Sửa đổi nhóm luật xây dựng: Cần tầm nhìn toàn diện

Nhàđầutư
Việc sửa đổi, bổ sung 4 luật nhóm xây dựng cần đặt yếu tố thống nhất, tránh chồng chéo, mâu thuẫn lên hàng đầu. Có vậy mới tạo ra môi trường thông thoáng và xoá bỏ giấy phép con đối với doanh nghiệp.
NGHI ĐIỀN
30, Tháng 03, 2018 | 07:04

Nhàđầutư
Việc sửa đổi, bổ sung 4 luật nhóm xây dựng cần đặt yếu tố thống nhất, tránh chồng chéo, mâu thuẫn lên hàng đầu. Có vậy mới tạo ra môi trường thông thoáng và xoá bỏ giấy phép con đối với doanh nghiệp.

go-kho-xay-dung-co-ban-vcci

  Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà và Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc chủ trì hội thảo. Ảnh: Nghi Điền

Ngày 29/3 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo có nội dung gỡ vướng trong đầu tư xây dựng cơ bản. 

Tham gia hội thảo, các hiệp hội, doanh nghiệp đã thẳng thắn chỉ ra loạt vướng mắc đang kìm hãm đầu tư xây dựng cơ bản, và kiến nghị nhiều nội dung quan trọng về 4 luật mà Bộ Xây dựng đang được giao nghiên cứu sửa đổi, bổ sung là Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Quy hoạch đô thị. 

Doanh nghiệp khổ vì thủ tục, thanh tra 

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cho biết xây dựng cơ bản đóng góp khoảng 11% GDP.  Bởi vậy nếu mảng đầu tư quan trọng này được giải phóng thì tăng trưởng  GDP còn cao nữa. Tuy nhiên cơ chế hiện nay như 'mê hồn trận'. Một dự án đầu tư có cả chục luật chi phối. 

"Nhiều luật có sự chồng chéo, cùng quy định về một chủ thể. Thậm chí có các điều luật mâu thuẫn với nhau. Quy trình cấp phép dự án đầu tư cũng thiếu rõ ràng, không có đầu mối nhất quán phụ trách. Ví dụ một dự án cấp thành phố thì thời gian có kết quả cấp giấy chứng nhận đầu tư là 15 ngày kể từ khi nộp hồ sơ vào Sở Kế hoạch Đầu tư. Tuy nhiên thực tế hiện nay có thể lên tới 5-6 tháng khi doanh nghiệp còn phải làm việc với cả Sở Tài chính, Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, Thuế, Tài nguyên Môi trường, Quận, thậm chí là cả phường, dù đây không phải việc bắt buộc họ phải làm. Có lẽ vì rắc rối như vậy nên các doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng mua lại dự án (M&A) với chi phí cao hơn", ông Nguyễn Quốc Hiệp nêu ý kiến. 

Ngoài ra, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng cho hay dù Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị doanh nghiệp chỉ phải tiếp một đoàn thanh tra mỗi năm; tuy nhiên thực tế hiện nay doanh nghiệp vẫn rất mất thời gian và chi phí với công tác thanh kiểm tra. Có đơn vị một quý tiếp đến 5-6 đoàn. Nguyên nhân chính là do không có đầu mối cầm trịch thanh tra, mạnh ai người ấy làm. 

Đồng quan điểm, ông Trần Chủng, Trưởng Ban Chất lượng - Tổng hội Xây dựng Việt Nam góp ý thêm rằng mỗi giai đoạn trong dự án đầu tư đều liên quan tới nhiều cơ quan ban ngành với các quy định, thủ tục rất rắc rối. Bộ Xây dựng nên soạn thảo quy trình phối hợp và khống chế thời gian để chủ đầu tư có một cách làm thống nhất.

Bên cạnh đó, ông Chủng nhận định nên nâng cao vai trò của phản biển xã hội trong xây dựng cũng như thực hiện pháp luật, khi mà "Chỉ cần cài thêm một từ trong nghị định, thông tư là đã có thể tạo ra cơ chế xin cho và đẩy một bộ phận doanh nghiệp ra khỏi cuộc chơi". 

Tránh 'dẫm' lên nhau 

Các đại biểu tại hội thảo đều thống nhất rằng việc sửa đổi 4 luật nhóm xây dựng cần đặt yếu tố thống nhất, tránh chồng chéo, mâu thuẫn lên hàng đầu. Có vậy mới tạo ra môi trường thông thoáng và hạn chế tình trạng giấy phép con vốn đang rất nhức nhối. 

"Ngoài việc một số luật 'dẫm' lên nhau, còn tồn tại hệ thống nghị định, thông tư dày đặc. Các văn bản dưới luật nhưng có hiệu lực rất cao. Chỉ cần một nghị định, thông tư không phù hợp là doanh nghiệp khó khăn ngay", Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Nguyễn Quốc Hiệp cho biết. Ông nhấn mạnh thêm không ít trường hợp thông tư, nghị định còn mâu thuẫn với luật, doanh nghiệp không biết thực hiện theo văn bản nào.

"Phải thống nhất giữa các luật, không để các luật và văn bản dưới luật chồng chéo lên nhau, gây khó cho người dân, doanh nghiệp", ông Hiệp nói. "Đồng thời, cần cải thiện tình trạng phối hợp theo kiểu 'mỗi ông một phách', chưa tích cực hỗ trợ doanh nghiệp của cơ quan chức năng, nhất là ở các cấp dưới. Có những dự án phải thông qua 5 bộ gồm Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Đầu tư, Quốc phòng, Công an thì doanh nghiệp chạy đi chạy lại rất mệt mỏi". 

Ngoài 4 luật nhóm xây dựng, Tổng thư ký Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam ông Dương Văn Cận còn cho rằng cần sớm sửa đổi Luật Đấu thầu, vốn đang lộ nhiều bất cập sau 4 năm ban hành. 

"Chúng ta ban hành luật đấu thầu một phần để đảm bảo công bằng cho các chủ thể liên quan. Tuy nhiên thực tế hiện nay, chủ đầu tư là bên được lợi lớn và nắm đằng chuôi, các nhà thầu còn nhiều thiệt thòi, góp phần dẫn đến thực trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Bởi vậy cần có các chế tài đủ mạnh đối với chủ đầu tư để bảo vệ quyền lợi  chính đáng cho nhà thầu", ông Dương Văn Cận phân tích. 

Vị Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng cũng cho rằng cần hạn  chế và tiến tới chấm dứt tình trạng chỉ định thầu tràn lan, không khắc phục được. Có những tỉnh đến 75% dự án là chỉ định thầu. "Hiện nay tình trạng quây thầu, cướp thầu diễn ra tràn lan, gây bức xúc cho đa phần nhà thầu. Chỉ những doanh nghiệp thân quen với chủ đầu tư mới trúng thầu", ông Dương Văn Cận nói.

Chủ trì hội thảo, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà ghi nhận những đóng góp quý giá của các đại biểu, cho biết toàn bộ 88 kiến nghị sẽ được tập hợp, nghiên cứu kỹ và sẽ là nguồn để Bộ sửa đổi, bổ sung các luật trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