Sự sụp đổ của Evergrande là 'liều thuốc thử' cho nền kinh tế Trung Quốc

THANH TRẦN
06:11 20/09/2021

Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế cảnh báo, rất nhiều lĩnh vực kinh tế Trung Quốc sẽ chịu tác động, với nguy cơ tín dụng tăng cao, nếu tập đoàn bất động sản Evergrande phá sản.

582b7f00-3e7f-4430-8c6d-cd78ddcd58d6

Tập đoàn bất động sản Evergrande của Trung Quốc đứng trước nguy cơ phá sản. Ảnh: Reuters.

Tập đoàn bất động sản Evergrande của Trung Quốc đang đứng trước các viễn cảnh đen tối: sụp đổ tự nhiên với tác động sâu rộng, phá sản có tổ chức hoặc kịch bản khó xảy ra nhất đó chính là sự bảo trợ từ Bắc Kinh. Dù điều gì xảy ra, đó vẫn là cái kết cay đắng cho một tập đoàn bất động sản hàng đầu quốc gia đông dân nhất thế giới.

Không chỉ vậy, ông Mark Williams, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Capital Economics, cũng cảnh báo rằng: "Sự sụp đổ của Evergrande sẽ là thử thách lớn nhất mà hệ thống tài chính của Trung Quốc phải đối mặt trong nhiều năm trở lại đây".

Câu chuyện của đại gia bất động sản Trung Quốc

Evergrande có sự hiện diện ở khắp mọi nơi Trung Quốc. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty này là bất động sản. Họ là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc tính theo doanh số.

Evergrande sở hữu hơn 1.300 dự án bất động sản ở 280 thành phố Trung Quốc. Các dịch vụ quản lý bất động sản của công ty có liên quan đến gần 2.800 dự án ở khắp 310 thành phố. Công ty có 7 đơn vị hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm xe điện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sản phẩm tiêu dùng, sản xuất video, truyền hình và một công viên giải trí.

Evergrande cho biết có 200.000 nhân viên, nhưng công ty gián tiếp tạo ra hơn 3,8 triệu việc làm mỗi năm. Cổ phiếu và trái phiếu của tập đoàn này cũng được đưa vào các chỉ số trên khắp châu Á.

Mặc dù vậy, sau nhiều năm mở rộng nhanh chóng trong khi kinh tế Trung Quốc bùng nổ, Evergrande giờ lại bị "vùi" trong đống nợ khổng lồ lên tới 300 tỷ USD. Nhà phát triển bất động sản này đang phải chật vật trả nợ cho các nhà cung cấp, liên tục cảnh báo các nhà đầu tư rằng họ có thể vỡ nợ.

Hôm 15/9, Evergrande cho biết doanh số bán bất động sản của công ty này có khả năng sẽ tiếp tục giảm mạnh trong tháng 9, sau nhiều tháng giảm liên tiếp, khiến tình hình dòng tiền của họ càng trở nên tồi tệ hơn.

Việc Evergrande vỡ nợ có thể ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính Trung Quốc và rộng hơn là cả quốc tế. Các ngân hàng hiện đã phản ứng với tình hình này. Một số ngân hàng ở Hong Kong, bao gồm HSBC và Standard Chartered từ chối mở rộng khoản vay đối với những người mua có hai dự án Evergrande chưa hoàn thành.

Các công ty xếp hạng trong khi đó liên tục hạ bậc Evergrande vì vấn đề thanh khoản. Tình hình của công ty càng trở nên trầm trọng hơn khi vào năm ngoái, Trung Quốc đưa ra quy định siết chặt chi phí đi vay (lãi và các chi phí phát sinh do vay vốn) của các nhà phát triển. Điều này khiến mức nợ liên quan đến dòng tiền, tài sản và mức vốn của công ty bị giới hạn.

Trước đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch hôm 8/9 đã trở thành cơ quan mới nhất hạ xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR của Evergrande, từ CCC+ xuống CC). Thậm chí, cơ quan này lưu ý rằng khả năng xảy ra một vụ vỡ nợ là khả thi.

Tương tự, Moody’s cũng đã hạ xếp hạng của Evergrande lần thứ ba trong những tháng gần đây, lưu ý rằng các chủ nợ có "triển vọng phục hồi yếu" trong trường hợp vỡ nợ.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh giữa kỳ của Evergrande, tính đến ngày 30/6/2021, tổng nợ của Evergrande là 1.970 tỷ NDT (305,3 tỷ USD), trong đó bao gồm các khoản vay 571,8 tỷ NDT.

Theo báo cáo thường niên của Evergrande, tập đoàn này vay 716,5 tỷ NDT trong năm 2020, và các khoản trong nửa đầu năm 2021 đã tương đương với 80% của năm 2020.

