Các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho một 'cú ngã lớn' trên thị trường Trung Quốc

CHÍ THÀNH
12:09 17/09/2021

Các nhà đầu tư quốc tế đổ xô vào Trung Quốc trong những năm gần đây hiện đang phải chuẩn bị cho một trong những cú ngã lớn của thị trường này sau những rắc rối về những món nợ 'ngập đầu ngập cổ' của gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc Evergrande.

Vào tháng 5 vừa qua, nhà phát triển bất động sản hàng đầu của Trung Quốc này (3333.HK) đã thực sự sụp đổ, như một người khổng lồ tuyết đang tan chảy, một bài viết của Reuters bình luận.

Evergrande Reuters

Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đã kéo đến trụ sở chính của Evergrande ở Thâm Quyến để yêu cầu bồi hoàn các khoản vay và các sản phẩm tài chính của tập đoàn này. Ảnh Reuters

Nguồn lực ngày càng cạn kiệt của công ty khiến họ không thể trả được món nợ lên tới 2.000 tỷ nhân dân tệ (305 tỷ USD) đã khiến giá trị cổ phiếu của Evergrande mất đi tới 85% giá trị, cũng như mất khả năng thanh toán các trái phiếu trị giá 80 triệu USD đáo hạn vào tuần tới.

Chưa thể biết điều gì sẽ xảy ra đối với gã khổng lồ bất động sản này của Trung Quốc. Các ngân hàng nói rất có thể họ không thu hồi được món nợ xấu này trong khi đóng băng các tài khoản của công ty này, cùng lúc các nhà chức trách đang tiến hành các bước đi cần thiết để bán bớt tài sản của Evergrande.

"Chúng ta sẽ phải xem xét điều gì sẽ xảy ra", Sid Dahiya, người đứng đầu bộ phận trái phiếu công ty EM tại abrdn (trước đây là Aberdeen Standard ở London), công ty nắm giữ một phần nhỏ trái phiếu của Evergrande, nói.

"Có thể họ đang tiến hành các thỏa thuận về vấn đề này, nhưng chúng tôi chưa có được các thông tin cụ thể và chúng tôi cũng chưa từng gặp một trường hợp tương tự như thế này trước đây. Do vậy, đây mà một vấn đề hoàn toàn mới", ông nói.

Chỉ cách đây 2 tuần, Evergrande đưa ra cảnh báo rằng có thể họ có nguy cơ vỡ nợ nếu không huy động thêm được tiền mặt. Kể từ đó, công ty chưa đưa ra được thông tin khả quan nào khả quan hơn.

Các nhà phân tích cho rằng về mặt tổng thể, nếu Evergrande, tập đoàn bất động sản có tới hơn 1.300 dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố, mà sụp đổ thì điều đó sẽ phá tan quan niệm hiện nay rằng có những công ty Trung Quốc 'quá lớn để sụp đổ'.

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra đối với những công ty lớn có liên kết với nhà nước (big state-linked firms), nhưng giờ thì nó tiếp tục xảy ra với các tập đoàn kinh tế tư nhân của Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh tiến hành các bước đi nhằm 'kiềm tỏa' các tập đoàn công nghệ khổng lồ như Alibaba hay Tencent. Điều này đã khiến các tập đoàn này mất đi gần 1.000 tỷ USD về mặt giá trị trên thị trường chứng khoán hồi đầu năm nay.

EvergrandeChina

Evergrande đang khốn khổ với món nợ hơn 300 tỷ USD không thể hoàn trả. Ảnh Reuters

Sự lây nhiễm từ Evergrande cũng chỉ giới hạn đối với các công ty có 'năng suất cao' nhưng đang mắc nợ nhiều khác ở Trung Quốc, khi giá trị trị trường của các công ty này cũng liên tục sụt giảm trên thị trường chứng khoán. Chỉ số Hang Seng (HSI) của thị trường chứng khoán Hong Kong cũng đạt mức thấp nhất trong 10 tháng gần đây khi chứng kiến sự lan rộng sụt giảm về giá trị các công ty bất động sản Trung Quốc.

