Tăng trưởng tín dụng: Phụ thuộc vào sức hấp thụ

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay được đặt ra ở mức 12%. Nhưng với triển vọng nền kinh tế sẽ hồi phục tích cực trong năm nay khi đã có vaccine, kéo theo sức cầu tiêu dùng và nhu cầu vay vốn đang tăng nhanh trở lại, hầu hết dự báo cho thấy tăng trưởng tín dụng có thể đạt từ 14-15%.
HÀ THÀNH
17, Tháng 03, 2021 | 08:48

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay được đặt ra ở mức 12%. Nhưng với triển vọng nền kinh tế sẽ hồi phục tích cực trong năm nay khi đã có vaccine, kéo theo sức cầu tiêu dùng và nhu cầu vay vốn đang tăng nhanh trở lại, hầu hết dự báo cho thấy tăng trưởng tín dụng có thể đạt từ 14-15%.

Đến thời điểm này tăng trưởng tín dụng giảm nhẹ so với trước Tết Nguyên đán. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, thường sau Tết tín dụng có xu hướng giảm, nhất là năm nay Tết lại rơi vào tháng 2 nên nhịp giảm chuyển sang tháng 3. Nhưng nhiều khả năng kết thúc tháng 3, tín dụng tăng khoảng 1-1,5% so với cuối năm.

Mức tăng này được đánh giá là hợp lý trong bối cảnh hoạt động sản xuất – kinh doanh – xuất khẩu đang có xu hướng phục hồi mạnh. Nếu không có đợt bùng phát dịch vào trước Tết Tân Sửu, tín dụng được kỳ vọng tăng trưởng khá. Theo ước tính của Công ty chứng khoán Vndirect, kết thúc quý I/2021, tín dụng của nhiều ngân hàng tăng trưởng khá tích cực. Chẳng hạn như ACB, đến hết quý I tăng trưởng tín dụng có thể đạt 3,5%, cao hơn nhiều mức tăng 2,3% của cùng kỳ 2020. Tương tự tại VPBank tín dụng có thể tăng 3,9% trong quý đầu năm, tăng 1,3 điểm % so với cùng kỳ. Đáng chú ý là tăng trưởng tín dụng quý I của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước cũng được dự báo sẽ khả quan hơn nhiều so với năm trước. Chẳng hạn như BIDV và VietinBank, tăng trưởng tín dụng quý I dự kiến đạt lần lượt là 2,7% và 2,6%; trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng trưởng tín dụng của cả hai ngân hàng này đều âm, tương ứng là -1% và -1,2%.

tin-sing

Các ngân hàng đang nỗ lực tiết giảm chi phí để giảm lãi suất, kích thích nhu cầu tín dụng. Ảnh: Internet.

Một trong những biện pháp được đánh giá là đang tích cực hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đó là bên cạnh việc chủ động cơ cấu các khoản vay cho khách hàng, các ngân hàng còn tập trung kích thích nhu cầu tín dụng bằng cách giảm lãi suất hay tung các gói tín dụng ưu đãi.

Đơn cử Vietcombank đã mạnh tay cắt giảm đồng loạt lãi suất cho vay đối với toàn bộ dư nợ vay hiện hữu và cho vay mới của khách hàng trong thời gian 3 tháng. Theo tính toán của ngân hàng này, tổng dư nợ giảm lãi suất vào khoảng 350 nghìn tỷ đồng, tương ứng khoảng 40% tổng dư nợ và lợi nhuận mà ngân hàng chia sẻ với khách hàng là khoảng 200 tỷ đồng.

Hay như BIDV cũng vừa triển khai gói tín dụng ngắn hạn lãi suất ưu đãi với quy mô lên đến 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ nhóm DNNVV kinh doanh xuất nhập khẩu vượt qua khó khăn do Covid-19. Đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu mua nhà, xe, tiêu dùng cá nhân, BIDV cũng triển khai gói vay vốn trung dài hạn với quy mô lên tới 50.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi chỉ từ 7%/năm.

Các NHTMCP cỡ vừa và nhỏ như HDBank, OCB, SeABank... cũng đều tung ra các gói tín dụng lãi suất thấp với nhiều ưu đãi để thu hút khách hàng.

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay được đặt ra ở mức 12%. Nhưng với triển vọng nền kinh tế sẽ hồi phục tích cực trong năm nay khi đã có vaccine, kéo theo sức cầu tiêu dùng và nhu cầu vay vốn đang tăng nhanh trở lại, hầu hết dự báo cho thấy tăng trưởng tín dụng có thể đạt từ 14-15%.