Bắt đầu từ cuối năm 2020, các cơ quan quản lý Trung Quốc tăng cường giám sát huy động vốn bất động sản ở trong nước, đưa ra chính sách "ba lằn ranh đỏ", bao gồm tỷ lệ nợ trên tài sản không được vượt 70%, tỷ lệ nợ ròng không được cao hơn 100% và hệ số nợ ngắn hạn bằng tiền mặt không dưới 1 lần, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn mới.

Theo số liệu thống kê năm 2020, Evergrande đều vướng phải "ba lằn ranh đỏ". Xét về tỷ lệ nợ ròng, trong gần 5 năm trở lại đây, Evergrande đều vượt "lằn ranh đỏ", trong đó tỷ lệ nợ ròng năm 2020 lên đến 153%. Tuy nhiên, trong kết quả kinh doanh giữa kỳ năm nay vừa được công bố, trong đó tỷ lệ này đã giảm xuống 99,8%.

So với các doanh nghiệp nằm trong diện "rủi ro cao", tỷ lệ nợ ròng của Evergrande vào cuối năm 2020 đều cao hơn các nhà phát triển khác, tiếp đến là R&F Properties với tỷ lệ nợ ròng ghi nhận 130%.

Mặc dù là một trong những nhà phát triển bất động sản có doanh số cao nhất Trung Quốc, nhưng vấn đề nợ nần đã khiến nhiều dự án của Evergrande ngưng trệ, dẫn đến không ít đối tác và nhà đầu tư yêu cầu được bảo vệ quyền lợi.

Các thông tin tiêu cực liên tục xuất hiện đã khiến cho giá cổ phiếu của Evergrande lao dốc mạnh 80%, từ mức cao nhất trong năm là 20,25 NDT/cổ phiếu xuống còn 2,97 NDT/cổ phiếu vào thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/9, và giá trị thị trường của Evergrande cũng "bốc hơi" 193,1 tỷ HKD (24,81 tỷ USD) so với đầu năm.

Tính đến hiện tại, giá trị trái phiếu phát hành ở nước ngoài của Evergrande đã giảm xuống dưới 25% mệnh giá. Với khoảng 20 tỷ USD trái phiếu phát hành ở nước ngoài đang lưu hành, Evergrande là một trong những nhà phát hành nợ bằng đồng USD lớn nhất trên các thị trường mới nổi toàn cầu.

Không chỉ đơn giản là sự sụp đổ của một doanh nghiệp

Các chuyên gia phân tích không cho rằng đây có thể là vụ phá sản có tầm ảnh hưởng tương đương với ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ trong năm 2008, gây ra khủng hoảng tại công ty đối tác và sau đó là các thị trường toàn cầu nhưng phần lớn các nhà đầu tư lại lo ngại về những rủi ro như vậy.

Evergrande thừa nhận đang chịu "áp lực to lớn" và có thể không đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình đồng thời thông báo đã liên hệ với các nhà tư vấn tài chính để đánh giá những giải pháp cho tập đoàn này.

Evergrande còn cảnh báo về các nguy cơ vi phạm chéo (cross-default risk) giữa lúc doanh thu bán tài sản lao dốc mạnh và chuyển nhượng tài sản chậm. Theo Fitch, Evergrande có 572 tỷ NDT (88,8 tỷ USD) vay từ các ngân hàng và các thể chế tài chính khác trong khi các khoản nợ cho nhà cung cấp là 667 tỷ NDT.

Chuyên gia Mark Williams của Capital Economics cho biết, ngân hàng sẽ là một trong những ngành đầu tiên bị ảnh hưởng nếu có bất kỳ tác động nào từ lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc.

Trong thông báo ngày 14/9, Fitch cũng cho rằng nếu Evergrande không trả được nợ thì tình trạng phân cực tín dụng sẽ trở nên sâu sắc hơn trong nhóm các công ty xây dựng nhà ở và dẫn tới "những cơn gió ngược" cho các ngân hàng nhỏ.

Fitch cũng cảnh báo, không loại trừ khả năng các ngân hàng còn phải chịu những nguy cơ gián tiếp từ những nhà cung cấp đang bị Evergrande nợ tiền.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản Trung Quốc cũng có thể sụp đổ. Khi Evergrande bán tống các sản phẩm của họ, giá bất động sản sẽ giảm xuống gây tổn hại cho nhiều công ty phát triển bất động sản khác, qua đó kéo tụt một lĩnh vực kinh tế chiếm tới 25% giá trị nền kinh tế Trung Quốc.

"Hàng triệu hợp đồng với một loạt các bên liên quan, mọi người đang cố gắng tìm hiểu xem họ sẽ bị ảnh hưởng tới mức độ nào. Với trường hợp của Evergrande, công ty này khiến cho cả lĩnh vực bất động sản lao đao", Patrick Perret-Green, nhà phân tích độc lập tại London, Anh, cho biết.