Nhiều quỹ đầu tư toàn cầu có tiếng cũng đang dính líu với sự vụ này. Dữ liệu của EMAXX cho thấy Amundi, nhà quản lý tài sản lớn nhất châu Âu, là người nắm giữ nhiều trái phiếu quốc tế lớn nhất của Evergrande. Mặc dù quỹ đầu tư này có khả năng đã bán được một số cổ phiếu Evergrande trước khi mọi thứ trở nên thực sự tồi tệ, nhưng số lượng này thực sự không nhiều.

Dữ liệu của EMAXX cho thấy công ty có trụ sở tại Paris chỉ thu lại được 93 triệu USD trong số trái phiếu trị giá 625 triệu USD đến hạn hoàn trả vào tháng 6 năm 2025. UBS Asset Management là nhà đầu tư thứ hai thu hồi lại được nhiều vốn nhất với 85 triệu USD trong khi quỹ đầu tư này là một trong những đơn vị nắm nhiều nhất cổ phiếu và trái phiếu của Evergrande.

Colm d’Rosario, đồng giám đốc EM Corporate & EM High Yield của Amundi, cho rằng cơ bản, bức tranh tổng thể của nhiều công ty Trung Quốc vẫn còn nguyên vẹn. "Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi đang chờ sự bắt đầu của quá trình tái cấu trúc (của Evergrande) để thu thập thêm thông tin", ông cho biết.

"Vẫn còn phải chờ xem quy mô tổn thất mà các nhà đầu tư phải đối mặt là thế nào?", ông d'Rosario nhấn mạnh.

Căng thẳng

Hồi tháng 4, trái phiếu của Evergrande được giao dịch trên thị trường với mức giá 90 cent, giờ thì giá trị của chúng còn chưa đầy 25 cent.

Everloss-Reuters

Các nhà đầu tư có thể mất tới 75% vốn đầu tư nếu Evergrande phải đóng cửa để tái cấu trúc. Ảnh Reuters

"Đúng là luôn phải trả giá cho các món đầu tư có lợi nhuận cao nhưng những gì xảy ra với giá trị của trái phiếu Evergrande cho thấy Chính phủ Trung Quốc muốn bỏ mặc hoàn toàn cho công ty này [chết]", ông Jeff Grills, người đứng đầu bộ phận thanh toán nợ tại các thị trường mới nổi của quỹ đầu tư Mỹ Aegon Asset Management, nói.

Ông nói thêm rằng từng có một cuốn sách nói rằng các nhà đầu tư thường bị hấp dẫn trước các mức lãi cộng thêm của trái phiếu khi đạt từ 10% trở lên, ngoài lãi suất danh nghĩa của trái phiếu.

Theo báo cáo của Evergrande gửi lên Chính phủ Trung Quốc vào năm ngoái, các khoản nợ của tập đoàn này liên quan tới 128 ngân hàng và hơn 120 tổ chức tín dụng khác.

Một nhóm trái chủ của Evergrande đã chọn ngân hàng Moelis & Co và công ty luật Kirkland & Ellis làm nhà tư vấn cho khả năng tái cấu trúc một loạt trái phiếu, hai nguồn tin thân cận với vấn đề cho Reuters biết.

Các quỹ đầu tư khác có khả năng cầm giữ trái phiếu Evergrande gồm công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới như BlackRock, cũng như hàng chục quỹ khác như Fidelity, công ty quản lý tài sản Goldman Sachs và PIMCO.

Các công ty tài chính lớn của Hoa Kỳ bao gồm BlackRock và Goldman, và những công ty như Blackstone, dự kiến có cuộc gặp với các quan chức từ ngân hàng trung ương Trung Quốc và các cơ quan quản lý ngân hàng và chứng khoán vào cuối ngày thứ Năm.

