Tăng cường vai trò vốn Nhà nước tại các dự án PPP

ĐÌNH DUY
15:20 05/05/2025

Việc hiểu sai bản chất của chủ trương nâng tỷ lệ vốn Nhà nước tại các dự án đối tác công – tư (PPP) có thể gây nguội lạnh nhiệt huyết của các nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển hạ tầng giao thông đất nước.

Tăng vốn NSNN là để dự án PPP không chỉ 'nằm trên giấy'

Ngày 9/4, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 168/TB-VPCP truyền đạt kết luận Thường trực Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc tháo gỡ khó khăn cho các dự án giao thông trọng điểm. Đáng chú ý, thông báo đề cập việc "từ tháng 4/2025 dứt khoát không điều chỉnh vốn Nhà nước tham gia các công trình PPP lên 70%".

Ngay sau khi văn bản trên được ban hành, nhiều nhà đầu tư và chuyên gia trong lĩnh vực hạ tầng giao thông bày tỏ quan ngại về cơ sở của nội dung trên. Theo PGS-TS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), nếu hiểu "dứt khoát không điều chỉnh" là chỉ đạo chung, sẽ đi ngược lại bản chất cốt lõi của PPP đó là thu hút nguồn lực xã hội tham gia kiến tạo hạ tầng đất nước, mà muốn vậy phải tạo dựng được niềm tin và sự an tâm cho các nhà đầu tư, vốn đang "bỏ tiền tỷ, thu bạc cắc" từ các dự án giao thông.

Khi tính toán phương án tài chính và thời gian thu phí, chỉ phần vốn do nhà đầu tư bỏ ra (gọi là vốn BOT) mới được đưa vào doanh thu để xác định thời gian hoàn vốn và lợi nhuận. Trong khi đó, phần lớn vốn Nhà nước dùng để chi trả phí giải phóng mặt bằng.

"Trong phương thức PPP, vốn Nhà nước là vốn mồi, tức là hỗ trợ để phương án tài chính thêm khả thi, không mang tính chất góp vốn với nhà đầu tư để phân chia lợi nhuận", ông Trần Chủng cho hay.

Thực tế, ngay từ đầu những năm 2000, Việt Nam đã bắt đầu thí điểm các hình thức hợp đồng BOT, BT và ban hành các nghị định điều chỉnh tương ứng. Nhờ đó, nguồn vốn tư nhân đã được huy động kịp thời để đáp ứng nhu cầu cấp bách về đầu tư hạ tầng, với tổng giá trị đến đầu năm 2019 đạt gần 700.000 tỷ đồng.

Nhưng kể từ năm 2016, dòng vốn đổ vào lĩnh vực giao thông theo phương thức PPP đã bắt đầu chững lại. Thực tế cho thấy, sau khi Luật PPP ra đời (1/1/2021), một số đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông mở thầu nhưng khó tìm được nhà đầu tư, buộc phải chuyển sang đầu tư công.

Một trong những vướng mắc lớn nhất đó là Điều 69 của Luật PPP quy định vốn Nhà nước tham gia không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án. Với các dự án đường bộ đi qua vùng khó khăn, suất đầu tư cao nhưng lưu lượng xe thấp, tỷ lệ này khiến phương án tài chính không khả thi, nhà đầu tư khó huy động vốn BOT.

Phát biểu về vấn đề này, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả, nhấn mạnh rằng việc Nhà nước tham gia 70% vốn sẽ giúp dự án khả thi hơn trong việc huy động nguồn lực từ nhà đầu tư và ngân hàng để có thể triển khai, thay vì "để dự án chỉ nằm trên giấy".

"Khi tăng vốn Nhà nước tham gia dự án, thời gian thu phí giảm đi, dự án sẽ sớm được bàn giao về cho Nhà nước. Chứ không có chuyện các nhà đầu tư tham gia được hưởng ưu đãi gì ở đây", ông Hoàng khẳng định.