Đầu tuần trước, khoảng 100 nhà đầu tư đã có mặt tại trụ sở chính của Evergrande ở Thâm Quyến, yêu cầu hoàn trả các khoản nợ, gây ra một khung cảnh khá hỗn loạn. Điều này cho thấy độ nghiêm trọng của vấn đề.

Không chỉ vậy, sự sụp đổ của Evergrande cũng có thể ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác nếu các nhà cung cấp không được trả tiền.

Theo đánh giá của S&P Global Ratings, Evergrande có thể đang "cố gắng thuyết phục" các nhà cung cấp và nhà thầu của mình chấp nhận các tài sản để thanh toán trong nỗ lực duy trì tiền mặt để hoàn trả các khoản vay.

Trong một báo cáo hồi tháng 8, S&P ước tính trong 12 tháng tới, Evergrande sẽ có hơn 240 tỷ NDT (37,16 tỷ USD) tiền nợ từ hóa đơn và các khoản khác phải cho các nhà thầu. Trong đó, khoảng 100 tỷ NDT sẽ đến hạn thanh toán trong năm nay.

Skshu Paint, một nhà cung cấp sơn cho Evergrande, cho biết, đại gia bất động sản đã hoàn trả một phần nợ của mình bằng tài sản. Tuy nhiên, ở thời điểm thanh toán, các tài sản này chưa hoàn thành.

Evergrande hiện cũng có một loạt các công ty quốc tế lớn trong danh sách nhà đầu tư của mình, bao gồm các công ty quản lý đầu tư quốc tế như Allianz (Đức), Ashmore (Anh) và BlackRock (Mỹ). Một vụ vỡ nợ có thể sẽ có tác động lan tỏa đến các thị trường toàn cầu, nơi mà nhiều nhà đầu tư trước đây thường dự báo Chính phủ Trung Quốc sẽ ra tay hỗ trợ vào những thời điểm khó khăn.

Evergrande đang cố gắng giải quyết các vấn đề của mình bằng cách bán tài sản. Nhưng bà Iris Chen, một nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Nhật Bản Nomura, lập luận rằng việc thanh lý như vậy sẽ gây tổn hại lớn cho các trái chủ ở nước ngoài.

Chính phủ Trung Quốc liệu có đứng ngoài?

Theo các nhà phân tích, chính phủ có thể sẽ can thiệp vì tầm ảnh hưởng của Evergrande "là vô cùng quan trọng".

Dan Wang, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Hang Seng cho biết: "Evergrande là một nhà phát triển bất động sản quan trọng và đó sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ nếu có bất kỳ điều gì xảy ra với nó. Tôi tin rằng sẽ có một số biện pháp hỗ trợ từ chính phủ trung ương, hoặc thậm chí là ngân hàng trung ương, trong nỗ lực giải cứu Evergrande".

Nhưng các nhà phân tích khác nghiêng nhiều hơn về kịch bản tái cấu trúc.

"Cái kết có khả năng xảy ra nhất bây giờ là tái cấu trúc có kiểm soát, trong đó các nhà phát triển khác tiếp quản các dự án chưa hoàn thành của Evergrande để đổi lấy một phần quỹ đất của họ", ông Williams của Capital Economics nhận xét.

Theo chuyên gia này, nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ ưu tiên người mua nhà và ngân hàng hơn các bên khác. "Ưu tiên chính của các nhà hoạch định chính sách sẽ là những hộ gia đình đã bàn giao tiền đặt cọc cho bất động sản chưa xây xong. Các chủ nợ khác của công ty có thể sẽ bị thiệt hại".

Ngân hàng đầu tư Natixis thì cho rằng Trung Quốc sẽ tránh 'rủi ro hệ thống' trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc năm 2022. "Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy khủng hoảng nợ của Evergrande có thể tích tụ, qua đó gây ra những hệ lụy nghiêm trọng".

  • Cùng chuyên mục
Cơ chế CCP quan trọng thế nào với nâng hạng thị trường?

Cơ chế CCP quan trọng thế nào với nâng hạng thị trường?

Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ và tổng thể cho câu chuyện phát triển thị trường chứng khoán theo hướng bền vững và đi đúng thông lệ quốc tế, Tổng Giám đốc VSDC cho biết.

Tài chính - 13/11/2024 11:00

Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu lợi nhuận để giảm áp lực tồn kho

Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu lợi nhuận để giảm áp lực tồn kho

CTCP Nước giải khát Sanest Khánh Hòa muốn hạ chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2024 nhằm giảm áp lực tồn kho cho hệ thống phân phối cũng như thực hiện chiến lược kinh doanh.

