Tập đoàn Trung Nguyên kinh doanh ra sao trước vòng xoáy kiện tụng?
Cuộc ly hôn không “êm thấm” của Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo ảnh hưởng không nhỏ tới danh tiếng của thương hiệu cà phê này.
Theo trang web chính thức của Trung Nguyên Legend, Tập đoàn Trung Nguyên được thành lập vào tháng 6 năm 1996 tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Thế nhưng, mãi tới tháng 12 năm 2002, công ty mới chính thức được cấp giấy phép kinh doanh.
Từ đó tới nay, Trung Nguyên đã trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình hoạt động với nhiều thành tựu rực rỡ nhưng cũng không ít sóng gió.
Con cưng G7 và cuộc tranh cãi thị phần cà phê hòa tan
Năm 2003, một năm sau khi có giấy phép kinh doanh, một nhánh quan trọng của Trung Nguyên - Công ty cổ phần hòa tan Trung Nguyên được thành lập tại Bình Dương với người đại diện pháp luật là bà Lê Hoàng Diệp Thảo - vợ Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ. Đây cũng là thời điểm cà phê hòa tan G7 - “con cưng” của Trung Nguyên ra đời.

Chủ tịch Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ trước khi ở ẩn từng đưa ra tham vọng doanh thu của tập đoàn ở con số 1 tỷ USD vào năm 2016.
Mặc dù xuất hiện muộn hơn rất nhiều so với các dòng sản phẩm cà phê hòa tan của Nestle và Vinacafe Biên Hòa, G7 đã có cú lội ngược dòng xuất sắc với chiến lược tiếp thị mới mẻ, đánh đúng thị hiếu của người tiêu dùng. Bằng cuộc "thử mù" nổi tiếng tại dinh Thống Nhất với 89% người dùng yêu thích, G7 của Trung Nguyên đã tạo được dấu ấn trên bản đồ thị phần cà phê hòa tan trong thị trường nội địa.
Năm 2012, Trung Nguyên họp báo và tuyên bố dẫn khảo sát của Nielsen: "G7 dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan với 40% thị phần". Thế nhưng Nielsen cho biết, họ không hề công bố bất cứ văn bản nào xác nhận điều này.
Trong khi đó, năm 2014, Vinacafe tiết lộ một nghiên cứu của Nielsen Việt Nam theo đó, Vinacafe chiếm 41% thị phần, thứ hai là Nestlé (26,3%), thứ ba là Trung Nguyên (16%) và thứ tư là Trần Quang (15,3%).
Theo con số thống kê mới nhất từ Euromonitor năm 2015, thị phần của G7 là 4,7%, kém xa so với thị phần của Nestle và Vinacafe Biên Hòa, lần lượt là 38% và 37%.
Doanh thu nghìn tỷ
Trước khi câu chuyện li hôn của vợ chồng ông vua cà phê gây sóng gió trên các phương tiện truyền thông, người ta đã từng nhớ tới Trung Nguyên với niềm tự hào và kiêu hãnh.
Trung Nguyên là một trong những thương hiệu Việt hiếm hoi có thể vượt ra khỏi biên giới hình chữ S để vươn ra thế giới. Đến nay, tập đoàn đã xây dựng được mạng lưới hơn 2.500 quán cà phê nhượng quyền cả trong và ngoài nước. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên đã và đang được xuất khẩu đi 60 quốc gia trên thế giới, bao gồm nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và Trung Đông.
Nắm thị phần khiêm tốn ở mảng cà phê hòa tan, thế nhưng, ở các mảng miếng kinh doanh khác, Trung Nguyên gần như không có đối thủ. Tập đoàn duy trì vị trí đứng đầu trong mảng cà phê rang xay với mức gia tăng thị phần từ 54% năm 2010 lên 59% năm 2015.
Không công bố báo cáo tài chính, nên kết quả kinh doanh của Trung Nguyên vẫn là ẩn số với nhiều người. Các số liệu chủ yếu từ phát biểu của ông Vũ và các đại diện Trung Nguyên với báo giới.
Năm 2013, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết thời điểm ấy doanh nghiệp có khoảng 3.000 nhân viên, doanh thu năm 2012 đạt 200 triệu USD, tăng 32% so với năm 2011. Trung Nguyên đặt ra mục tiêu đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2016.
Theo dữ liệu của bảng xếp hạng VNR500, năm 2014, Trung Nguyên xếp vị trí 217 trong số các doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất.
Trong khi đó, Nhịp cầu Đầu tư năm 2016 dẫn đánh giá của một số chuyên gia trong ngành cho rằng các công ty cà phê nội địa tên tuổi có doanh thu dao động bình quân 260-300 tỷ đồng/tháng (xấp xỉ 4.000 tỷ đồng/năm), tăng trưởng bình quân 20%/năm. Doanh thu của Trung Nguyên có thể vươn đến xấp xỉ 10.000 tỷ đồng trong năm 2016.
Còn theo tiết lộ của đại diện Trung Nguyên, trong năm 2015- 2016, doanh thu của Trung Nguyên tại thị trường Trung Quốc đạt 30 triệu USD (680 tỷ đồng).
