Tập đoàn Đèo Cả dừng tìm hiểu hợp tác đầu tư dự án thu phí không dừng

Nhàđầutư
Tập đoàn Đèo Cả vừa mới có công văn số 606 gửi Bộ Giao thông vận tải GTVT), Tasco và Công ty TNHH VETC để thông báo việc dừng tìm hiểu thông tin để hợp tác đầu tư tại dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 bằng hình thức (BOO 1).
NHÂN HÀ
25, Tháng 12, 2019 | 08:04

Nhàđầutư
Tập đoàn Đèo Cả vừa mới có công văn số 606 gửi Bộ Giao thông vận tải GTVT), Tasco và Công ty TNHH VETC để thông báo việc dừng tìm hiểu thông tin để hợp tác đầu tư tại dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 bằng hình thức (BOO 1).

images2241920IMG9406_20191219145533

Ông Lưu Xuân Thuỷ, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả

Ông Lưu Xuân Thuỷ, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả, Phó Chủ tịch của Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (Varsi) vừa có cuộc trao đổi với Nhadautu.vn xung quanh dừng tìm hiểu thông tin để hợp tác đầu tư tại dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 (BOO 1).

Xin ông cho biết lý do Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả đã tham gia tìm hiểu để hợp tác với Tasco trong triển khai đầu tư tại dự án BOO 1, nhưng lại dừng lại?

Ông Lưu Xuân Thủy: Việc triển khai thu phí tự động không dừng là chủ trương rất đúng đắn của Chính phủ, Đèo Cả cũng đã lắp đặt thiết bị thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí tại các dự án mình đầu tư nhưng với khó khăn của BOO 1 – Chúng tôi cũng lo lắng vì không biết kết nối và triển khai tiếp như thế nào?

Việc chúng tôi dừng tìm hiểu thông tin và dừng đàm phán với Tasco để hợp tác đầu tư tại Dự án BOO thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe (giai đoạn 1) áp dụng cho quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên xuất phát từ sự khác nhau về quan điểm mục tiêu và sự thiếu nhất quán của Công ty Cổ phần Tasco. Thực tế, quá trình phối hợp sau khi thoả thuận hợp tác giữa các bên được ký kết gặp nhiều bất cập và phía Tasco đã không nhất quán quan điểm. Tôi cho rằng hiện nay, Tasco chỉ quan tâm tới việc thoái vốn và rút lui khỏi dự án nhằm tránh ít thiệt hại nhất và không quan tâm đến việc phải tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc của dự án.

Cụ thể, Tasco đã yêu cầu đặt cọc số tiền 60 tỷ đồng để thực hiện chuyển nhượng cổ phần trước khi triển khai các công việc tiếp theo của dự án và yêu cầu Tập đoàn Đèo Cả bổ sung tài sản thế chấp ngân hàng để Tasco rút tài sản đang thế chấp trong khi tình trạng dự án đang âm dòng tiền và chưa ai hiểu rõ về thực trạng về Dự án hiện nay sẽ đi về đâu. Việc này đã không nhất quán với các nội dung trước đó của lãnh đạo hai đơn vị đã thống nhất phương án tháo gỡ.

Quan điểm và sự kỳ vọng của ông như thế nào đối với việc giải quyết các vướng mắc hiện nay, thưa ông?

Ông Lưu Xuân Thủy: Trước hết cần phải khẳng định rõ rằng, việc triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí là chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm hiện đại hóa công nghệ thu phí, tạo thuận lợi cho các phương tiện khi tham gia giao thông, tiết kiệm thời gian, chi phí, đặc biệt sẽ đảm bảo an ninh trật tự và tránh nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông tại khu vực các trạm thu phí.

Vừa qua, với vai trò là Phó Chủ tịch của Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (Varsi) khi làm việc với các nhà đầu tư BOT, tôi nhận thấy rằng tất cả các nhà đầu tư hạ tầng giao thông đều thống nhất cao và tuân thủ thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chủ trương tổ chức thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng trên nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch, hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư Dự án BOT, nhà đầu tư dự án ETC và người dân. Thực tế hiện nay tất cả các trạm thu phí trên QL1 đều đã lắp đặt và vận hành tối thiểu 2 làn ETC hơn 1 năm qua, thể hiện việc rõ việc họ rất đồng tình và ủng hộ chủ trương của Chính phủ.

Tuy nhiên, hiện việc triển khai dự án thực tế đang rất khó khăn do có những bất cập như:

- Mâu thuẫn, bất cập của Hợp đồng dự án ETC với Hợp đồng dự án BOT: Khi Hợp đồng Dự án ETC được Bộ GTVT ký kết với nhà đầu tư VETC nhưng không thương thảo với nhà đầu tư BOT. Trong đó, áp đặt tỷ lệ trích trực tiếp từ doanh thu thu phí cho Nhà cung cấp dịch vụ ETC mà không làm rõ căn cứ và cơ sở tính, không đàm phán, thống nhất với Nhà đầu tư BOT. Quyền thu phí trước đây đã được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thế chấp để các ngân hàng cho vay vốn; nay yêu cầu nhà đầu tư BOT bàn giao toàn bộ trạm thu phí (Tài sản của Nhà đầu tư BOT) cho nhà cung cấp dịch vụ ETC sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính pháp lý của Hợp đồng thế chấp. Doanh thu thu phí chuyển vào tài khoản của Nhà đầu tư ETC trước khi chuyển về tài khoản của ngân hàng cho vay dự án BOT là vi phạm các thỏa thuận hợp pháp của của hợp đồng tín dụng, gây rủi ro đối với việc quản lý dòng tiền hoàn vốn của Dự án BOT. Với các nội dung nêu trên sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư BOT vi phạm hợp đồng tín dụng đã ký kết với các ngân hàng tài trợ vốn.