Tài chính - 13/11/2024 07:00

Chờ sóng cổ phiếu ngân hàng

Chờ sóng cổ phiếu ngân hàng

Các chuyên gia đánh giá với triển vọng nâng hạng, nhiều nhóm ngành trên thị trường sẽ được hưởng lợi, đứng đầu là cổ phiếu ngân hàng.

Tài chính - 13/11/2024 06:30

Băn khoăn khoản lợi nhuận ròng CII mang về cho cổ đông

Băn khoăn khoản lợi nhuận ròng CII mang về cho cổ đông

Từ 2018 trở đi, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông sở hữu cổ phiếu CII chỉ còn chiếm 40% đến 50% tổng lợi nhuận sau thuế. Gánh nặng chi phí lãi vay lớn là một trong nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Tài chính - 13/11/2024 06:30

Hồi sinh nhờ show ‘Anh Trai Chị Đẹp’, cổ phiếu YeaH1 ngược dòng tăng giá

Hồi sinh nhờ show ‘Anh Trai Chị Đẹp’, cổ phiếu YeaH1 ngược dòng tăng giá

Mạnh tay đầu tư gameshow cùng thoái vốn loạt công ty con, YeaH1 ghi nhận lãi lớn 9 tháng. Cổ phiếu YEG tăng giá trong bối cảnh thị trường chung ảm đạm 1 tháng qua.

Tài chính - 12/11/2024 16:43

Liên danh Newland- NHS Group làm dự án 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương

Liên danh Newland- NHS Group làm dự án 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương

Liên danh CTCP Đầu tư Newland và CTCP Đầu tư xây dựng NHS sẽ thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng tại Hải Dương.

Tài chính - 12/11/2024 09:29

Doanh nghiệp xi măng chưa thoát khó

Doanh nghiệp xi măng chưa thoát khó

Nhiều doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ trong kỳ BCTC quý III/2024, do ảnh hưởng từ sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong nước, xuất khẩu khó khăn...

Tài chính - 12/11/2024 06:47

Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng

Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng

Trong khi nhóm ngân hàng giao dịch kém tích cực và gia tăng sức ép lên thị trường chung, thì các cổ phiếu công nghệ và logistics nổi sóng lớn trong phiên 11/11.

Tài chính - 11/11/2024 15:26

Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10

Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10

Đến ngày 31/10/2024, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023 và tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nếu so sánh với cuối tháng 9, tín dụng đã tăng 1,08% trong tháng 10, tương ứng tăng hơn 146.500 tỷ đồng.

Tài chính - 11/11/2024 07:40

Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam

Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam

Với vai trò là đối tác chiến lược toàn diện và là đối tác lớn thứ hai của Trung Quốc trong khối ASEAN, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những tác động nhất định từ gói kích thích kinh tế của Trung Quốc.

Tài chính - 11/11/2024 07:00

Những thương vụ nội bộ của hệ sinh thái Kiến Á

Những thương vụ nội bộ của hệ sinh thái Kiến Á

Không dừng lại ở vai trò chủ đầu tư/nhà phát triển dự án, sợi dây liên hệ giữa nhóm Vĩnh Phú và Kiến Á còn thể hiện ở loạt giao dịch chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng hợp tác đầu tư, góp vốn…

Tài chính - 11/11/2024 07:00

Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung

Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước ở miền Trung ghi nhận sự phân hóa trong quý III/2024, trong đó có không ít doanh nghiệp đã về đích lợi nhuận chỉ sau 9 tháng đầu năm 2024.

Tài chính - 10/11/2024 09:40

Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán

Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán

Việc công bố thông tin và minh bạch hoạt động của doanh nghiệp là điều kiện then chốt để duy trì niềm tin thị trường, góp phần vào sự vận hành thị trường hiệu quả, công bằng và phát triển bền vững

Tài chính - 09/11/2024 13:44

Doanh nghiệp bất động sản từng bước mua lại trái phiếu

Doanh nghiệp bất động sản từng bước mua lại trái phiếu

Hoạt động phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn đang diễn ra sôi động, tập trung vào nhóm bất động sản.

Tài chính - 09/11/2024 13:39

Ngành ngân hàng Mỹ hưởng lợi sau bầu cử?

Ngành ngân hàng Mỹ hưởng lợi sau bầu cử?

Ngành ngân hàng Mỹ được dự đoán sẽ hưởng lợi lớn khi cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Tài chính - 09/11/2024 13:38

Lãnh đạo VSDC: Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ xử lý 'nút thắt' Prefunding

Lãnh đạo VSDC: Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ xử lý 'nút thắt' Prefunding

Thông tư 68 là giải pháp kỹ thuật xử lý vấn đề Prefunding cho khối ngoại. Tuy nhiên cơ chế CCP (mô hình thanh toán, bù trừ) mới là yếu tố căn cơ để giải quyết vấn đề này.

Tài chính - 09/11/2024 13:37