Tham vọng địa ốc của đại gia Nam ‘dầu’ Trường Thịnh Phát

HÓA KHOA
08:22 20/01/2021

Trong những năm gần đây, đại gia Nam “dầu”, thông qua Trường Thịnh Phát, liên tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực địa ốc.

6664b1881e40ee1eb751

Một dự án đã thành hình của đại gia Nam "dầu" trên đại lộ Lê Nin, TP. Vinh, Nghệ An

Nhắc tới biệt danh Nam “dầu”, người dân xứ Nghệ hẳn sẽ biết ngay đó là ông Nguyễn Quốc Nam, vị doanh nhân nổi danh chuyên kinh doanh xăng dầu ở thành phố Vinh và vùng phụ cận. Ngoài lĩnh vực này, ông còn kinh doanh gỗ, bất động sản. Dẫu vậy, với sự kín đáo trước truyền thông và báo giới, người ta cũng chỉ biết một cách chung chung ông Nam là “người có tiếng giàu có ở thành phố Vinh”.

Lần hiếm hoi xuất hiện trên báo giới của vị doanh nhân sinh năm 1970 là trả lời phỏng vấn về thông tin nhà thờ họ Nguyễn Quốc với quy mô rộng hơn 4.500m2 ở xóm Đại Thắng, xã Nam Cát, huyện Nam Đàn (Nghệ An), được thiết kế theo phong cách cung đình, lộng lẫy.

Do đó, sẽ là hợp lý khi bắt đầu từ xăng dầu, lĩnh vực làm nên tên tuổi và là một biệt danh của ông.

Hiện tại, ông Nam đang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Xây lắp và Xuất nhập khẩu Miền Trung – một doanh nghiệp thành lập vào tháng 4/2012, trụ sở chính tại số 276, đường Trần Phú, thành phố Vinh, Nghệ An và có chi nhánh tại Hà Tĩnh. Ngoài vai trò quản lý cấp cao, ông cũng là cổ đông sở hữu 54,08% vốn Xuất nhập khẩu Miền Trung.

Theo tìm hiểu, chi nhánh Xuất nhập khẩu Miền Trung tại Hà Tĩnh là chủ đầu tư dự án Kho xăng dầu Xuân Giang hay còn có một số tên gọi khác là Kho trung chuyển và cấp phát xăng dầu Xuân Giang, Kho xăng dầu Nam Đạt.

Vào cuối năm 2010, tỉnh Hà Tĩnh đã đồng ý cho Xuất nhập khẩu Miền Trung được thuê 14.075 m2 đất để xây dựng kho trung chuyển và cấp phát xăng dầu này với thời hạn 50 năm. Dự án có quy mô 10.000 m3, sức chứa 9.000 m3 với 6 bồn chứa dầu, được Bộ Công thương bổ sung quy hoạch tại Quyết định số 2412/QĐ-BCT ngày 17/5/2011 về phê duyệt quy hạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối xăng dầu giai đoạn 2010 – 2020, định hướng đến năm 2025.

Theo tìm hiểu, dự án Kho xăng dầu Xuân Giang hiện nằm trong quy hoạch hệ thống kho xăng dầu trên 210 m3 đến dưới 5.000 m3 và điều chỉnh, bổ sung mạng lưới bán lẻ xăng dầu Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng năm 2025, theo Quyết định số 2745/QĐ-UBND ngày 30/9/2016.

Dù vậy, dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, kết quả kinh doanh của Xuất nhập khẩu Miền Trung chi nhánh Hà Tĩnh liên tục giảm với lợi nhuận thuần các năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 1,5 tỷ; -2,3 tỷ và -4,1 tỷ đồng.

nhadautu - XNK Mien trung Ha TInh

Đáng chú ý, Xuất nhập khẩu Miền Trung chi nhánh Hà Tĩnh lỗ đến mức âm vốn chủ sở hữu. Cụ thể, vốn chủ sở hữu năm 2017 là – 9,1 tỷ; năm 2018 là -11,4 tỷ và đặc biệt năm 2019 là -15,6 tỷ.

Kết quả kinh doanh này phần nào đã tác động tiêu cực tới tình hình tài chính của Xuất nhập khẩu Miền Trung.

nhadautu - XNK Mien Trung

Năm 2019, doanh thu thuần của Xuất nhập khẩu Miền Trung (công ty mẹ) đạt 1,18 tỷ đồng, giảm 46% so với năm trước; lỗ thuần 1,63 tỷ đồng, trong khi năm 2018 cũng lỗ tới 6 tỷ đồng.