Một dự án PPP có sự tham gia của Đèo cả Group. Ảnh: HHV

Gỡ điểm nghẽn vốn, phát huy nguồn lực tư nhân

Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường cao tốc. Một loạt dự án trọng điểm như đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt đô thị metro,... sẽ được Nhà nước bố trí vốn đầu tư công. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư tư nhân tham gia đóng góp vào mạng lưới hạ tầng giao thông quốc gia thông qua phương thức PPP, vốn có nhiều ưu điểm: linh hoạt, đảm bảo tiến độ, chất lượng và kiểm soát trượt giá hiệu quả.

Tại Việt Nam, chỉ có số ít nhà đầu tư tư nhân tiên phong đảm đương các dự án PPP đi qua khu vực khó khăn nhờ tích lũy lợi nhuận từ khấu hao máy móc, tổ chức lao động nghiêm túc để tối ưu sản xuất. Chính niềm tin của các lãnh đạo Đảng và Chính phủ là nguồn động lực tinh thần to lớn, tạo sự đồng thuận và sức bật cho các nhà đầu tư tham gia các dự án PPP.

Không ít lần, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã khẳng định tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám vượt khó của tư nhân chính là yếu tố tạo đột phá "điểm nghẽn" về hạ tầng.

Nhiều dự án giao thông lớn đã được phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Cụ thể, trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm đã thể hiện kỳ vọng và tầm nhìn chiến lược của Đảng với khu vực kinh tế tư nhân.

Hay Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặt niềm tin vào các dự án PPP khi phát biểu tại lễ khởi công dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh: "Tôi rất hài lòng sự vào cuộc quyết liệt của Cao Bằng, Lạng Sơn, đặc biệt là nhà đầu tư Đèo Cả làm việc với một tinh thần tiến công, luôn luôn đổi mới sáng tạo, tinh thần vượt nắng thắng mưa".

Đối với riêng Đèo Cả, đã không ít lần nhà đầu tư này tham gia các dự án phát triển hạ tầng trong tình thế "vừa ném đá, vừa dò đường". Có thể kể đến như dự án hầm Đèo Cả được nhà đầu tư thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT khi phương thức PPP chưa được luật hóa, lưu lượng xe thực tế thấp hơn dự báo ban đầu. Dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn được nhà đầu tư này vào cuộc giải cứu sau nhiều năm đình trệ trong bối cảnh vốn nhà nước tham gia 0 đồng.

Hoặc một loạt dự án PPP như cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Đồng Đăng – Trà Lĩnh, Hữu Nghị – Chi Lăng vẫn được xúc tiến khi tỷ lệ vốn Nhà nước chỉ giới hạn ở mức 50%, nhà đầu tư bỏ thêm chi phí để tăng tốc thực hiện các dự án đáp ứng mục tiêu hoàn thành của Chính phủ - với lòng tin "cứ có công trình để kịp thời chia sẻ với đất nước, người dân", rồi Đảng, Nhà nước dần thấu hiểu, cùng chia sẻ với nhà đầu tư.

Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đặt kỳ vọng lớn vào vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong việc thúc đẩy hạ tầng giao thông quốc gia thông qua phương thức PPP và có những quan tâm, chỉ đạo cụ thể để thúc đẩy. Thế nhưng việc vẫn thiếu vắng "hành lang" pháp lý thông thoáng, các văn bản quy phạm pháp luật mang tinh thần "quản lý”, thiếu cơ sở có thể gây nguội lạnh nhiệt huyết cống hiến của khối tư nhân.

Theo nhận định từ một số chuyên gia trong lĩnh vực này, ở các nước phát triển, việc đầu tư PPP luôn có những ngân hàng hay quỹ đầu tư dành riêng cho loại hình đầu tư này, nhưng các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thường ưu tiên cho vay bất động sản hoặc dịch vụ khác. Còn với các dự án PPP gần như luôn là vấn đề "phải thúc ép".

