Thế giới sẽ có khủng hoảng kinh tế trong năm 2023?
Trong năm 2022, chúng ta đã chứng kiến cuộc chiến ở Ukraine, tình trạng thiếu năng lượng ở châu Âu, chính sách bảo hộ mậu dịch trên toàn thế giới. Nợ chính phủ tăng nhanh ở các nước đang phát triển, lạm phát tăng nhanh và tăng trưởng kinh tế chậm ở hầu hết các nước.
Biểu tình diễn ra ở nhiều nước trên thế giới vì nhiều lý do khác nhau, chống hạn chế đi lại ở Trung Quốc, đòi bình đẳng nam nữ ở Iran và chống giá sinh hoạt đắt đỏ ở nhiều nước châu Âu. Phải nói rằng, ít có năm nào thế giới lại phải đối đầu với nhiều khó khăn và thách thức như vậy. Những khó khăn và thách thức này chắc chắn sẽ phủ bóng năm 2023.

Trong một kịch bản cực đoan, nếu tất cả các yếu tố bất lợi xảy ra cùng lúc, sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ bốc hơi khoảng 5.000 tỷ USD, theo dự báo của Bloomberg Economics. Minh họa, nguồn: Chinadaily
Nhiều nhà kinh tế cho rằng kịch bản cho năm 2023 là rất nhiều và nhiều khả năng là kịch bản tồi tệ sẽ xảy ra. Đó là cuộc "khủng hoảng kinh tế" nếu xung đột Nga-Ukraine leo thang (khả năng rất cao), căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục (khả năng cao)...Hai yếu tố này tác động đến chuỗi cung ứng, gây ra thiếu hụt hàng hoá và giá cả tăng. Tấn công mạng có thể làm gián đoạn cơ sở hạ tầng bất kỳ thời điểm và địa điểm nào. Hệ thống tài chính vẫn đầy nguy cơ và bị bóp méo như những năm 2008-2009 và do vậy khủng hoảng là điều rất có thể xảy ra.
Không có những cố gắng cải cách hệ thống tài chính đã làm cho các yếu tố thúc đẩy khủng hoảng vẫn tồn tại, theo các nhà kinh tế thì: "Khủng hoảng nhất định sẽ xảy ra".
Trong lĩnh vực tài chính, ngày càng có nhiều nguy cơ. Ngân hàng châu Âu đang có dấu hiệu yếu kém. Nợ tăng nhanh từ năm 2007 đến nay. Một nghiên cứu cho thấy trong thị trường ngoại hối hiện có khoản nợ là 65 nghìn tỷ đô la, lớn hơn nhiều so với khoản nợ năm 2008. Các nước đang phát triển đang phải trả dịch vụ nợ ở mức cao nhất so với thu nhập xuất khẩu trong khi các nước thu nhập thấp và trung bình đang chịu rủi ro liên quan đến nợ cao. Ngân hàng trung ương các nước cơ thể can thiệp để ổn dịnh thị trường, như Ngân hàng Anh gần đây đã hành động để hỗ trợ thị trường trái phiếu chính phủ và bảo vệ quỹ hưu. Tuy nhiên, theo nhiều nhà kinh tế thì khủng hoảng ở nhiều lĩnh vực và ở những thể chế chủ chốt không dễ ngăn chặn.
Tuy nhiên, có kịch bản tích cực hơn. Nếu trong năm 2023 có được một giải pháp về xung đột Nga-Ukraine thì sao? Nếu chính sách dỡ bỏ hạn chế đi lại do Covid-19 của Trung Quốc thành công và Trung Quốc khôi phục được kinh tế? Nếu thương mại thế giới đột nhiên tăng mạnh thì sao? Nếu các nhà hoạch định chính sách tiền tệ có những biện pháp để kiềm chế lạm phát thì sao? Nếu như vậy, kinh tế thế giới sẽ hồi phục và tiếp tục phát triển. Chúng ta không thể hoàn toàn loại bỏ khả năng tất cả nhưng yếu tố trên có thể xảy ra cùng một lúc.
