Tháp Dầu khí: Từ thời ông Đinh La Thăng đến đại gia Khoa 'khàn'

Nhàđầutư
Sau nhiều năm đình đốn, các cổ đông họ dầu khí lần lượt thoái vốn, Công ty Bất động sản Dầu khí Việt Nam - SSG đã thực hiện bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với dự án lô đất 21,2 ha, nơi thực hiện dự án tháp Dầu khí, cho Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh của đại gia Khoa “khàn”.
ANH MAI
03, Tháng 05, 2018 | 07:20

Nhàđầutư
Sau nhiều năm đình đốn, các cổ đông họ dầu khí lần lượt thoái vốn, Công ty Bất động sản Dầu khí Việt Nam - SSG đã thực hiện bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với dự án lô đất 21,2 ha, nơi thực hiện dự án tháp Dầu khí, cho Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh của đại gia Khoa “khàn”.

Năm 2015, chủ đầu tư mới của dự án Tháp Dầu khí (PVN Tower) được nhắc đến là Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh (Đầu tư Mai Linh), và dự án này cũng đã được đổi lại tên là “Công viên giải trí, trường học và Tổ hợp nhà ở, thương mại dịch vụ Golden Palace A”.

Đầu tư Mai Linh thuộc nhóm công ty bất động sản tại Hà Nội thuộc sở hữu của vợ chồng ông Trần Đăng Khoa (được biết đến với biệt danh Khoa "khàn" hay Khoa "Keangnam") và bà Nguyễn Thị Minh Hồng, cùng những cổ đông khác.

khoa khan

Bức ảnh hiếm hoi khi ông Trần Đăng Khoa xuất hiện trước truyền thông 

Dự án ban đầu được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Bất động sản Dầu khí Việt Nam – SSG (PV-SSG) được thành lập ngày 19/01/2010 trên cơ sở hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn SSG - một tập đoàn bất động sản tại Sài Gòn.

PVN-SSG do 5 cổ đông sáng lập gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN (6%); Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC (25%); Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí – PVI (10%); Ngân hàng TMCP Đại Dương – Ocean Bank (10%); Tập đoàn SSG (49%) với vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng.

PV-SSG được thành lập dưới thời ông Đinh La Thăng làm Chủ tịch PVN (ông Thăng giữ chức Chủ tịch PVN từ tháng 10/2006 đến tháng 8/2011), còn ông Trịnh Xuân Thanh giữ chức Chủ tịch HĐQT PVC (từ tháng 2/2009 - 4/2013).

thap dau khi

Phối cảnh tổ hợp dự án Tháp Dầu khí.

Nhiệm vụ của PV-SSG là đầu tư, xây dựng, quản lý và kinh doanh “Tổ hợp khách sạn 5 sao, văn phòng, căn hộ cao cấp” trên khu 3,8 ha tại lô đất X3, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội và dự án Xây dựng công viên giải trí – tháp Dầu khí (102 tầng) trên khu đất 21,2 ha tại các lô đất X1 và X2, thuộc khu Công viên Văn hóa Thể thao Tây Nam Hà Nội.

Sau nhiều năm đình đốn, các cổ đông họ dầu khí từ PVC đến PVI đều thoái vốn khỏi doanh nghiệp này. Năm 2015, PV-SSG đã thực hiện bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với dự án Lô đất 21,2 ha - nơi thực hiện dự án tháp Dầu khí - cho Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh của đại gia Khoa “khàn”.

Với dự án này, Chính phủ đã cho phép Hà Nội giao đất không theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất mà lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định sau khi Tập đoàn dầu khí (PVN) rút lui.

Được biết, song song với việc chuyển giao này, PV-SSG cũng chuyển giao cho Đầu tư Mai Linh phần nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ chi phí của PVN đã phát sinh cho công trình Trung tâm hoạt động văn hóa đa năng – Rạp Kim Đồng tại số 19 Hàng Bài, tương ứng với phần diện tích 21,2 ha mà Mai Linh đã nhận từ PV-SSG. Rạp Kim Đồng là món quà PVN tặng Hà Nội nhân Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, năm 2010.

Tháng 2/2017, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định chấp thuận công ty Đầu tư Mai Linh của ông Khoa là nhà đầu tư dự án Công viên giải trí, Trường học và Tổ hợp Nhà ở, Thương mại, Dịch vụ Golden Palace A, tại phường Mễ Trì và Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.

