Sẽ báo cáo Thủ tướng tình hình triển khai thực hiện dự án BOT Bắc Giang Lạng Sơn

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công tại buổi kiểm tra thực tế dự án BOT Bắc Giang – Lạng Sơn ngày 10/11 vừa qua.
PHAN CHÍNH
13, Tháng 11, 2017 | 11:00

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công tại buổi kiểm tra thực tế dự án BOT Bắc Giang – Lạng Sơn ngày 10/11 vừa qua.

cong - thu - truogn

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công tại buổi kiểm tra dự án BOT Băc Giang - Lạng Sơn. Ảnh: Phan Chính

Tại công trường dự án, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công đánh giá cao nỗ lực của nhà đầu tư. Ông nói: “Đây là dự án vừa mới được tái khởi động lại vào giữa năm nay, sau khi nhà đầu tư cũ không đáp ứng được yêu cầu về tài chính nên phải thay thế nhà đầu tư mới”.

Ông Công yêu cầu chủ đầu tư cần phải phối hợp tốt với 2 địa phương có dự án đi qua là Bắc Giang và Lạng Sơn, tránh phát sinh gây thiệt hại cho nhà đầu tư, bên cạnh đó, cần thống nhất phương án đặt trạm thu phí BOT theo các phương án đã được tính toán trên cơ sở thống nhất với các địa phương.

Tại buổi làm việc Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2017.

Dự án này có tổng mức đầu tư 12.188 tỷ đồng, do Công ty CP BOT Bắc Giang – Lạng Sơn làm chủ đầu tư, triển khai theo hình thức hợp đồng BOT. Điểm đầu dự án Km 45+100 (giao QL 1, Sao mai, Chi Lăng, Lạng Sơn), điểm cuối Km108 + 500, nối với điểm cuối dự án QL 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang. Tổng chiều dài tuyến cao tốc 63,86 Km.

Theo dự kiến, dự án sẽ tiến hành hoàn thành hợp phần QL1 trước ngày 31/12/2017 và hợp phần cao tốc sẽ hoàn thành trước 31/12/2019. Để đảm bảo mốc thời gian đề ra, công tác giải phóng mặt bằng phải hoàn thành vào cuối năm nay.

Đây là dự án quan trọng, ngoài việc phục vụ phát triển kinh tế, tăng cường kết nối với nước bạn Trung Quốc, dự án này cũng được các địa phương rất mong đợi. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án bị chậm tiến độ, không đảm bảo yêu cầu giây bức xúc trong dư luận, cũng như ảnh hưởng tới lòng tin của các địa phương nơi dự án đi qua. Nguyên nhân chủ yếu của sự chậm trễ là do uy tín và năng lực tài chính của các nhà đầu tư trước đây hạn chế, chưa thu xếp được nguồn vốn cho thực hiện dự án.

Trước đó, Bộ GTVT cũng đã chỉ đạo tháo gỡ cho dự án tại các Thông báo kết luận cuộc họp số 132/TB-BGTVT ngày 19/4/2017; Thông báo cuộc họp kết luận số 141/TB-BGTVT ngày 24/4/2017. Từ đó, nhà đầu tư đã nỗ lực làm việc với Bộ GTVT, Ban ATGT, Ngân hàng Vietinbank để hoàn thiện các thủ tục pháp lý và đề xuất các giải pháp tháo gỡ nút thắt về tín dụng để tiếp tục triển khai dự án.

Ngày 11/5/2017, Vietinbank đã cấp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho dự án với giá trị 121,886 tỷ đồng (đảm bảo theo Hợp đồng BOT). Và đến ngày 31/5/2017, Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn (doanh nghiệp dự án) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) - Chi nhánh Hà Nội đã ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho dự án. 

Hiện, về tài chính của dự án, Nhà đầu tư đã ký hợp đồng tín dụng với Vietinbank là 10.169 tỷ đồng, đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện dự án.

Tỉ giá đang cập nhật
Điều chỉnh kích thước chữ