Tính tổng thể các yếu tố, nhiều nhà kinh tế vẫn thiên về hướng lạc quan hơn. Kinh tế thế giới có vẻ đã thích ứng được với những cú sốc trong năm 2022. Lạm phát ở những nền kinh tế lớn có vẻ như đã bước vào ổn định và có dấu hiệu giảm. Điều này khác với đầu năm 2022, ngay cả trước khi xung đột Nga- Ukraine xảy ra thì nhiều nhà kinh tế đã cho rằng 2022 sẽ là năm đầy thách thức.
Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế thì tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ vẫn là 2,7%, thấp hơn mức 3,2% trong năm 2022. Tuy nhiên sẽ không có giai đoạn khó khăn trong dịch Covid-19 khi GDP của Mỹ tăng trưởng âm trong nửa đầu năm 2022 và khu vực sử dụng đồng euro cũng như vậy trong sáu tháng cuối năm 2022. Cũng trong năm 2022, thế giới đã chứng kiến 1/3 các nền kinh tế có tăng trưởng âm trong hai quý liền kề. Cũng theo dự báo của IMF, tỷ lệ lạm phát năm 2023 sẽ là 6,5% giảm nhiều so với mức 8,8% trong năm 2022.
Cho đến nay, vẫn có nhiều ẩn số và nhiều xu hướng chưa được xác định rõ trong nền kinh tế thế giới. Chính vì thế Giám đốc điều hành IMF Kristaline Georieva đã phát biểu nhân dịp năm mới là năm 2023 sẽ là năm "khó khăn hơn năm chúng ta vừa qua". Điều làm bà Giám đốc lo lắng nhất là Trung Quốc, một trong ba đầu tầu tăng trưởng của thế giới, sẽ "có nhiều khả năng sẽ tăng trưởng bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng toàn thế giới lần đầu tiên trong 40 năm do số bệnh nhân Covid-19 tăng nhanh sau khi Trung Quốc từ bỏ chính sách không Covid rất chặt chẽ của mình".
Bà cho rằng: "Trong vòng hai tháng tới, sẽ khó khăn cho Trung Quốc, và tác động của tăng trưởng ở Trung Quốc sẽ là số âm, tác động với khu vực cũng sẽ là số âm, tác động với tăng trưởng toàn cầu cũng sẽ là số âm". Với Liên minh châu Âu, bà cho rằng một nửa thành viên của Liên minh sẽ bị suy thoái.
Như vậy, khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 là rất ít. Tuy nhiên, năm 2023 sẽ vẫn còn rất nhiều khó khăn. Do vậy, hơn bao giờ hết, thế giới cần chung tay để vượt qua giai đoạn khó khăn này, khôi phục kinh tế và phát triển vì lợi ích của chính các nước.
(Theo Công dân và Khuyến học)
- Cùng chuyên mục
Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ 1.727 tỷ phải hoàn thành năm 2026
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải hoàn thành dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ trong năm 2026. Ngoài ra, các địa phương khu vực ĐBSCL phải củng cố, tăng cường đoàn kết, thống nhất hơn nữa, tăng tốc, bứt phá, thần tốc hơn nữa để vượt qua chính mình, hoàn thành mục tiêu 2025.
Sự kiện - 13/07/2025 16:30
Hà Nội cấm xe máy xăng vào vành đai 1 từ 7/2026: Nhanh chóng hỗ trợ người dân đổi xe
Theo chỉ thị mới của Thủ tướng, Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng trong khu vực vành đai 1 từ ngày 1/7/2026. Trước lộ trình này, chuyên gia cho rằng thành phố cần sớm có chính sách hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi phương tiện.
Sự kiện - 13/07/2025 09:01
Nới lỏng điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài nhập tịch Việt Nam
Doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam khi được xác nhận có đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển của Việt Nam sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam.
Sự kiện - 12/07/2025 17:17
[Cafe Cuối tuần] Việc quan trọng hơn cả kiềm chế giá đất
Có hiện tượng phổ biến hiện nay là giới đầu tư bất động sản đi "mua gom" đất nông nghiệp để chuyển sang đất thổ cư và "bán" kiếm lời. Trường hợp này, nếu "nới lỏng" việc thu tiền sử dụng đất sẽ dẫn đến trục lợi chính sách. Ngược lại, trường hợp người dân có nhu cầu thật thì cần được hưởng chính sách hài hòa hơn để bảo đảm ổn định đời sống.
