Tại sao châu Á lại dẫn đầu trong cuộc chạy đua phục hồi kinh tế sau đại dịch?

Nhàđầutư
Đại dịch Covid-19 phát lộ các khiếm khuyết về cấu trúc trong cách chúng ta điều hành về mọi thứ, đồng nghĩa rằng chúng ta cần có các chiến lược kinh tế mới. Các quốc gia có thể vươn mình vượt khỏi khủng hoảng để chuyển sang một trạng thái mới và những chính phủ mắc ít nợ nhất đang là những người chiến thắng
NEIL NEWMAN*
14, Tháng 05, 2020 | 10:17

Nhàđầutư
Đại dịch Covid-19 phát lộ các khiếm khuyết về cấu trúc trong cách chúng ta điều hành về mọi thứ, đồng nghĩa rằng chúng ta cần có các chiến lược kinh tế mới. Các quốc gia có thể vươn mình vượt khỏi khủng hoảng để chuyển sang một trạng thái mới và những chính phủ mắc ít nợ nhất đang là những người chiến thắng

Tất cả mọi người, ai cũng mong muốn trở lại cuộc sống bình thường. Khi tất cả chúng ta bị mắc kẹt trong lệnh phong tỏa và hạn chế tiếp xúc xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra, chắc hẳn nỗi sợ hãi tích tụ trong mỗi người chỉ chờ dịp được bung ra, giải tỏa.

Chúng ta mong chờ được trở lại các nhà hàng yêu thích, đến những quán nhậu quen thuộc và về với công việc hàng ngày. Tất cả những điều này giúp chúng ta hồi phục cả về kinh tế lẫn tinh thần.

Các nhà kinh tế học đã tranh luận, suy đoán thế nào về sự phục hồi kinh tế toàn cầu? Nói theo cách của các nhà kinh tế học, sự phục hồi từ suy thoái được mô tả theo các mô hình khác nhau. Những người lạc quan nhất đưa ra mô hình hồi phục từ khủng hoảng Covid-19 theo kiểu chữ V. Theo kịch bản này, chúng ta sẽ nhanh chóng phục hồi lại vị trí mà chúng ta đã từng có cách đây 6 tháng. Tuy nhiên, số lượng những người lạc quan nhanh chóng giảm xuống trong bối cảnh diễn tiến của bệnh dịch diễn tiến khó lường hơn nhiều so với những dự đoán trước đây.

_0 1 a a adanVN-AP

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có khả năng phục hồi kinh tế nhanh sau đại dịch COvid-10. Ảnh AP

Những nhà kinh tế học ít lạc quan hơn đã cảnh báo về một con đường gập ghềnh trước mắt, trong đó dự báo cả một đợt giảm giá cổ phiếu lần 2 trước khi sự phục hồi bắt đầu trở lại. Quá trình phục hồi này, theo họ sẽ có hình dạng kiểu chữ U hay chữ W. Hàng loạt các ví dụ khủng hoảng tương tự đã từng thấy ở những năm 1970 hay 1980.

Những người bi quan nhất lại cho rằng con đường hồi phục trở lại sẽ rất dài, chậm và khó khăn, theo hình chữ L. Họ hình dung cuộc khủng hoảng hiện nay tương đồng với thời kỳ đại suy thoái xảy ra trong những năm 1930.

Để tránh những điều không thể tưởng tượng, và bảo vệ chúng ta khỏi những gì đã từng xảy ra trong thời kỳ 1930, các chính phủ và ngân hàng trung ương trên thế giới đã cùng hỗ trợ nền kinh tế bằng các chiến lược cũ, nghĩa là bơm ồ ạt tiền mặt ra cho nền kinh tế, thậm chí phát tiền mặt cho người dân như cách mà Hong Kong đã làm với tờ 10.000 đô la Hong Kong, từ kho dự trữ tài chính của nước này trong đầu năm nay.