Như Nhadautu.vn từng đề cập, việc các đại gia xăng dầu báo lỗ (thậm chí lỗ ăn mòn vốn chủ sở hữu) đã không còn quá xa lạ. Điều thú vị là, càng chịu lỗ, giới chủ các doanh nghiệp này càng mạnh tay đầu tư vào nhiều lĩnh vực, đặc biệt là địa ốc.

Đại gia Nam “dầu” cũng không là ngoại lệ!

Tham vọng địa ốc của doanh nhân Nam “dầu”

CTCP Trường Thịnh Phát được thành lập vào tháng 12/2010 với vốn điều lệ 250 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông sáng lập gồm các ông Nguyễn Quốc Nam (30%), ông Trần Tiến Dũng (30%) và ông Nguyễn Thế Trâm (40%).

Dù vậy, đến ngày 18/6/2018, ông Nguyễn Thế Trâm (còn gọi là đại gia Trâm "bầu") đã thoái toàn bộ số vốn góp tại Trường Thịnh Phát, đồng thời tỷ lệ sở hữu của ông Nguyễn Quốc Nam tăng lên 69%, qua đó trở thành cổ đông lớn nắm quyền chi phối tại doanh nghiệp này.

Cổ đông còn lại là ông Trần Tiến Dũng (SN 1971) – đồng hương với ông Nguyễn Quốc Nam. Theo tìm hiểu, ông Dũng cũng là doanh nhân sở hữu một số dự án bất động sản, nhà máy may mặc…

Trở lại với Trường Thịnh Phát, dù được thành lập từ năm 2010, nhưng công ty phải đến năm 2012 mới tham gia lĩnh vực bất động sản với dự án Khu biệt thự liền kề Trường Thịnh Phát nằm trên trục trung tâm đại lộ V.I Lênin, đường Trương Văn Lĩnh, đường Hải Thượng Lãn Ông, đường Lý Tự Trọng, thành phố Vinh.

Dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, Trường Thịnh Phát rất tích cực ở rộng quỹ đất sở hữu.

Cụ thể, Trường Thịnh Phát đang sở hữu 5.000 m2 “đất vàng” tại số 58 Lê Hồng Phong, thành phố Vinh. Đây là lô đất thuộc trường Trung cấp nghề công nghệ và truyền thông Nghệ An trước đây. Theo tìm hiểu, vào tháng 1/2019, ông Nguyễn Quốc Nam đại diện cho Trường Thịnh Phát đã trúng đấu giá lô đất với tổng giá trị bỏ ra là 152,8 tỷ đồng.

7 tháng sau, tức tháng 8/2019, Liên danh Trường Thịnh Phát và CTCP Trường Thịnh Phát Lạng Sơn đã trúng thầu dự án Khu đô thị mới Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) với quy mô 52,3 ha, tổng mức đầu tư 2.218 tỷ đồng và vượt qua hai nhà đầu tư tiếng tăm là Liên danh CTCP Long Thuận Lộc – CTCP Đầu tư Hoàng Nhất Nam và CTCP Tổng công ty MBLand. Đây là một thương vụ thú vị, bởi theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Long Thuận Lộc hay MBLand thuộc một group, và nhóm này cùng đại gia Nam "dầu", từ trước đó đã có những mối hợp tác khá gắn bó.

Cũng trong năm 2019, Trường Thịnh Phát đã góp vốn cùng 2 cổ đông cá nhân khác là Tăng Ngọc Nho và Trần Văn Thể thành lập CTCP Trường Thịnh Phát Lạng Sơn với tỷ lệ góp vốn lần lượt là 55%, 25% và 20%. Cập nhật tới tháng 6/2020, ông Nguyễn Quốc Nam hiện là Chủ tịch HĐQT, còn ông Nguyễn Văn Thể (SN 1982) làm Tổng Giám đốc của Trường Thịnh Phát Lạng Sơn.

Ông Nguyễn Văn Thể từ tháng 6/2019 được bổ nhiệm làm Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của CTCP Sinh thái biển Hội An thay bà Lại Thị Lam (SN 1973). Sau sự thay đổi lãnh đạo cấp cao, CTCP Sinh thái biển Hội An dời địa chỉ trụ sở chính về Lô 1056, đường Âu Cơ, Phường Cửa Đại, TP. Hội An. Đây là trụ sở cũ của Công ty TNHH Du lịch sinh thái biển Hội An - chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái biển Hội An tại phường Cửa Đại, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Đáng chú ý hơn cả, Trường Thịnh Phát là chủ đầu tư Tổ hợp thương mại, nhà ở biệt thự Capital complex (Phú Quốc), quy mô 88,8 ha, tổng mức đầu tư lên tới 4.940 tỷ đồng.

Cũng tại Phú Quốc, vào tháng 7/2018, ông Nguyễn Quốc Nam đã góp 67% vốn thành lập CTCP Trường Thịnh Phát Phú Quốc cùng với 2 cổ đông khác là ông Trương Văn Thắng (30%) và ông Nho (3%). Ngoài vai trò cổ đông, ông Nam còn là Chủ tịch HĐQT Trường Thịnh Phát Phú Quốc, trong khi đó ông Thắng nắm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT.

Nên biết, ông Trương Văn Thắng hiện là Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật CTCP Đầu Tư Phát Triển Du Lịch An Linh. Ngoài ra, ông cũng là cổ đông lớn nhất nắm 50% vốn doanh nghiệp.

Theo tìm hiểu, Du Lịch An Linh vào tháng 3/2020 được UBND tỉnh Kiên Giang thống nhất chủ trương cho đầu tư dự án Khu đô thị An Linh (xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), tổng vốn 1.200 tỷ đồng.

Ngoài ra, vào tháng 3/2020, CTCP Trường Thịnh Phát – Hà Nội (doanh nghiệp do ông Nam sở hữu 55% vốn) gây chú ý khi được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất dự án Khu nhà ở phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn.

Mức giá doanh nghiệp này dự kiến bỏ ra là 93,038 tỷ đồng. Được biết, dự án sử dụng quỹ đất 38.810,9m2, trong đó diện tích đất mà Trường Thịnh Phát – Hà Nội trúng đấu giá quyền sử dụng đất là 13.770,4m2, dùng để xây dựng 170 lô đất ở.

Khác với Xuất nhập khẩu Miền Trung, tình hình tài chính của Trường Thịnh Phát (công ty mẹ) giai đoạn 2017 - 2019 khá ấn tượng.

Theo đó, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu năm 2017, nhưng doanh thu năm 2018 và 2019 lần lượt ghi nhận thu về 198,2 tỷ và 176,4 tỷ. Đồng biến với xu hướng của doanh thu, Trường Thịnh Phát lỗ thuần 2,8 tỷ năm 2017, nhưng năm 2018 và 2019 lần lượt ghi nhận 8,3 tỷ và 6,9 tỷ lãi thuần. Tuy nhiên so sánh với quy mô vốn chủ sở hữu thì khoản lãi vẫn còn khá khiêm tốn.

nhadautu - Truong Thinh Phat

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản Trường Thịnh Phát tính đến ngày 31/12/2019 đạt 392 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 263 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 51% và 2,7% so với số đầu năm.

  • Cùng chuyên mục
Cơ chế CCP quan trọng thế nào với nâng hạng thị trường?

Cơ chế CCP quan trọng thế nào với nâng hạng thị trường?

Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ và tổng thể cho câu chuyện phát triển thị trường chứng khoán theo hướng bền vững và đi đúng thông lệ quốc tế, Tổng Giám đốc VSDC cho biết.

Tài chính - 13/11/2024 11:00

Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu lợi nhuận để giảm áp lực tồn kho

Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu lợi nhuận để giảm áp lực tồn kho

CTCP Nước giải khát Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2024 nhằm giảm áp lực tồn kho cho hệ thống phân phối cũng như thực hiện chiến lược kinh doanh.

Tài chính - 13/11/2024 07:00

Chờ sóng cổ phiếu ngân hàng

Chờ sóng cổ phiếu ngân hàng

Các chuyên gia đánh giá với triển vọng nâng hạng, nhiều nhóm ngành trên thị trường sẽ được hưởng lợi, đứng đầu là cổ phiếu ngân hàng.

