Siết chặt sở hữu chéo nhìn từ Luật các TCTD sửa đổi

Nhàđầutư
Các chuyên gia đều cho rằng, những quy định mới trong Luật Các TCTD sửa đổi nhằm siết lại sở hữu chéo, thao túng ngân hàng là cần thiết. Điều quan trọng sắp tới làm sao để tinh thần của luật đi vào cuộc sống.
ĐÌNH VŨ
28, Tháng 01, 2024 | 07:00

Nhàđầutư
Các chuyên gia đều cho rằng, những quy định mới trong Luật Các TCTD sửa đổi nhằm siết lại sở hữu chéo, thao túng ngân hàng là cần thiết. Điều quan trọng sắp tới làm sao để tinh thần của luật đi vào cuộc sống.

Giao dich Tien Coc tien 2

Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Ảnh: Trọng Hiếu

Loạt quy định khắt khe

Ngày 18/1/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, ngoại trừ một số điều khoản sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Các chuyên gia đánh giá, luật sửa đổi đã bổ sung các quy định khá chi tiết về giới hạn tỷ lệ sở hữu, giới hạn cấp tín dụng, công bố thông tin... với mục tiêu giảm tối đa tình trạng sở hữu chéo, thao túng ngân hàng. Điều này cũng được kỳ vọng sẽ giúp các tổ chức tín dụng hoạt động một cách thị trường hơn, công khai, minh bạch và chủ động hơn trong việc huy động và sử dụng vốn, từ đó giúp thị trường hướng tới bền vững.

Một số thay đổi chính trong luật sửa đổi nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo, thao túng hoạt động ngân hàng gồm:

1. Mở rộng đối tượng "người có liên quan"

Sửa đổi điểm D và bổ sung điểm G khoản 28 điều 4: Cá nhân người có liên quan là vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ; anh, chị, em cùng cha khác mẹ; anh, chị, em cùng mẹ khác cha; anh vợ, chị vợ, em vợ, anh chồng, chị chồng, em chồng, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha (sau đây gọi là vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em); ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; bác ruột, cô ruột, dì ruột, chú ruột, cậu ruộtvà cháu ruột;

Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, giám sát;

2. Quy định 1% phải công bố công khai thông tin

Bổ sung khoản 2, 5, 6 Điều 49 về Cung cấp, công bố công khai thông tin: Cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải cung cấp cho tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng phải công bốcông khai thông tin về họ và têncá nhân, tên tổ chức là cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng và thông tin quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận được thông tin cung cấp.

Đối tượng cung cấp, công bố công khaithông tin phải bảo đảm thông tin cung cấp,côngbố công khai trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời và phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp, công bố công khai thông tin đó.

3. Giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần

Sửa khoản 2 và khoản 3 Điều 63 về Tỷ lệ sở hữu cổ phần: Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. 

Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác.

4. Bổ sung đối tượng không được cấp tín dụng

Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 134 về Những trường hợp không được cấp tín dụng: Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng đó; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

5. Giảm giới hạn cấp tín dụng theo lộ trình

Sửa đổi Khoản 1, 2 Điều 136 về Giới hạn cấp tín dụng: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô không được vượt quá tỷ lệ: 14%-23% từ khi có hiệu lực đến năm 2026; 13%-21% từ năm 2026; 12%-19% từ năm 2027; 11%-17% từ năm 2028; 10%-15% từ năm 2029.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Để thực thi các quy định mới trong Luật Các TCTD sửa đổi sẽ có xáo trộn trong hoạt động cấp tín dụng và cơ cấu tổ chức của hầu hết các ngân hàng. Một số cổ đông tổ chức lớn tại ngân hàng sẽ buộc phải thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu nếu vượt quá 10% cổ phần. Cùng với đó cơ cấu hội đồng quản trị cũng sẽ có sự thay đổi theo tỷ lệ sở hữu.

Giới hạn cấp tín dụng cũng sẽ buộc các ngân hàng phải đa dạng hoá khách hàng, ngược lại, khách hàng cũng phải đa dạng hoá tổ chức cấp tín dụng.