Sự kiện - 12/07/2025 09:14
Việt Nam đang cải cách và sẽ cải cách hơn nữa
Chiều 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Sự kiện - 12/07/2025 07:24
Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh
Hà Nội sẽ lắp đặt hệ thống màn hình LED, loa truyền thanh đáp ứng nhu cầu theo dõi trực tiếp lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành của nhân dân, du khách nhân kỹ niệm dịp Quốc khánh 2/9.
Sự kiện - 11/07/2025 23:48
Tạp chí Nhà đầu tư tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, đồng hành cùng doanh nghiệp
Tạp chí sẽ tập trung cải tiến nội dung ấn phẩm in theo hướng thiết thực hơn với doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, nhất là về FDI.
Sự kiện - 11/07/2025 19:20
Gỡ nút thắt, đón cơ hội từ thị trường EFTA
Hội nghị đối thoại công - tư tại Đà Nẵng sẽ thông tin về tiềm năng, thách thức của thị trường EFTA (bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein) cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu.
Sự kiện - 11/07/2025 07:00
Thủ tướng: Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đất đai là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Sự kiện - 10/07/2025 15:12
Thủ tướng: Khởi công giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt dịp 19/8
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/8/2025.
Sự kiện - 10/07/2025 13:46
Bộ Xây dựng làm việc với doanh nhân Đường 'bia' về sáng kiến làm đường cao tốc tiết kiệm
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà đánh giá cao đề xuất sử dụng công nghệ mới làm đường cao tốc của Công ty Hoà Bình. Tuy nhiên, giải pháp thiết kế và thử nghiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, đảm bảo độ bền, tuổi thọ của công trình khi áp dụng thực tế.
Sự kiện - 10/07/2025 07:32
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Phát triển kinh tế biển cần tạo ra 4 đột phá'
Bước vào kỷ nguyên tăng trưởng xanh, kinh tế biển Việt Nam đối mặt nhiều thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm biển, rác thải nhựa đại dương. Quy hoạch không gian biển và hợp nhất địa giới hành chính mở ra cơ hội định hình hành lang sinh học, tiếp cận tổng thể các mô hình phát triển bền vững toàn cầu.
Sự kiện - 09/07/2025 12:15
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Khơi thông các nguồn lực cho tăng trưởng 2 con số
Trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến nhanh và khó lường, Việt Nam cần phải hành động quyết liệt, đặc biệt khơi thông các nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số.
Sự kiện - 09/07/2025 06:45
Bí thư Hà Nội: Chính sách phải khả thi, đi vào cuộc sống
Bí thư Hà Nội cho rằng, các nghị quyết phải đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm. Chính sách ban hành phải khả thi, phải giảm bớt thủ tục, phải thực sự đi vào cuộc sống.
Sự kiện - 08/07/2025 14:06
Tổng Bí thư: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp bộ máy
Tổng Bí thư nêu rõ tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý các sai phạm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác bố trí, sắp xếp cán bộ và quản lý tài sản công liên quan sắp xếp bộ máy.
Sự kiện - 08/07/2025 06:45
Tạp chí Nhà đầu tư cùng nhà tài trợ trao 100 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Nghệ An
Tạp chí Nhà đầu tư phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An cùng với nhà tài trợ đã trao 100 suất quà trị giá 100 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở hai xã Nậm Cắn, Chiêu Lưu.
Sự kiện - 07/07/2025 20:06
- Đọc nhiều
-
1
Để nhà đầu tư không còn bị 'dắt mũi'
-
2
Người nước ngoài được mua những dự án nhà ở nào ở TP.HCM?
-
3
Thủ tướng: Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển
-
4
VCBS: Mức thuế quan của Trump chưa đủ mạnh để kích hoạt xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Việt Nam
-
5
Sáp nhập địa phương khai mở không gian phát triển bất động sản
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago