Tham vọng năng lượng của ông lớn kín tiếng Hoàng Sơn Group

Nhàđầutư
Khởi đầu với mảng xây lắp và sau này là bất động sản, song lĩnh vực đang thu hút sự chú ý hơn cả của Hoàng Sơn hiện nay phải là năng lượng tái tạo, với danh mục dự án có giá trị lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
HÓA KHOA
09, Tháng 09, 2020 | 16:36

Nhàđầutư
Khởi đầu với mảng xây lắp và sau này là bất động sản, song lĩnh vực đang thu hút sự chú ý hơn cả của Hoàng Sơn hiện nay phải là năng lượng tái tạo, với danh mục dự án có giá trị lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

nhadautu - tham vong nang luong tai tao cua my son

Năng lượng tái tạo chỉ là một phần trong hệ sinh thái của Hoàng Sơn Group (Ảnh minh họa: Internet)

Dòng vốn nghìn tỷ chảy về 2 dự án điện mặt trời

Ngày 26/8/2020, 2 thành viên của CTCP Đầu tư Năng Lượng – Xây dựng – Thương mại Hoàng Sơn là Công ty TNHH Điện mặt trời Mỹ Sơn 1 (sở hữu gián tiếp qua CTCP Đầu tư Năng lượng Hoàng Sơn) và Công ty TNHH Điện mặt trời Mỹ Sơn 2 (nắm gián tiếp qua CTCP Đầu tư Năng lượng Hoàng Sơn 2) đã huy động thành công 1.480 tỷ đồng qua kênh trái phiếu, kỳ hạn từ 3 – 10 năm.   

Cụ thể, Mỹ Sơn 1 phát hành 2 lô trái phiếu có giá trị lần lượt 300 tỷ đồng (kỳ hạn 3 năm) và 430 tỷ đồng (kỳ hạn 10 năm). Trong khi đó, Mỹ Sơn 2 phát hành 2 lô trái phiếu với giá trị mỗi lô lần lượt là 380 tỷ đồng (kỳ hạn 6 năm) và 370 tỷ đồng (kỳ hạn 10 năm).

Hai thành viên của Hoàng Sơn không cho biết mức lãi suất của các lô trái phiếu nói trên, các bên thu xếp cho đợt phát hành hay tài sản đảm bảo (nếu có). Dù vậy, nhiều khả năng, dòng vốn 1.480 tỷ huy động thành công qua 4 đợt trái phiếu sẽ chảy về 2 dự án Nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 1 và 2.

Trước đợt huy động vốn kể trên, cả Mỹ Sơn 1 và Mỹ Sơn 2 trong những ngày đầu quý II/2020 đã thế chấp nhiều tài sản liên quan đến 2 dự án nhà máy điện mặt trời tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Được biết, nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 1 và 2 (xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) có tổng diện tích khoảng 140 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng.

Cụ thể, dự án nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 1 được chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 31/8/2017, chủ đầu tư là CTCP Đầu tư Năng lượng – Xây dựng – Thương mại Hoàng Sơn (Hoàng Sơn). Dự án có công suất 50 MW, diện tích sử dụng đất là 80 ha, giá trị tổng mức đầu tư gần 1.363 tỷ đồng (nguồn vốn gồm: vốn tự có của chủ đầu tư 20% và vốn vay thương mại 80%).  

Trong khi đó, nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 2 (cũng tại xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn) được chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 20/10/2017. Dự án có quy mô công suất 50 MW, tổng diện tích đất sử dụng là 70 ha và 1.407,38 tỷ đồng tổng mức đầu tư sau thuế (bao gồm lãi vay). 

Tính đến cuối tháng 7/2020, nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 1 (khởi công vào tháng 5/2018) và nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 2 (khởi công vào tháng 1/2019) đã đóng điện.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Hoàng Sơn, hay nói chính xác hơn là giới chủ giàu tiềm lực của một tập đoàn gốc Thái Bình, có tham vọng rất lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Khởi sự vào tháng 4/2007, cụm dự án Thủy điện Suối Nhạp - Đồng Chum (tỉnh Hòa Bình) là dự án năng lượng đầu tiên mà Hoàng Sơn thực hiện. Cụm dự án này bao gồm nhà máy thủy điện Đồng Chum 2 (công suất 9 MW, tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng) và nhà máy thuỷ điện Suối Nhạp A (sản lượng điện là 15,4 triệu KWh/năm, tổng mức đầu tư hơn 76,1 tỷ đồng, đi vào hoạt động từ năm 2010).

Bên cạnh đó, Hoàng Sơn (tính đến tháng 8/2017) cũng đang nắm 99,643% vốn tại Công ty TNHH Xây dựng Thủy điện Định Cư, chủ đầu tư một nhà máy thủy điện tại xã Định Cư, Hòa Bình, có tổng mức đầu tư trên 21,3 tỷ đồng, được Vietcombank - chi nhánh Dung Quất tài trợ vốn, công suất 1,2 MW.

Ngoài ra, Hoàng Sơn cũng từng có ý định đầu tư dự án điện mặt trời tại tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, vào ngày 14/10/2019, đoàn công tác do ông Nguyễn Cao Sơn – Thành viên HĐQT Hoàng Sơn, làm trưởng đoàn đã có chuyến khảo sát thực tế dự án điện mặt trời trên mặt hồ tại hồ chứa nước Gia Măng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (diện tích khoảng 176 ha) và hồ Cầu Mới, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai (diện tích khoảng 237,6 ha).

Tại Gia Lai, vào ngày 20/8 vừa qua, 2 công ty thành viên của Hoàng Sơn đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư 2 dự án nhà máy điện gió.

Cụ thể, CTCP Phong điện Chơ Long được chấp thuận thực hiện nhà máy điện gió Chơ Long (công suất 155 MW, quy mô 67,33 ha, tổng vốn đầu tư là 4.619 tỷ đồng).

Dự án thứ 2 được UBND tỉnh Gia Lai chấp thuận là nhà máy điện gió Yang Trung, chủ đầu tư là CTCP Phong điện Yang Trung (công suất 145 MW, quy mô 67,95 ha, tổng vốn đầu tư là 4.403 tỷ đồng). 

Người đại diện theo pháp luật của hai công ty thành viên này là ông Nguyễn Nam Chung (sinh năm 1972) - cá nhân cùng hộ khẩu thường trú với ông Nguyễn Cao Sơn, và cũng là Tổng giám đốc Hoàng Sơn. 

Cả 2 dự án này theo kế hoạch sẽ khởi công xây dựng vào tháng 1/2021 và hoàn thành công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị vào tháng 9/2021. 

Dẫu vậy, năng lượng tái tạo cũng chỉ là một góc nhỏ trong danh mục các dự án của Hoàng Sơn.

Tiềm lực của Hoàng Sơn Group

Hạt nhân của Hoàng Sơn Group là CTCP Đầu tư Năng Lượng – Xây dựng – Thương mại Hoàng Sơn. Tiền thân của Hoàng Sơn là Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Sơn thành lập vào năm 2001, hiện đóng trụ sở tại Tổ 1, phường Tân Thịnh, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Thuở ban đầu, Hoàng Sơn chỉ là một công ty nhỏ với số vốn ít ỏi. Qua nhiều năm hình thành và phát triển, vốn điều lệ của công ty năm 2014 đạt 270 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Nguyễn Cao Sơn (82,22%), Nguyễn Nam Chung (13,30%), Phạm Xuân Huy (0,78%), Phạm Văn Huyền (1,11%), Phạm Anh Tuấn (0,74%) và Trần Khắc Định (1,85%).

Vào tháng 8/2018, cơ cấu cổ đông có sự thay đổi lớn khi cổ đông sáng lập Nguyễn Cao Sơn thoái hết vốn và sự xuất hiện của cổ đông mới là ông Nguyễn Thanh Thanh (84,704%). Ba cổ đông còn lại của Hoàng Sơn gồm: Ông Trần Khắc Định (1%), Nguyễn Nam Chung (13,3%) và Phạm Văn Huyền (1%). Đáng chú ý, cổ đông chi phối Nguyễn Thanh Thanh cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT Hoàng Sơn. 

Đến thời điểm hiện tại (cụ thể là tháng 7/2020), vốn điều lệ của công ty đạt 520 tỷ đồng.

Dù vậy, nhiều khả năng sự thoái lui của ông Nguyễn Cao Sơn tại Công ty Hoàng Sơn chỉ mang tính chất kỹ thuật. Bởi, dù không còn đứng tên trên sổ sách, song ảnh hưởng của ông Sơn tại tập đoàn vẫn là rất lớn. Đơn cử, vào tháng 6/2020, ông Nguyễn Cao Sơn được bầu làm Chi ủy viên Ban chấp hành Chi bộ CTCP Xây dựng Hoàng Sơn khóa III (nhiệm kỳ 2020-2025). Trong khi đó, vị trí Bí thư thuộc về ông Nguyễn Nam Trung (sinh năm 1972), một cá nhân cùng hộ khẩu thường trú với ông Sơn, Tổng giám đốc, cổ đông góp 13,3% vốn Công ty Hoàng Sơn.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, ông Nguyễn Cao Sơn (sinh năm 1969), quê quán tại xã Vũ Hòa, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, được biết đến với cương vị Ủy viên Hội đồng trung ương các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình khóa I, Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

z938816696829_63629c50437b9e8cfd1e318748955978

Ông Nguyễn Cao Sơn (thứ ba từ trái sang)  trong chuyến đi kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng dự án nhà máy Điện mặt trời Mỹ Sơn (tỉnh Ninh Thuận) (Ảnh: Hoàng Sơn)

Trở lại với Hoàng Sơn, dù thành lập từ năm 2001, nhưng phải đến tháng 4/2007, doanh nghiệp mới có bước phát triển đột phá đầu tiên khi được giao làm chủ đầu tư cụm dự án Thủy điện Suối Nhạp - Đồng Chum (tỉnh Hòa Bình), đã được đề cập trong phần đầu của bài viết.

Hiện tại, Hoàng Sơn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung ở 4 mũi nhọn là: Đầu tư các dự án thủy điện, giao thông (BOT), bất động sản, môi trường; đầu tư các công trình văn hóa thể thao; kinh doanh vật liệu xây dựng; chuyên xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, các công trình điện 35kv, 110kv, công trình dân dụng, kinh doanh vận tải, san lấp mặt bằng, khai thác sản xuất vật liệu xây dựng.

Bên cạnh, lĩnh vực năng lượng, Hoàng Sơn nổi danh khi sở hữu nhiều dự án bất động sản đáng chú ý. Đơn cử như thông qua Công ty TNHH Thương mại Tuổi trẻ sở hữu khách sạn Grand Hotel - Diamond Palace tọa lạc trên đường Lê Thánh Tông của thành phố Hòa Bình. 

Công ty TNHH Thương mại Tuổi trẻ thành lập vào ngày 12/11/1997, địa chỉ trụ sở chính nằm tại số 129, tổ 5, đường Lê Thánh Tông, phường Tân Thịnh, Thành phố Hòa Bình. Tính đến tháng 5/2016, vốn điều lệ công ty là 85 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: CTCP Đầu tư Sơn Anh (95,5%) và ông Nguyễn Thanh Thanh (4,5%).

Dữ liệu cho thấy, ông Nguyễn Cao Sơn và Nguyễn Thanh Thanh cũng từng là cổ đông lớn tại CTCP Đầu tư Sơn Anh. Dù vậy, đến tháng 4/2018, 2 ông chỉ còn nắm lần lượt 5% vốn công ty, cổ đông được công bố còn lại là ông Nguyễn Văn Phồn (5%).

Hiện tại, người đại diện theo pháp luật kiêm Tổng giám đốc công ty là bà Trần Thị Thu Huyền (sinh năm 1985), cá nhân cùng hộ khẩu thường trú với ông Nguyễn Cao Sơn.

Một số dự án khác như: Trung tâm thương mại, khách sạn và dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp Hoang Son Plaza (phường Hữu Nghị, Thành phố Hòa Bình), diện tích 1 ha; dự án khu liên hiệp thể thao Tây Bắc (phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 175 tỷ đồng, quy mô 3,5 ha;

Dự án đô thị sinh thái Sơn Anh - Hòa Bình (xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) với  diện tích khoảng 150 ha, tổng mức đầu tư  hơn 797,4 tỷ đồng;

Dự án đô thị sinh thái Sông Đà - Hòa Bình (tại xã Dân Hạ, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) với diện tích khoảng 400 ha, tổng mức đầu tư hơn 1.781,3 tỷ đồng;

Khu đô thị Nam Quảng trường Hòa Bình (xã Dân chủ, xã Sủ Ngòi, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình) với diện tích: 60 ha, tổng mức đầu tư: 1.600 tỷ đồng;

Tại Ninh Thuận, CTCP Du lịch quốc tế Ninh Thuận (công ty con gián tiếp của Hoàng Sơn, nắm qua Công ty TNHH Thương mại Tuổi trẻ) là chủ đầu tư dự án Khu resort nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với tuyến phố thương mại ẩm thực, diện tích 6,56 ha, tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng;

Đáng chú ý, Hoàng Sơn cũng là đơn vị thi công nhiều gói thầu dự án tại tỉnh Hòa Bình. Đơn cử, vào ngày 16/7/2019, thi công gói thầu xây dựng và cung cấp lắp đặt thiết bị công trình trụ sở làm việc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình; ngày 23/12/2016 thi công xây lắp công trình Nâng cấp tuyến đường xã Hiền Lương, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc; ngày 18/11/2016 thi công Cầu Hòa Bình 3 và đường dẫn thuộc dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc – thành phố Hòa Bình;….