Một phần số tiền được trao cho dân sẽ đáp ứng được các nhu cầu trước mắt như trang trải tiền thuê nhà, mua thực phẩm. Nhưng về mặt lâu dài, những ký ức không phai mờ về những gì đã xảy ra trong năm nay sẽ khiến người dân dành số tiền đó để tiết kiệm, thay vì chi tiêu ngay lập tức. Điều này khiến cho khái niệm "trực thăng tiền mặt" dù được tất cả sử dụng nhưng lại trở nên vô dụng trước mục đích kích thích kinh tế.

Điều mà chúng ta thấy thiếu trước những mô hình kinh tế của sự phục hồi được đưa ra chính là sự cực kỳ khác biệt trong cuộc khủng hoảng lần này với tất cả những gì đã diễn ra trong vòng 100 năm vừa qua, hay nói cách khác là từ khi các nghiên cứu kinh tế học hiện đại ra đời.

Đại dịch Covid-19 làm phát lộ những khiếm khuyết về cấu trúc trong cách chúng ta điều hành mọi thứ, và gợi mở rằng các lý thuyết kinh tế xây dựng ra thế giới hiện đại dường như chưa hoàn toàn đầy đủ và hữu ích. Quan niệm rằng việc tung ra một số lượng tiền lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén, và việc tái mở cửa các nhà máy sẽ châm ngòi cho việc phục hồi lại vị trí mà chúng ta đã có cách đây 6 tháng, quả là một điều điên rồ.

Bản thân một người như tôi cũng thấy khó có thể quay trở lại cách mà tôi từng sống vào năm ngoái, cách bỏ ra cả đống tiền cho việc đi lại bằng máy bay, ở khách sạn và ăn trong các nhà hàng đắt đỏ nhất thế giới. Tôi lo lắng về tương lai và khó có thể sẵn lòng chi tiêu ngay số tiền cứu trợ 10.000 đô la Hong Kong nhận được.

Khi hệ thống bị lỗi như cách chúng ta thấy vào đầu năm nay, chúng ta không thể đi ra ngoài để mua sắm, các nhà bán lẻ bị mất doanh thu và không thể trả tiền thuê mặt bằng, chủ mặt bằng cũng bị mất thu nhập và không có đủ tiền để chi tiêu cá nhân, các nhà máy thì đóng cửa vì không có nguồn thu để trả lương vì họ không thể bán được hàng, hoặc không thể vận chuyển hàng hóa đến nơi cần, điều này ảnh hưởng đến các nhà cung cấp nguyên liệu của họ, tới công nhân của họ... Sự phong tỏa này, ảnh hưởng bởi đại dịch khiến mọi thứ cuốn vào một vòng xoáy trôn ốc không có điểm dừng cuối cùng.

Ngay cả việc kinh doanh trực tuyến, dường như đang bùng nổ trong thời gian gần đây, cũng có thể bị đình trệ khi mà khoản tiền tiết kiệm của người dân dần cạn kiệt, trong lúc số lượng người thất nghiệp ngày càng gia tăng, và số tiền nợ cũng tăng vọt, và người tiêu dùng buổi sáng chợt thức dậy mà thấy thật vô nghĩa với cả một đống những thứ họ đã mua sắm trong thời gian vừa qua. Và nếu chúng ta muốn chuẩn bị cho một sự kiện khác tương tự sẽ xảy ra, thì đó quả thật sẽ là một chiến lược sai lầm nếu chúng ta làm mọi việc theo cách cũ.

Dường như có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ phục hồi ở Mỹ, châu Âu (gồm cả nước Anh) và châu Á.

_0 1 a a aphuchoi Zuma Press

Phục hồi kinh tế và xã hội diễn ra khác nhau ở các nước và các khu vực trên thế giới. Ảnh minh họa Zuma Press

Những người chiến thắng khả năng sẽ là những quốc gia thành công trong việc điều hành vượt khủng hoảng và trở lại các hoạt động bình thường với số nợ chính phủ ít nhất.