Nếu tháo gỡ "điểm nghẽn" về pháp lý và vốn, đóng góp của tư nhân được trân trọng, đánh giá cao, các dự án PPP tại Việt Nam được khả thi triển khai sẽ đóng vai trò quan trọng cho mạng lưới hạ tầng quốc gia, đóng góp vào mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian tới.

  • Cùng chuyên mục
FPT 'thâu tóm' công ty tư vấn công nghệ của Đức

FPT 'thâu tóm' công ty tư vấn công nghệ của Đức

FPT vừa hoàn tất thương vụ mua David Lamm Consulting – công ty tư vấn CNTT uy tín trong ngành năng lượng của Đức, khẳng định cam kết của Tập đoàn trong việc mở rộng hoạt động tại Đức và châu Âu.

Đầu tư - 05/05/2025 15:06

Vốn FDI thực hiện 4 tháng 2025 cao nhất trong giai đoạn 2020-2025

Vốn FDI thực hiện 4 tháng 2025 cao nhất trong giai đoạn 2020-2025

Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2024, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới.

Đầu tư - 05/05/2025 14:21

Cảng biển lớn nhất Huế được điều chỉnh tăng thêm 458ha

Cảng biển lớn nhất Huế được điều chỉnh tăng thêm 458ha

Cảng Chân Mây sẽ có quy mô 1.160ha bao gồm phần đất và mặt nước, tăng thêm 458ha so với khoảng 702 ha với quy hoạch ban đầu.

Đầu tư - 05/05/2025 10:33

Hà Nội đề xuất 157 dự án thí điểm mở rộng loại đất làm nhà thương mại

Hà Nội đề xuất 157 dự án thí điểm mở rộng loại đất làm nhà thương mại

157 khu đất với tổng diện tích hơn 860 ha được TP Hà Nội đề xuất thí điểm làm dự án nhà thương mại qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 171 của Quốc hội.

Đầu tư - 05/05/2025 10:33

Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê

Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê

Tại TP.HCM, bán lẻ đường phố tiếp tục bị cạnh tranh khốc liệt với bán lẻ hiện đại - nơi đa dạng hàng hóa và dịch vụ hơn.

Đầu tư - 05/05/2025 07:02

 Nhiều doanh nghiệp Đức tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng đầu tư

Nhiều doanh nghiệp Đức tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng đầu tư

Việt Nam đóng vai trò kép: trung tâm sản xuất và điểm thay thế chiến lược cho các doanh nghiệp Đức đang tái định vị tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đầu tư - 05/05/2025 06:45

Bình Định tìm nhà đầu tư xây bệnh viện quốc tế hơn 1.300 tỷ

Bình Định tìm nhà đầu tư xây bệnh viện quốc tế hơn 1.300 tỷ

Dự án bệnh viện quốc tế Long Vân có diện tích khoảng 4ha (tại Bình Định), tổng vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng. Dự án có quy mô 200 giường bệnh, nhằm cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao về sản, nhi và điều trị ung thư.

Đầu tư - 04/05/2025 16:06

Hoiana Resort & Golf: Mảnh ghép quan trọng của đô thị ven biển Quảng Nam

Hoiana Resort & Golf: Mảnh ghép quan trọng của đô thị ven biển Quảng Nam

Trong bối cảnh phố cổ Hội An đang đối mặt với tình trạng quá tải du lịch, trong khi không gian phát triển bị giới hạn bởi quy hoạch bảo tồn, việc quy hoạch và hình thành các đô thị du lịch vệ tinh ven biển, điển hình như Hoiana Resort & Golf là một hướng đi chiến lược, góp phần phân bổ khách du lịch, nâng cao trải nghiệm và khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.

Đầu tư - 04/05/2025 08:05

Huế cần làm gì để 'kéo' tàu hàng container ?

Huế cần làm gì để 'kéo' tàu hàng container ?