Các nhà phân tích nợ hy vọng mức thiệt hại có thể không quá nhiều bởi số cổ phần nắm giữ là rất nhỏ so với quy mô tổng thể của các công ty đầu tư lớn đó. Ngoài ra, chỉ có 6,75 tỷ USD trong số gần 20 tỷ USD nợ của Evergrande được đưa vào chỉ số CEMBI của JPMorgan.

Tuy nhiên, nhiều người khác vẫn cảnh giác trước những tín hiệu lớn hơn đang được phát đi.

"Cho đến khi các cơ quan quản lý vào cuộc và giải quyết rốt ráo các rủi ro mất khả năng thanh toán, tình hình có thể xấu đi", Michael Pettis, thành viên cấp cao của Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie – Tsinghua, viết trên Twitter.

Một số nhà theo dõi kỳ cựu trên các thị trường mới nổi cũng cho rằng sẽ có thêm các rắc rối mới. "Việc lật ngược những gì đang diễn ra khó có thể diễn ra", nhà phân tích Hans Humes của quỹ đầu cơ Greylock Capital cho biết.

  • Cùng chuyên mục
Sau cửa hàng tài chính 'như PGD ngân hàng thu nhỏ' của F88 có gì?

Sau cửa hàng tài chính 'như PGD ngân hàng thu nhỏ' của F88 có gì?

Ngày 20/6, F88 chính thức ra mắt cửa hàng tài chính số 888. Đáng chú ý, cửa hàng này được thiết kế như một phòng giao dịch ngân hàng thu nhỏ chứ không mang dáng dấp bình dân như thường thấy. Liệu có thông điệp gì ẩn sau sự "ra mắt" này?

Doanh nghiệp - 21/06/2025 08:37

Techcombank đồng hành chuyển đổi số cùng doanh nghiệp Cần Thơ

Techcombank đồng hành chuyển đổi số cùng doanh nghiệp Cần Thơ

Mới đây, Techcombank đã phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức "Hội nghị Techcombank đồng hành cùng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong kỷ nguyên vươn mình".

Doanh nghiệp - 21/06/2025 08:36

Đại hội Đại biểu Đảng bộ PV GAS lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 – 2030

Đại hội Đại biểu Đảng bộ PV GAS lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 – 2030

Mới đây, Đảng bộ PV GAS long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ XI nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là sự kiện chính trị trọng đại, nhằm tổng kết, đánh giá nhiệm kỳ vừa qua và định hướng phát triển cho PV GAS trong giai đoạn mới, tiếp tục quyết tâm phát triển PV GAS vững vàng dẫn đầu ngành năng lượng khí Việt Nam.

Doanh nghiệp - 21/06/2025 08:35

EU kỳ ​​vọng đạt mức thuế quan đối ứng từ 10% với Hoa Kỳ

EU kỳ ​​vọng đạt mức thuế quan đối ứng từ 10% với Hoa Kỳ

Liên minh châu Âu cố gắng thúc đẩy một thỏa thuận như Anh Quốc đã đạt được với Hoa Kỳ khi các cuộc đàm phán bắt đầu tăng tốc trước thời hạn 9/7.

Thị trường - 20/06/2025 11:28

Thị trường chứng khoán sẽ biến động mạnh nếu Hoa Kỳ tham gia xung đột Israel-Iran

Thị trường chứng khoán sẽ biến động mạnh nếu Hoa Kỳ tham gia xung đột Israel-Iran

Các thị trường tài chính có thể sẽ hứng chịu một đợt bán tháo 'bất ngờ' nếu quân đội Hoa Kỳ tấn công Iran và các nhà kinh tế cảnh báo rằng giá dầu tăng mạnh có thể gây tổn hại đến nền kinh tế toàn cầu vốn đã căng thẳng vì thuế quanTrump.

Thị trường - 20/06/2025 06:45

Giá bán lẻ xăng dầu tăng mạnh

Giá bán lẻ xăng dầu tăng mạnh

Giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh tăng mạnh thêm gần 1.500 đồng/lít từ 15h00 chiều nay.