- Việc thanh toán của người dân còn khó khăn, bất tiện: Để sử dụng được dịch vụ, chủ phương tiện phải nộp tiền vào tài khoản trả trước của nhà đầu tư ETC (tại Ngân hàng BIDV) mà chưa có sự kết nối liên thông với tài khoản tại các ngân hàng khác của chủ phương tiện. Chưa áp dụng các hình thức thanh toán khác như: ví điện tử, thẻ cào,… gây khó khăn, bất tiện khi người dân vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt (mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam chỉ là hơn 30% trên tổng phương diện thanh toán). Đồng thời, người dùng dịch vụ ETC phải chuyển tiền trước vào tài khoản ETC nhưng không được tính lãi. Các trường hợp miễn phí vẫn phải trừ tiền khi đi qua trạm và chỉ được hoàn trả lại trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch. Đặc biệt, khi năng lực tài chính và uy tín của nhà đầu tư chưa được xác định, không có sự bảo lãnh ngân hàng, thống nhất của Ngân hàng Nhà nước thì việc người dân nộp tiền trước tạo nên số dư rất lớn tại tài khoản của nhà đầu tư sẽ có thể xảy ra rủi ro, tranh chấp kinh tế.

- Tỷ lệ phương tiện sử dụng dịch vụ ETC còn thấp: Hiện nay, tất cả các trạm thu phí trên QL1 đều đã lắp đặt và vận hành tối thiểu 2 làn ETC hơn 1 năm qua, tuy nhiên số lượng phương tiện dán thẻ (e-tag) và sử dụng dịch vụ ETC còn rất thấp do việc thanh toán khó khăn, bất tiện như trên (khoảng 800.000 thẻ/3,5 triệu phương tiện, chiếm khoảng 23%; chỉ 30% số phương tiện dán thẻ sử dụng dịch vụ ETC). Do tỷ lệ phương tiện sử dụng thấp nên doanh thu của dự án ETC bị sụt giảm so với dự kiến. Khi Bộ GTVT điều chỉnh dự án ETC, tăng phí dịch vụ ETC lại ảnh hưởng đến doanh thu và việc trả nợ của các dự án BOT.

04_sora

Ảnh minh họa

Từ chủ trương đúng đắn của Chính phủ về việc triển khai thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng. Tuy nhiên, với cách thức triển khai hiện nay đã làm phát sinh nhiều vướng mắc và xung đột, không đáp ứng tiến độ đề ra, ảnh hưởng đến các nhà đầu tư BOT, tạo dư luận tiêu cực về lĩnh vực hợp tác công - tư. Chúng tôi nghĩ rằng các bên liên qua đến dự án đã nhìn ra các khiếm khuyết khi triển khai thí điểm mô hình ETC với thời gian quá gấp gáp, các nhà đầu tư mong muốn Chính phủ sớm có chỉ đạo sớm giải pháp tháo gỡ các vướng mắc và tiếp tục triển khai dự án thu phí tự động không dừng hoàn thành trong thời gian tới.

Đây là lĩnh vực mới, Bộ GTVT đã tích cực triển khai dự án khi đã phê duyệt đầu tư, đánh giá năng lực của nhà đầu tư, xác định công nghệ, quyết định TMĐT và phương án tài chính để hoàn thành việc thu xếp và giải ngân tín dụng cho thực hiện dự án nhưng phương án triển khai trên thực tế đến nay sẽ khó khả thi khi chưa đánh giá các tác động bị ảnh hưởng của môi trưởng xung quanh,…

Các nhà đầu tư rất mong mỏi các bên liên quan chia sẻ, cùng cộng đồng trách nhiệm với Bộ GTVT để tháo gỡ khó khăn cho dự án này.

Xin cảm ơn ông cuộc trao đổi này!

Thời gian qua, trước sự tín nhiệm của Bộ GTVT và được chính Tasco mời tham gia tháo gỡ các vướng mắc để tiếp tục triển khai dự án thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe dự án nói trên, Tập đoàn Đèo Cả đã có có những bước đi cụ thể để tham gia thực hiện dự án vốn đang gặp bế tắc. Theo đó, Tập đoàn Đèo Cả đã làm việc với Tasco và Công ty thu phí tự động VETC (doanh nghiệp dự án) ký các biên bản làm việc ngày 29/10/2019 và 5/11/2019. Quan điểm các bên thống nhất để Tập đoàn Đèo Cả quản trị và điều hành thực hiện dự án; cùng phối hợp thực hiện kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp dự án; thống nhất chỉ thực hiện chuyển nhượng vốn khi đã có kết quả kiểm toán và giải pháp tháo gỡ giải quyết các vướng mắc của dự án có sự đồng thuận của Bộ GTVT, các nhà đầu tư, ngân hàng…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