Tập đoàn Trung Nguyên kinh doanh ra sao trước vòng xoáy kiện tụng?10:12 01/04/2018
5 Cuộc ly hôn không “êm thấm” của Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo ảnh hưởng không nhỏ tới danh tiếng của thương hiệu cà phê này.
Theo trang web chính thức của Trung Nguyên Legend, Tập đoàn Trung Nguyên được thành lập vào tháng 6 năm 1996 tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Thế nhưng, mãi tới tháng 12 năm 2002, công ty mới chính thức được cấp giấy phép kinh doanh.
Từ đó tới nay, Trung Nguyên đã trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình hoạt động với nhiều thành tựu rực rỡ nhưng cũng không ít sóng gió.
Con cưng G7 và cuộc tranh cãi thị phần cà phê hòa tanNăm 2003, một năm sau khi có giấy phép kinh doanh, một nhánh quan trọng của Trung Nguyên - Công ty cổ phần hòa tan Trung Nguyên được thành lập tại Bình Dương với người đại diện pháp luật là bà Lê Hoàng Diệp Thảo - vợ Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ. Đây cũng là thời điểm cà phê hòa tan G7 - “con cưng” của Trung Nguyên ra đời.
Chủ tịch Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ trước khi ở ẩn từng đưa ra tham vọng doanh thu của tập đoàn ở con số 1 tỷ USD vào năm 2016. Mặc dù xuất hiện muộn hơn rất nhiều so với các dòng sản phẩm cà phê hòa tan của Nestle và Vinacafe Biên Hòa, G7 đã có cú lội ngược dòng xuất sắc với chiến lược tiếp thị mới mẻ, đánh đúng thị hiếu của người tiêu dùng. Bằng cuộc "thử mù" nổi tiếng tại dinh Thống Nhất với 89% người dùng yêu thích, G7 của Trung Nguyên đã tạo được dấu ấn trên bản đồ thị phần cà phê hòa tan trong thị trường nội địa.
Năm 2012, Trung Nguyên họp báo và tuyên bố dẫn khảo sát của Nielsen: "G7 dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan với 40% thị phần". Thế nhưng Nielsen cho biết, họ không hề công bố bất cứ văn bản nào xác nhận điều này.
Trong khi đó, năm 2014, Vinacafe tiết lộ một nghiên cứu của Nielsen Việt Nam theo đó, Vinacafe chiếm 41% thị phần, thứ hai là Nestlé (26,3%), thứ ba là Trung Nguyên (16%) và thứ tư là Trần Quang (15,3%).
Theo con số thống kê mới nhất từ Euromonitor năm 2015, thị phần của G7 là 4,7%, kém xa so với thị phần của Nestle và Vinacafe Biên Hòa, lần lượt là 38% và 37%.
Doanh thu nghìn tỷTrước khi câu chuyện li hôn của vợ chồng ông vua cà phê gây sóng gió trên các phương tiện truyền thông, người ta đã từng nhớ tới Trung Nguyên với niềm tự hào và kiêu hãnh.
Trung Nguyên là một trong những thương hiệu Việt hiếm hoi có thể vượt ra khỏi biên giới hình chữ S để vươn ra thế giới. Đến nay, tập đoàn đã xây dựng được mạng lưới hơn 2.500 quán cà phê nhượng quyền cả trong và ngoài nước. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên đã và đang được xuất khẩu đi 60 quốc gia trên thế giới, bao gồm nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và Trung Đông.
Nắm thị phần khiêm tốn ở mảng cà phê hòa tan, thế nhưng, ở các mảng miếng kinh doanh khác, Trung Nguyên gần như không có đối thủ. Tập đoàn duy trì vị trí đứng đầu trong mảng cà phê rang xay với mức gia tăng thị phần từ 54% năm 2010 lên 59% năm 2015.
Không công bố báo cáo tài chính, nên kết quả kinh doanh của Trung Nguyên vẫn là ẩn số với nhiều người. Các số liệu chủ yếu từ phát biểu của ông Vũ và các đại diện Trung Nguyên với báo giới.
Năm 2013, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết thời điểm ấy doanh nghiệp có khoảng 3.000 nhân viên, doanh thu năm 2012 đạt 200 triệu USD, tăng 32% so với năm 2011. Trung Nguyên đặt ra mục tiêu đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2016.
Theo dữ liệu của bảng xếp hạng VNR500, năm 2014, Trung Nguyên xếp vị trí 217 trong số các doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất.
Trong khi đó, Nhịp cầu Đầu tư năm 2016 dẫn đánh giá của một số chuyên gia trong ngành cho rằng các công ty cà phê nội địa tên tuổi có doanh thu dao động bình quân 260-300 tỷ đồng/tháng (xấp xỉ 4.000 tỷ đồng/năm), tăng trưởng bình quân 20%/năm. Doanh thu của Trung Nguyên có thể vươn đến xấp xỉ 10.000 tỷ đồng trong năm 2016.