Khu vực châu Á và châu Úc có vẻ đang có lợi thế trong việc này, khi mà các dấu hiệu rõ ràng cho thấy tỉ lệ lây nhiễm được kiểm soát khá tốt ở Việt Nam và Hàn Quốc.

Với việc các chuỗi cung ứng toàn cầu có khả năng sẽ di dời ra khỏi Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á nói chung là nơi được hưởng lợi. Tuy nhiên, những làn sóng lây nhiễm mới được phát hiện ở Nhật Bản và Singapore đang làm sự phục hồi chậm lại, do lệnh hạn chế lại được tái áp đặt trở lại. 

Điều này có thể khiến Hong Kong rơi vào một vị trí thuận lợi. Khi các hạn chế xã hội được nới lỏng, nền kinh tế khu vực này, chủ yếu dựa vào tiêu dùng và tài sản, đã bắt đầu quá trình tái phục hồi. Nếu những cuộc biểu tình không trở lại trên những đường phố làm lu mờ các trung tâm mua sắm, thương mại, tôi chắc chắn sẽ mà một người mua sắm.

Châu Á chắc hẳn sẽ là khu vực đầu tiên trên thế giới chứng kiến sự phục hồi kinh tế và với khả năng cao các chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc, Đông Nam Á nhìn chung sẽ là khu vực được hưởng lợi.

Đi cùng đó là cơ hội thiết lập lại chuỗi cung ứng [toàn cầu] và tích hợp theo chiều dọc với các doanh nghiệp phục vụ các thị trường lân cận, giúp họ có cơ hội gia tăng thu nhập và thúc đẩy sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu.

Điều này cũng dẫn tới các mối quan hệ có lợi hơn giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp, chủ đất, và các nhà cung cấp có thể tập trung nhiều hơn tới việc giảm thiểu rủi ro và sống sót hơn thay vì trồi sụt, chìm nổi giữa khủng hoảng.

Nước Úc là một trường hợp đặc biệt khi họ chợt bừng tỉnh khi nhận thấy chuỗi cung ứng rất yếu ớt của mình, khi họ bán hết hầu hết tài sản cho các công ty Trung Quốc và những công ty này đã chuyển hướng cung cấp thực phẩm về thị trường nội địa của họ khi khủng hoảng xảy ra.

Canberra dường như háo hức hơn trong việc phải làm điều gì đó để thay đổi điều này, và họ đang cố gắng tạo lập mối quan hệ bền chặt hơn với các doanh nghiệp trong nước để duy trì quyền sở hữu nội địa.

Châu Âu và châu Mỹ, với những nước đang ngập ngụa trong nợ công, chắc hẳn sẽ có những nỗ lực ban đầu để quay lại nhịp sống cũ bằng cách dựa vào các chuỗi cung ứng ở phía bên kia bán cầu. Điều này có khả năng dẫn tới một sự trả giá nếu có cuộc khủng hoảng khác diễn ra nhưng chắc chắn họ đã có được các bài học cần thiết.

Người ta chưa có được kết quả tác động đầy đủ về kinh tế và xã hội đối với các nước phương Tây bởi sự lây nhiễm của bệnh dịch vẫn tiếp tục gia tăng ở một số nơi. Sự phục hồi về kinh tế do vậy sẽ diễn ra chậm hơn đối với châu Âu và Hoa Kỳ.

Đưa trở lại trong nước các chuỗi cung ứng vốn tồn tại ở nước ngoài 3,4 chục năm nay quả thật đối với họ sẽ là một điều rất khó khăn và tốn kém.

Nước Anh có vẻ đang dẫn đầu trong xu thế này , và châu Âu cũng đã thức tỉnh, điều này cũng sẽ đánh động cho bất cứ các nước nào vốn chưa có những hành động cụ thể trước những tình hình mới.

* NEIL NEWMAN là nhà đầu tư chiến lược tập trung chủ yếu ở thị trường chứng khoán châu Á

CHÍ THÀNH chuyển ngữ từ SCMP

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