Theo dự báo của giới chuyên môn, thời gian tới rất có thể các ngân hàng tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay bởi đây vẫn là giải pháp quan trọng kích thích nhu cầu vay vốn doanh nghiệp để mở rộng sản xuất – kinh doanh, tận dụng cơ hội khi nền kinh tế trong nước và thế giới phục hồi. Trong tình thế này, những ngân hàng nào có được nguồn vốn đầu vào giá rẻ tốt hơn sẽ có lợi thế trong cuộc cạnh tranh về giá cả cho vay.

Mặc dù là một trong những ngân hàng mạnh tay giảm lãi suất nhất trong hệ thống, song lãnh đạo Vietcombank khẳng định, ngân hàng sẽ tiếp tục nỗ lực cắt giảm chi phí để giảm lãi vay trong năm nay, nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng. Từ đó, tín dụng cũng sẽ được đẩy mạnh tăng trưởng hơn.

Không đưa ra con số, nhưng ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng giám đốc OCB cũng cho rằng, mặt bằng lãi suất năm 2021 sẽ ổn định ở mức thấp và đây là điều kiện để kích cầu tín dụng. Năm 2021, OCB tiếp tục phấn đấu tăng trưởng tín dụng khoảng 25%. Tuy nhiên con số tăng trưởng tín dụng thực tế còn phụ thuộc room tín dụng được NHNN cấp và khả năng tăng trưởng của ngân hàng.

Lãnh đạo nhiều ngân hàng cũng chia sẻ, sẵn sàng giảm thêm lãi suất cho vay nếu nhận thấy doanh nghiệp có phương án khôi phục sản xuất kinh doanh tốt bởi bên cạnh nguồn thu từ lãi vay, doanh nghiệp phát triển tốt sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác.

Tuy nhiên theo quan điểm của TS. Cấn Văn Lực, lãi suất không phải là mấu chốt của tăng trưởng tín dụng. Vấn đề hiện nay là làm sao để đẩy mạnh kích cầu, bởi hiện nhiều doanh nghiệp chưa có nhu cầu vay vốn, hoặc do dịch bệnh họ trì hoãn thêm. Trên thực tế hiện mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức rất thấp, thậm chí nhiều ngân hàng còn cắt giảm thêm lãi suất, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng vẫn chưa như kỳ vọng của giới chuyên môn, bởi vì sức cầu vẫn yếu do diễn biến dịch bệnh trong vài tháng qua còn phức tạp.

Theo ông Lê Quang Trung – Phó Tổng giám đốc VIB, chỉ một số ngành được hưởng lợi Covid, chứ còn lại nhiều DN vẫn gặp khó khăn. Vì thế, kích tăng trưởng tín dụng không chỉ phụ thuộc vào lãi suất mà là hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Tuy nhiên, với kỳ vọng về sự phục hồi của nền kinh tế, TS. Cấn Văn Lực dự báo khả năng tăng trưởng tín dụng có thể tăng nhẹ so với năm 2020 ở mức 12-14%.

Dự báo trên nằm trong kịch bản tín dụng của NHNN. Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, do diễn biến Covid còn phức tạp nên NHNN xây dựng 3 kịch bản tín dụng. Kịch bản 1, nếu dịch Covid tại Việt Nam dừng ngay trong quý I và tiêm chủng vaccine đại trà thì tăng trưởng tín dụng 12-13%, tối đa có thể lên 14%. Còn kịch bản 2 là trường hợp Covid kéo dài đến tháng 6 mới kết thúc, Việt Nam vẫn tiếp tục phải thực hiện giãn cách xã hội, phải chờ tiêm vaccine thì tín dụng có thể tăng khoảng 10-12%. Kịch bản 3 là Covid kéo dài đến hết năm, tín dụng tăng 7-8%.

“Dù kịch bản 3 chắc không xảy ra, nhưng chúng tôi phải đưa ra phương án xấu nhất để có thể chủ động trong điều hành”, ông Tuấn Anh chia sẻ và cho biết thêm, trong thời gian chờ tính toán mục tiêu cả năm 2021, NHNN tạm giao hạn mức tăng trưởng tín dụng để các ngân hàng có thể thực hiện hoạt động cho vay ngay chứ không thay đổi chính sách cấp tín dụng theo quý mà vẫn thực hiện cách thức thông thường, cấp hạn mức tín dụng theo năm cho các ngân hàng.

“Trong tháng này, NHNN sẽ công bố kế hoạch tăng trưởng tín dụng cả năm và tinh thần xoay quanh mức 12-13%”, ông Tuấn Anh thông tin thêm.

(Theo Thời báo ngân hàng)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