Năm 2013, công ty mở rộng địa bàn hoạt động vào khu vực phía Nam với dự án đầu tay là xây dựng mở rộng đường Quốc lộ 1 đoạn từ Km 1212 + 400 đến Km 1265 thuộc tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên theo hình thức hợp đồng BOT.

Vào tháng 10/2016, Hoàng Sơn cũng là bên thi công gói thầu số 7: Xây lắp tuyến tránh trung tâm Ngân Sơn đoạn Km3+00 – Km 5+717,67 gồm cả cầu Bản Liềng và cầu Bản thuộc dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh trung tâm huyện Ngân Sơn và thị trấn Nà Phặc tỉnh Bắc Kạn;…

Sự xuất hiện của Hoàng Sơn tại nhiều dự án của tỉnh Hòa Bình (giai đoạn 2004 – 2014)

Cuối năm 2016, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý sử dụng đất, quản lý đầu tư xây dựng tại tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2004 – 2014.

Theo đó, Hoàng Sơn xuất hiện tại hầu hết các gói thầu trọng yếu từ xây dựng thủy lợi, giao thông, dân dụng kỹ thuật cao, phần lớn là qua chỉ định thầu. Đáng chú ý, kết luận Thanh tra Chính phủ cũng cho thấy, tiến độ triển khai các dự án có sự góp mặt của nhà thầu này đều bị kéo dài, đi liền với đó là việc phát sinh thêm chi phí.

Tại gói thầu đoạn kè KT14, dự án nạo vét, gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi để thoát lũ nhanh cho các huyện Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, sau khi ký hợp đồng vào ngày 29/12/2009, chủ đầu tư đã tạm ứng cho nhà thầu 18,1 tỷ đồng nhưng đến tận tháng 7/2010 nhà thầu mới triển khai thi công. Tại hạng mục này, với lý do chậm bàn giao mặt bằng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Bình đã phải gia hạn hợp đồng tới 4 lần với mốc hoàn thành cuối cùng là tháng 12/2015.

“Như vậy mục tiêu thực hiện dự án cấp bách, để chống sạt lở trong mùa mưa lũ 2010 như Hòa Bình xin với Chính phủ là không thực hiện được. Đồng thời với kéo dài thời gian thi công là việc điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế - dự toán gói thầu làm tăng giá trị xây lắp do trượt giá, gây lãng phí ngân sách”, Thanh tra Chính phủ kết luận.

Cũng tại gói thầu này, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện 1 tình huống hy hữu là quyết định phê duyệt chỉ định thầu cho Hoàng Sơn được ký vào ngày 15/12/2009 nhưng phải đến tận ngày 28/12/2009, chủ đầu tư mới phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán gói thầu. Việc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Bình thực hiện phê duyệt kết quả chỉ định thầu khi chưa có dự toán gói thầu được duyệt là vi phạm Luật Đấu thầu – Thanh tra Chính phủ xác định.

Tại dự án xây dựng công trình kiên cố hóa khắc phục tình trạng sạt lở mái taluy đoạn Km78+300 đến km153, Quốc lộ 6 mặc dù được thực hiện theo lệnh khẩn cấp của Thủ tướng Chính phủ vào đầu năm 2012, nhưng phải đến cuối năm 2014 công trình này mới hoàn thành.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24420.00 24440.00 24760.00
EUR 26380.00 26486.00 27649.00
GBP 30947.00 31134.00 32086.00
HKD 3084.00 3096.00 3197.00
CHF 27519.00 27630.00 28507.00
JPY 163.37 164.03 171.83
AUD 15963.00 16027.00 16514.00
SGD 18145.00 18218.00 18765.00
THB 676.00 679.00 708.00
CAD 17901.00 17973.00 18508.00
NZD   14939.00 15432.00
KRW   17.97 19.65
DKK   3546.00 3679.00
SEK   2360.00 2455.00
NOK   2312.00 2406.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