Tài chính - 13/11/2024 06:30

Băn khoăn khoản lợi nhuận ròng CII mang về cho cổ đông

Băn khoăn khoản lợi nhuận ròng CII mang về cho cổ đông

Từ 2018 trở đi, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông sở hữu cổ phiếu CII chỉ còn chiếm 40% đến 50% tổng lợi nhuận sau thuế. Gánh nặng chi phí lãi vay lớn là một trong nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Tài chính - 13/11/2024 06:30

Hồi sinh nhờ show ‘Anh Trai Chị Đẹp’, cổ phiếu YeaH1 ngược dòng tăng giá

Hồi sinh nhờ show ‘Anh Trai Chị Đẹp’, cổ phiếu YeaH1 ngược dòng tăng giá

Mạnh tay đầu tư gameshow cùng thoái vốn loạt công ty con, YeaH1 ghi nhận lãi lớn 9 tháng. Cổ phiếu YEG tăng giá trong bối cảnh thị trường chung ảm đạm 1 tháng qua.

Tài chính - 12/11/2024 16:43

Liên danh Newland- NHS Group làm dự án 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương

Liên danh Newland- NHS Group làm dự án 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương

Liên danh CTCP Đầu tư Newland và CTCP Đầu tư xây dựng NHS sẽ thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương.

Tài chính - 12/11/2024 09:29

Doanh nghiệp xi măng chưa thoát khó

Doanh nghiệp xi măng chưa thoát khó

Nhiều doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ trong kỳ BCTC quý III/2024, do ảnh hưởng từ sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong nước, xuất khẩu khó khăn...

Tài chính - 12/11/2024 06:47

Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng

Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng

Trong khi nhóm ngân hàng giao dịch kém tích cực và gia tăng sức ép lên thị trường chung, thì các cổ phiếu công nghệ và logistics nổi sóng lớn trong phiên 11/11.

Tài chính - 11/11/2024 15:26

Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10

Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10

Đến ngày 31/10/2024, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023 và tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nếu so sánh với cuối tháng 9, tín dụng đã tăng 1,08% trong tháng 10, tương ứng tăng hơn 146.500 tỷ đồng.

Tài chính - 11/11/2024 07:40

Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam

Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam

Với vai trò là đối tác chiến lược toàn diện và là đối tác lớn thứ hai của Trung Quốc trong khối ASEAN, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những tác động nhất định từ gói kích thích kinh tế của Trung Quốc.

Tài chính - 11/11/2024 07:00

Những thương vụ nội bộ của hệ sinh thái Kiến Á

Những thương vụ nội bộ của hệ sinh thái Kiến Á

Không dừng lại ở vai trò chủ đầu tư/nhà phát triển dự án, sợi dây liên hệ giữa nhóm Vĩnh Phú và Kiến Á còn thể hiện ở loạt giao dịch chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng hợp tác đầu tư, góp vốn…

Tài chính - 11/11/2024 07:00

Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung

Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước ở miền Trung ghi nhận sự phân hóa trong quý III/2024, trong đó có không ít doanh nghiệp đã về đích lợi nhuận chỉ sau 9 tháng đầu năm 2024.

Tài chính - 10/11/2024 09:40

Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán

Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán

Việc công bố thông tin và minh bạch hoạt động của doanh nghiệp là điều kiện then chốt để duy trì niềm tin thị trường, góp phần vào sự vận hành thị trường hiệu quả, công bằng và phát triển bền vững

Tài chính - 09/11/2024 13:44

Doanh nghiệp bất động sản từng bước mua lại trái phiếu

Doanh nghiệp bất động sản từng bước mua lại trái phiếu

Hoạt động phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn đang diễn ra sôi động, tập trung vào nhóm bất động sản.

Tài chính - 09/11/2024 13:39

Ngành ngân hàng Mỹ hưởng lợi sau bầu cử?

Ngành ngân hàng Mỹ hưởng lợi sau bầu cử?

Ngành ngân hàng Mỹ được dự đoán sẽ hưởng lợi lớn khi cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Tài chính - 09/11/2024 13:38

Lãnh đạo VSDC: Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ xử lý 'nút thắt' Prefunding

Lãnh đạo VSDC: Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ xử lý 'nút thắt' Prefunding

Thông tư 68 là giải pháp kỹ thuật xử lý vấn đề Prefunding cho khối ngoại. Tuy nhiên cơ chế CCP (mô hình thanh toán, bù trừ) mới là yếu tố căn cơ để giải quyết vấn đề này.

Tài chính - 09/11/2024 13:37