạn là một nhà đầu tư nhiệt huyết, việc có một chuẩn mực về tài sản mà một hộ gia đình cá nhân cần tích lũy để lọt vào nhóm thu nhập cao nhất là điều cực kỳ quan trọng.
Phong cách - 31/03/2025 07:46
Nhà giàu tranh nhau mua căn penthouse cao nhất thế giới
Penthouse cao nhất thế giới tại Burj Khalifa đang rao bán 49 triệu USD, thu hút nhiều nhà đầu tư Mỹ, trong đó có huyền thoại boxing Floyd Mayweather.
Phong cách - 30/03/2025 21:53
Các nhà khoa học tìm ra cách pha cà phê tốt cho sức khỏe
Uống cà phê giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh như tim mạch, mất trí nhớ, Parkinson, ung thư... Để gặt hái được nhiều lợi ích của cà phê, ngoài số lượng, thì cách pha cũng cực kỳ quan trọng.
Phong cách - 30/03/2025 07:46
Lộ diện người đàn ông giàu nhất Trung Quốc
Zhang Yiming, nhà sáng lập ByteDance - chủ sở hữu TikTok, đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc.
Phong cách - 29/03/2025 07:35
Đặc sản Việt Nam 'đốn tim' du khách quốc tế
Nhiều du khách quốc tế thích thú khi được thưởng thức các món ăn đặc trưng và chuẩn vị ẩm thực Đà Nẵng, vùng miền Việt Nam tại Lễ hội Đà Nẵng Food Tour 2025.
Phong cách - 29/03/2025 07:33
Lời khuyên của triệu phú: 3 cách để duy trì lối sống tiết kiệm
Rachel Rodgers, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Hello Seven, tác giả của cuốn sách 'Chúng ta đều nên trở thành triệu phú' đã chia sẻ ba khía cạnh trong cuộc sống mà cô vẫn luôn tìm cách tiết kiệm.
Phong cách - 28/03/2025 14:39
Dẹp hay giữ phố cà phê đường tàu Hà Nội?
Trong khi một số chủ quán đồng tình với việc biến phố đường tàu thành điểm du lịch an toàn và thu hút, chuyên gia cho rằng ý tưởng này chỉ khả thi nếu có giải pháp vẹn toàn.
Phong cách - 28/03/2025 08:07
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 day ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 2 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 2 week ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'