Ông Khoa sinh năm 1970 và thường được gọi là “Khoa Keangnam”. Vốn dĩ có tên này là bởi ông tham gia khá sâu vào hoạt động mua bán, giao dịch tại một trong những dự án “hot” nhất thị trường Hà Nội thời điểm 2007-2009 trên vai trò trợ lý chủ tịch Công ty Keangnam Vina - chủ đầu tư khu Tổ hợp Keangnam Landmark Tower.

Cái tên Trần Đăng Khoa, còn được biết đến với biệt danh khác là Khoa "khàn", xuất hiện trong giới đầu tư bất động sản vào năm 2006 khi ông cùng một số nhà đầu tư lập ra Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh. Dự án gắn liền với tên tuổi của Công ty Mai Linh là Golden Palace. Đây là dự án căn hộ thuộc phân khúc cao cấp tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội. 

Golden Palace được xây dựng trên khu đất có diện tích gần 2ha, gồm 3 tòa tháp 30 tầng nổi và 4 tầng hầm là tổ hợp TTTM, văn phòng và căn hộ cao cấp. 

Dự án này từng một thời gây chú ý trên thị trường vì vụ việc tranh chấp nhãn hiệu “Golden Palace” với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3. Cuộc tranh chấp khép lại với phần thắng thuộc về Mai Linh và HUD phải đổi tên dự án Golden Palace của mình thành HUD Tower. 

Cuối 2014, Công ty Cổ phần Bất động sản Hồng Ngân (có vốn điều lệ 1.300 tỷ đồng, hoạt động chính về lĩnh vực đầu tư bất động sản, được thành lập bởi 3 cổ đông cá nhân trong đó có ông Trần Đăng Khoa và vợ - bà Nguyễn Thị Minh Hồng) làm chủ đầu tư Dự án Khu chức năng đô thị Thành phố Xanh tại Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (sát khu đô thị Mỹ Đình 1) rộng 17,6ha với tổng vốn đầu tư 7.900 tỷ đồng.

Bất động sản Hồng Ngân sau đó đã bán phần lớn cổ phần và chuyển nhượng các dự án cho đối tác là một công ty con thuộc Vingroup là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng. 

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh lại có xu hướng phát triển thương hiệu Golden Palace tại Hà Nội, khi doanh nghiệp này tiếp tục triển khai một dự án lớn khác trên đường Lê Văn Lương, cũng mang tên Golden Palace. 

Tại TP.HCM, ông Trần Đăng Khoa tham gia sáng lập, giữ chức Chủ tịch HĐQT và nắm đến 17% cổ phần của Công ty Cổ phần Đại Quang Minh - doanh nghiệp đang tham gia thực hiện những dự án cực kỳ lớn tại bán đảo Thủ Thiêm, TP.HCM. Ngoài ra, Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco) nắm 45% cổ phần, Đầu tư Mai Linh 37,5% tại doanh nghiệp này.

Đại Quang Minh tham gia thực hiện nhiều dự án hạ tầng quan trọng như: Cầu Thủ Thiêm 2, tuyến đường R1,R2,R3, R4 trên Bán đảo Thủ Thiêm, phát triển dự án tại nhiều lô đất, trong đó, dự án lớn nhất Đại Quang Minh đang làm chủ đầu tư là Khu đô thị cao cấp Sala, quy mô lên đến 130 héc ta tại bán đảo Thủ Thiêm. 

Tuy nhiên, để dồn lực thực hiện dự án Golden Palace A, tháng 9/2016 Mai Linh đã bất ngờ thoái toàn bộ vốn tại Đại Quang Minh.

Golden Palace A có tổng diện tích sử dụng đất 206.337m2 (hơn 20ha) sẽ có 3 khu chính: công viên giải trí có diện tích đất khoảng; khu công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, nhà ở và khu trường học liên cấp.

Dự án có tổng vốn đầu tư 4.460 tỷ đồng từ vốn góp chủ sở hữu và vốn huy động các nguồnkhác, trong đó: vốn tự có của chủ đầu tư 669 tỷ đồng, chiếm 15% tổng mức đầu tư; vốn vay, vốn huy động hợp pháp khác 3.791 tỷ đồng, chiếm 85% tổng mức đầu tư.

Về tiến độ thực hiện dự án, đối với khu công viên giải trí, từ quý I/2017 đến quý IV/2018; đối với khu hỗn hợp nhà ở, trường học, thương mại từ quý I/2017 đến quý IV/2021. Giai đoạn kết thúc, đưa vào khai thác sử dụng đối với khu công viên giải trí trong quý I/2019; đối với khu hỗn hợp nhà ở, trường học, thương mại quý I/2022.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