Để tinh thần của luật đi vào thực tiễn

Đa số các ý kiến chuyên gia đều có chung nhận định rằng, những sửa đổi trong của Luật Các TCTD mới là cần thiết, hướng tới thị trường minh bạch và bền vững hơn.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI đánh giá các quy định mới tại Luật Các TCTD sửa đổi đều trói chặt hơn, khắt khe hơn so với quy định hiện hành nhưng khách hàng sẽ nhận được những tác động tích cực.

Luật sửa đổi bổ sung thêm quy định các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của TCTD phải cung cấp thông tin, đồng thời các TCTD phải thực hiện công bố công khai minh bạch thông tin của các cổ đông sẽ giúp cho NHNN dễ quản lý hơn. "Thậm chí ngay cả trường hợp xấu nhất như nhiều cổ đông liên kết với nhau để sở hữu cổ phần dưới 1%, thì dù có 10 người liên kết với nhau, tỉ lệ sở hữu cũng không quá lớn", ông Đức phân tích.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng cho rằng, sửa đổi của luật dựa trên nguyên tắc giảm tỷ lệ sở hữu sẽ giảm quyền lực của cổ đông trong một tổ chức, cũng là giảm rủi ro một nhóm cổ đông có thể thao túng ngân hàng.

Theo đó, trước đây tỷ lệ giới hạn là 15% thì cần 4 cổ đông lớn liên kết đã có thể thao túng hoạt động ngân hàng, khi tỷ lệ này giảm xuống 10% thì phải cần tới 6 cổ đông lớn để làm việc tương tự.

Tuy nhiên, với đặc thù các đại án lớn xảy ra trong ngành ngân hàng thời gian vừa qua, TS. Nguyễn Trí Hiếu băn khoăn, làm sao để đưa tinh thần của luật vào trong cuộc sống, để đạt được mục tiêu mà cơ quan quản lý hướng tới trong quá trình sửa đổi là giảm sở hữu chéo, thao túng hoạt động ngân hàng trên thực tế.

Theo đó, vị này cho rằng, giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu trong quy định thôi là chưa đủ mà phải có điều kiện đi kèm. Điều kiện đó là những quy định cụ thể về chế tài xử lý những trường hợp vi phạm khi khai báo không trung thực, vi phạm tỷ lệ sở hữu ngân hàng. "Hình phạt nặng nhất, sau nhiều lần cảnh báo có thể nên là rút giấy phép của ngân hàng đó", ông Hiếu khuyến nghị.

Về quy định mới trong yêu cầu công bố thông tin, ông Hiếu cho rằng, quy định này có thể giúp làm sáng tỏ hơn sở hữu và hoạt động ngân hàng. Điều này là cần thiết để hướng tới minh bạch, tạo sự tin tưởng của thị trường vào ngành ngân hàng. Cùng với việc mở rộng đối tượng liên quan, quy định về công bố thông tin với cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên sẽ giúp nhà đầu tư nhìn rõ hơn cơ cấu tổ chức của một ngân hàng.

Nhấn mạnh lại, ông Hiếu cho rằng những sửa đổi trong luật lần này nhằm siết lại sở hữu chéo sẽ giúp các ngân hàng trở lên minh bạch, trong sáng hơn và việc siết chặt hơn là cần thiết để hướng tới những thay đổi mang tính hệ thống và bền vững. Tuy nhiên, vị này cũng lưu ý trong quá trình xây dựng các nghị định thực thi luật cần bổ sung các quy định cụ thể về chế tài xử lý khi có vi phạm để tăng hiệu quả và tính răn đe của luật.

Về giảm giới hạn cấp tín dụng, đại diện một số công ty chứng khoán cho rằng quy định sẽ giúp đa dạng hóa danh mục tín dụng, giảm thiểu rủi ro đạo đức từ phía khách hàng và rủi ro nợ xấu cho các ngân hàng. Với lộ trình giảm dần tỷ lệ theo từng năm, các ngân hàng có quy mô lớn gần như không bị ảnh hưởng nhờ xu hướng tăng tỷ trọng cho vay nhỏ lẻ và tăng vốn trong nhiều năm qua.

Riêng các ngân hàng có vốn nhỏ và vừa, hoặc có tỷ trọng cho vay doanh nghiệp cao sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Vì lẽ, các ngân hàng này phải tuân thủ quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