Thị trường - 19/06/2025 15:11

Giá vàng giảm sau tuyên bố của Fed

Giá vàng giảm sau tuyên bố của Fed

Giá vàng thế giới đi xuống sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất và phát tín hiệu sẽ cắt giảm lãi suất chậm hơn trong thời gian tới.

Thị trường - 19/06/2025 10:30

FiinRatings xếp hạng tín nhiệm A cho MSB  với triển vọng Ổn định

FiinRatings xếp hạng tín nhiệm A cho MSB với triển vọng Ổn định

Đây là kết quả tích cực dựa trên đánh giá toàn diện về vị thế kinh doanh, hồ sơ vốn và khả năng sinh lời, vị thế rủi ro, tình hình quản trị nguồn vốn và thanh khoản của MSB trên thị trường.

Doanh nghiệp - 19/06/2025 09:58

Cơ hội mới cho xuất khẩu khoáng sản Việt Nam

Cơ hội mới cho xuất khẩu khoáng sản Việt Nam

Trong trường hợp Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu khoáng sản, Việt Nam có cơ hội hưởng lợi đáng kể với nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phân bố rộng khắp.

Thị trường - 19/06/2025 08:43

BIDV đứng đầu ngành Ngân hàng Việt Nam trong danh sách Fortune Southeast Asia 500

BIDV đứng đầu ngành Ngân hàng Việt Nam trong danh sách Fortune Southeast Asia 500

Fortune vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025, trong đó BIDV được xếp ở vị trí thứ 43, là ngân hàng có thứ hạng cao nhất toàn ngành ngân hàng Việt Nam, đồng thời là doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về quy mô tổng tài sản.

Doanh nghiệp - 19/06/2025 08:22

PVFCCo-Phú Mỹ và bước chuyển mình trong kinh doanh

PVFCCo-Phú Mỹ và bước chuyển mình trong kinh doanh

Trong suốt hơn 2 thập kỷ phát triển, mô hình kinh doanh của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) đã nhiều lần được điều chỉnh để đáp ứng thực tiễn từng giai đoạn. Nhưng có lẽ, chưa lần nào sự thay đổi lại mang tính căn cơ và quyết liệt như hiện nay.

Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:51

VPBank tăng 4 bậc trong bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500

VPBank tăng 4 bậc trong bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500

VPBank tăng 4 bậc lên vị trí 87 trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á, khẳng định những bước tiến về quy mô, hiệu quả hoạt động và tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng trong khu vực.

Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:42

Có đến 5 nhãn hiệu cùng 'nhà Vinamilk' lọt Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam

Có đến 5 nhãn hiệu cùng 'nhà Vinamilk' lọt Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam

Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13, và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng "nhà" là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).

Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:42

Viettel có 3 công ty thành viên nằm trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

Viettel có 3 công ty thành viên nằm trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

Tạp chí thế giới Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng (BXH) 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) có 3 công ty thành viên được xướng tên.

Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:40

'Hào khí Việt Nam - Sức Xanh lan tỏa': Lối sống xanh từ mỗi hành trình nhỏ

'Hào khí Việt Nam - Sức Xanh lan tỏa': Lối sống xanh từ mỗi hành trình nhỏ

Sau hơn hai tháng triển khai, “Hào khí Việt Nam - Sức Xanh lan tỏa”, chương trình tri ân lớn nhất của Xanh SM lan tỏa tinh thần sống xanh tới đông đảo người dùng Việt và nhận nhiều phản hồi tích cực.

Doanh nghiệp - 18/06/2025 15:02

Nikkei Asia: Dịch vụ taxi điện của GSM dẫn đầu Việt Nam, mở rộng sang Philippines

Nikkei Asia: Dịch vụ taxi điện của GSM dẫn đầu Việt Nam, mở rộng sang Philippines

Theo Nikkei Asia, Green and Smart Mobility (GSM) - thương hiệu taxi điện thuộc sở hữu của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, đã nhanh chóng vươn lên dẫn đầu thị trường nội địa chỉ sau hai năm hoạt động và bắt đầu mở rộng ra nước ngoài.

Doanh nghiệp - 18/06/2025 15:00