Với lợi thế khi có khu bến Chân Mây, những năm trở lại đây Huế đang dồn toàn lực, cùng với loạt chính sách ưu đãi với mục tiêu đưa địa phương này trở thành điểm đến cho các tàu hàng container.

Đầu tư - 03/05/2025 16:44

Diễn biến tích cực của bất động sản Đà Nẵng

Diễn biến tích cực của bất động sản Đà Nẵng

Thị trường bất động sản Đà Nẵng đầu năm 2025 đang có nhiều diễn biến tích cực, nhất là trong phân khúc đất nền và chung cư.

Đầu tư - 03/05/2025 06:30

Ngành đóng tàu Việt Nam chuẩn bị đón nhận đầu tư thêm 100 triệu USD từ liên doanh với Hàn Quốc

Ngành đóng tàu Việt Nam chuẩn bị đón nhận đầu tư thêm 100 triệu USD từ liên doanh với Hàn Quốc

Công ty TNHH Đóng tàu Hyundai Việt Nam (HVS), 1 liên doanh giữa Hàn Quốc và Việt Nam, sẽ đầu tư thêm 100 triệu USD để nâng công suất đóng tàu tại Việt Nam.

Đầu tư - 02/05/2025 14:30

Thị trường bất động sản vẫn khó đoán định

Thị trường bất động sản vẫn khó đoán định

Quý I, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, thanh khoản thị trường ghi nhận tăng mạnh, đặc biệt là phân khúc bất động sản nhà ở. Diễn biến thị trường trong quý II và cả năm 2025 sẽ tương đối khó đoán định.

Đầu tư - 02/05/2025 09:03

 Để Phú Quốc sánh ngang Phuket, Bali

Để Phú Quốc sánh ngang Phuket, Bali

Giữa lòng biển Tây Nam của Tổ quốc, Phú Quốc hiện lên như một viên ngọc quý, được bao bọc bởi sóng nước mặn mòi và những tầng sinh quyển giàu có. Hòn đảo lớn nhất Việt Nam này không chỉ sở hữu vị trí chiến lược nằm trên tuyến giao thương quốc tế quan trọng, mà còn được thiên nhiên ưu ái trao tặng một hệ sinh thái biển – rừng – đồng bằng hiếm có.

Đầu tư - 01/05/2025 15:11

Tăng tốc nâng cấp sân bay Phú Quốc phục vụ APEC 2027

Tăng tốc nâng cấp sân bay Phú Quốc phục vụ APEC 2027

Để phục vụ sự kiện lớn APEC 2027, tỉnh Kiên Giang đang đầu tư hàng loạt dự án trọng điểm. Trong đó, sân bay Phú Quốc được mở rộng thêm 1 đường cất hạ cạnh thứ 2 dài 3,3 km, xây mới nhà ga T2 (ga quốc tế) với công suất 20 triệu lượt khách, nhà ga VIP cùng sân đỗ máy bay 70 chỗ.

Đầu tư - 01/05/2025 14:39

Triển vọng thị trường bất động sản quý II

Triển vọng thị trường bất động sản quý II

Dù thị trường bất động sản đã được dự báo nhiều tích cực ở quý II khi các chủ đầu tư, doanh nghiệp mở bán dự án. Tuy nhiên, biến động từ chính sách thuế quan của Mỹ có thể tác động tới thị trường và tâm lý của khách hàng. Hơn nữa, mức giá chào bán của các dự án rất cao nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới thanh khoản.

Đầu tư - 01/05/2025 14:38

'Thức giấc' cùng những đại dự án nghỉ dưỡng

'Thức giấc' cùng những đại dự án nghỉ dưỡng

Từ những vùng đất bỏ hoang bên bờ biển đến những khu đô thị nghỉ dưỡng đang thành hình, miền Trung đang chứng kiến làn sóng đầu tư trở lại mạnh mẽ.

Đầu tư - 01/05/2025 08:29