Còn theo tiết lộ của đại diện Trung Nguyên, trong năm 2015- 2016, doanh thu của Trung Nguyên tại thị trường Trung Quốc đạt 30 triệu USD (680 tỷ đồng).
Sóng gió hôn nhân đe dọa thương hiệu
Năm 2015, Trung Nguyên tạo dấu ấn trong lòng người tiêu dùng bằng việc cho ra đời thương hiệu Trung Nguyên Legend - một dòng cà phê hoàn toàn mới với “slogan” “Cà phê của Giàu có và Hạnh phúc”. Thế nhưng, trái lại với khẩu hiệu ngọt ngào và ấm áp này, đây là thời điểm sóng gió ập tới cuộc hôn nhân của ông Nguyên Vũ và bà Diệp Thảo.
Trước đó, Cà phê hòa tan là nhánh duy nhất của tập đoàn do bà Lê Hoàng Diệp Thảo đứng tên chủ sở hữu. Các nhánh kinh doanh khác của Trung Nguyên bao gồm Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchising (quản lý chuỗi cửa hàng cà phê Trung Nguyên trên toàn quốc) và Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên đều đứng tên ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Cuối năm 2015, Tập đoàn Trung Nguyên bất ngờ ngừng cung cấp các sản phẩm thuộc nhóm cà phê hòa tan, làm dấy lên nhiều tin đồn về mâu thuẫn giữa ông Nguyên Vũ và bà Diệp Thảo.
Thực tế, năm 2015, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã tổ chức các cuộc họp Hội đồng quản trị và tự ý đưa ra quyết định miễn nhiệm bà Lê Hoàng Diệp Thảo dù không có mặt bà tham dự. Đáp trả lại hành động của ông Vũ, bà Thảo tố cáo hành vi của ông là vi phạm pháp luật.
Tháng 4/2016, Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên đã thay đổi giấy đăng ký kinh doanh, chuyển người đại diện pháp luật từ bà Lê Hoàng Diệp Thảo sang ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Tuy nhiên sang tháng 5, bà Thảo đã có đơn khiếu nại yêu cầu chờ phán quyết của Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh.
Khiếu nại của bà Thảo đã thành công khi ngày 13/7, Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương đã có quyết định hủy bỏ giá trị Giấy chứng nhận ngày 21/4, đồng thời khôi phục quyền điều hành công ty cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Hiện nay bà Thảo đã nắm giữ quyền kiểm soát mảng cà phê hòa tan và Trung Nguyên International (TNI) - hai nhánh khá lớn của Trung Nguyên. Trong đó, TNI có trụ sở chính ở Singapore thành lập năm 2008, chuyên lo phân phối các sản phẩm của Trung Nguyên ra thế giới. Tuy nhiên, ông Nguyên Vũ vẫn là người điều hành chính tại tập đoàn này.
Hơn 3 năm tranh chấp thương hiệu, câu chuyện ly hôn của vợ chồng ông vua cà phê vẫn chưa thể ngã ngũ. Trong cuộc chiến pháp lý này, thương hiệu Trung Nguyên đang chịu thiệt hại lớn về mặt danh tiếng.
(Theo Zing.vn)
- Cùng chuyên mục
Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam
Hai Thủ tướng khẳng định lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những trụ cột quan trọng trong mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha.
Đầu tư - 10/06/2025 10:41
Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple
Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu năm nay (WWDC 25), Apple đã công bố một loạt các bản cập nhật cho hệ điều hành, dịch vụ và phần mềm của mình, bao gồm giao diện mới được gọi là 'Liquid Glass' và quy ước đặt tên thương hiệu được đổi mới.
Công nghệ - 10/06/2025 10:16
Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, mô hình nhà ở dành cho người cao tuổi hứa hẹn sẽ là loại hình tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phát triển phân khúc chỉ dành riêng cho đối tượng này là điều khó khả thi.
Đầu tư - 10/06/2025 09:16
Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành có thể hoàn thành sau 14 tháng
Nếu được áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và các cơ chế đặc thù khác, việc mở rộng gần 22 km cao tốc TP.HCM - Long Thành từ 4 làn xe lên 8-10 làn xe có thể cơ bản hoàn thành sau 14 tháng thi công.
Đầu tư - 10/06/2025 09:12
Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?
VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.
Đầu tư thông minh - 09/06/2025 22:29
Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI
Sở Tài chính TP. Huế cho rằng, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Đầu tư - 09/06/2025 21:52
Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị
CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.
Đầu tư - 09/06/2025 16:57
Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông
Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.
Đầu tư - 09/06/2025 07:00
Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh
Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.
Đầu tư - 08/06/2025 16:54
Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định
Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Đầu tư - 08/06/2025 06:48
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới
Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.
Đầu tư - 07/06/2025 10:59
Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô
Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.
Đầu tư - 07/06/2025 09:16
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.
Đầu tư - 07/06/2025 06:45
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.
Đầu tư - 06/06/2025 19:14
Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử
Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.
Đầu tư - 06/06/2025 11:20
Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long
UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.
Bất động sản - 06/06/2025 11:18
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago